Phát hiện 3 nhà hàng ăn ở chùa Hương vi phạm an toàn thực phẩm
Cả 3 nhà hàng kinh doanh ăn uống trong khu vực chùa Hương (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) khi được kiểm tra sáng 14/2 đều tồn tại những vi phạm về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), trong đó 2 nhà hàng bị lập biên bản xử lý.
Sáng nay, 14/2, Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP số 1 của TP Hà Nội đã tái kiểm tra công tác bảo đảm ATTP tại lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức). Là lễ hội lớn nhất trong năm trên địa bàn Hà Nội, khu vực chùa Hương có gần 60 cơ sở kinh doanh thực phẩm nhưng đa phần là các cơ sở hoạt động thời vụ.
Du khách đang ngồi chờ tại nhà hàng Doanh Hạnh. Ảnh: DN
Cụ thể nhà hàng Doanh Hạnh và Năm Thành tets nhanh bát ăn không đạt yêu cầu và chưa xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc thực phẩm. Ngay lối vào 2 nhà hàng này, thực phẩm sống, chín để lẫn lộn trên bàn không được che đậy, bảo quản.Tại thời điểm kiểm tra sáng 14/2, đoàn liên ngành số 1 của thành phố do ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra thực tế 3 nhà hàng là Mai Lâm, Doanh Hạnh và Năm Thành, qua đó phát hiện nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm.
Khu vực rửa bát của 2 nhà hàng cũng tạm bợ, bát rửa xong được đặt ngay xuống đất. Riêng tại nhà hàng Doanh Hạnh qua xét nghiệm nhanh 10 mẫu bát có 9 bát rửa không sạch. Còn tại nhà hàng Năm Thành, tủ đựng những túi đá viên dùng liền lại để chung cả thực phẩm sống. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu huỷ bỏ toàn bộ những túi đá này để tránh nguy cơ ngộ độc hàng loạt.
Ông Trần Văn Chung, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Trưởng đoàn kiểm tra đã yêu cầu lập biên bản xử lý vi phạm đối với 2 nhà hàng có nhiều vi phạm là nhà hàng Doanh Hạnh và nhà hàng Năm Thành.
Video đang HOT
Trong đó, tại nhà hàng Doanh Hạnh, qua xét nghiệm nhanh 10 mẫu bát thì có 9 bát rửa không sạch. Còn tại nhà hàng Năm Thành, tủ đựng những túi đá viên dùng liền lại để chung cả thực phẩm sống. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu huỷ bỏ toàn bộ những túi đá này để tránh nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
D.Ngân
Theo baohaiquan
Chùa Hương sẵn sàng cho ngày khai hội
Ngày mai, ngày 10/2/2019 (tức mùng 6 Tết Kỷ Hợi), Lễ hội Chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội), một trong những lễ hội lớn nhất của năm chính thức khai hội.
Dù chưa khai hội, nhưng lượng khách đổ về chùa Hương vẫn rất đông.
Thông tin từ Ban tổ chức (BTC) Lễ hội chùa Hương năm 2019 cho biết, đến thời điểm này, các cơ quan chức năng vẫn tiếp tục tăng cường các công tác kiểm tra và đảm bảo cho lễ hội chùa Hương xuân Kỷ Hợi 2019 diễn ra văn minh, an toàn.
Dù chưa đến ngày khai hội, nhưng từ đầu năm mới, lượng du khách đi lễ đầu năm rất đông. Mùa lễ hội năm nay, di tích vẫn tiếp tục thực hiện miễn phí vé thắng cảnh trong 3 ngày, từ ngày mùng 4 đến mùng 6/2 (từ 30 tháng Chạp năm Mậu Tuất đến mùng 2 Tết Kỷ Hợi), và từ 0 giờ ngày 7/2, việc bán vé thắng cảnh tại di tích bắt đầu được thực hiện.
Thống kê từ BTC cho biết, chỉ tính riêng trong 3 ngày từ mùng 7 đến mùng 9/2/2019 (tức ngày mùng 3 đến mùng 5 Tết Kỷ Hợi), lượng khách đi lễ chùa, vãn cảnh đạt 124.350 lượt người, tăng 3.450 lượt người so với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến, trong ngày khai hội, sẽ đón trên 50.000 khách về trẩy hội.
Lễ hội chùa Hương 2019 sẽ chính thức khai hội sáng ngày 10/2/2019 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Kỷ Hợi) tại chùa Thiên Trù, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.
Theo đại diện BTC, mọi công tác chuẩn bị cho lễ hội đã hoàn tất, đảm bảo người dân có một mùa du xuân, lễ phật an toàn.
Chùa Hương đã sẵn sàng cho ngày khai hội.
Theo ông Nguyễn Bá Hiển, Phó Trưởng BTC lễ hội chùa Hương 2019, Trưởng Ban Quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay kéo dài, do vậy, lượng khách về trẩy hội chắc chắn sẽ đông.
Mùa lễ hội 2019, các loại vé thắng cảnh, vé thuyền đò, vé trông giữ xe ô tô, xe máy được quản lý theo quy định thống nhất. Đối với vé đi đò vẫn giữ nguyên giá là 50.000 đồng/người/lượt, khách hàng trực tiếp thanh toán cho người chèo đò. Duy nhất chỉ có một loại vé tăng giá đó là vé cáp treo 160.000 đồng/vé 2 chiều/người (tăng 20.000 đồng so với mọi năm)
Năm 2019 là năm đầu tiên huyện Mỹ Đức tổ chức lễ hội sau khi được Thủ tướng Chính phủ công nhận xếp hạng quần thể di tích thắng cảnh Hương Sơn - chùa Hương là Di tích quốc gia đặc biệt. Do vậy, lễ hội năm nay sẽ có nhiều đổi mới trong tổ chức triển khai.
Về dịch vụ, BTC lễ hội không bố trí các điểm kinh doanh ở nội tự các chùa, động, các đoạn đường hẹp hoặc vực sâu không an toàn, khu vực sân của nhà thường trực BTC tại Thiên Trù, sân ngoài cổng Nam Thiên Môn, khu vực sân cổng động Hương Tích. BTC cũng cấm quảng cáo và tổ chức các dịch vụ ăn uống chế biến từ động vật hoang dã trong khu vực lễ hội.
Hơn 300 gian hàng kinh doanh trong mùa lễ hội chùa Hương 2019 đều được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm. Các cơ sở kinh doanh có tủ bảo quan thực phẩm đặt ở vị trí phù hợp, không treo móc thịt các loại trong tủ và ngoài cửa hàng gây phản cảm, mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Riêng với đò vận chuyển khách, huyện Mỹ Đức đã tổ chức 4.000 đò hoạt động trên suối Yến, bảo đảm yêu cầu về an toàn đường thủy như phao cho du khách, bố trí giỏ đựng rác...
Để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, huyện Mỹ Đức đã huy động sự tham gia của hàng trăm chiến sĩ công an tham gia giữ gìn an ninh trật tự, phân luồng giao thông, tuần tra, kiểm soát, xử lý các đối tượng vi phạm pháp luật, trong đó chú trọng các đối tượng trộm cắp, móc túi... nhằm đảm bảo cho một mùa lễ hội an toàn.
Theo Phương Hà/Báo Tin tức
Hà Nội ra quân kiểm tra, ngăn thực phẩm bẩn ngày Tết Tăng cường công tác thanh kiểm tra, vận động, tuyên truyền các hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) là những giải pháp chủ yếu Sở Công Thương Hà Nội triển khai để đảm bảo cung ứng sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi...