Phát hiện 28 chiếc cồng chiêng quý ở Kon Tum
Công ty cổ phần Thép Đông Á được các ngành chức năng của trung ương cấp giấy phép cho khai thác vàng sa khoáng tại địa bàn xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Trong quá trình khai thác vàng sa khoáng, công ty này đã phát hiện một bộ cồng chiêng gồm 28 chiếc nằm sâu dưới lòng đất. Công ty cổ phần Thép Đông Á đã bàn giao toàn bộ số cồng chiêng quý cho UBND huyện Đăk Glei.
Theo_Dân việt
Chịu thua 2 công ty vàng nợ thuế 354 tỉ đồng?
Phó Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu 2 công ty vàng của Tập đoàn Besra nộp thuế nhưng chính quyền địa phương kêu trời vì khó thu
Video đang HOT
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, mới đây, ông Lê Phước Thanh, Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đã có văn bản chỉ đạo các sở, ngành liên quan thực hiện quản lý thuế đối với Công ty TNHH Khai thác Vàng Bồng Miêu và Công ty TNHH Vàng Phước Sơn (cùng thuộc Tập đoàn Besra). Trong đó, Cục Thuế tỉnh chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan yêu cầu 2 công ty nộp các khoản thuế, phí đúng hạn.
Tài sản còn gì mà kê biên!
Theo ông Ngô Bốn, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Quảng Nam, không dễ để thu được tiền nợ thuế của 2 công ty vàng nói trên. Trong khi đó, mới đây, Công ty TNHH Vàng Phước Sơn lại gửi văn bản đến UBND tỉnh và Cục Thuế tỉnh Quảng Nam cam kết sẽ nộp thuế trong vòng 12 tháng nhưng lại đưa ra hàng loạt "yêu sách", như: phải tính lại phí bảo vệ môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải cấp phép xuất khẩu cho các công ty, tháo gỡ cưỡng chế thuế...
Bên trong hầm khai thác vàng của Công ty Bồng Miêu Ảnh: QUANGNAM.GOV.VN
"Chúng tôi sẽ có văn bản trả lời không đồng ý với các điều kiện của công ty đặt ra vì những việc đó không thuộc thẩm quyền của cơ quan thuế địa phương. Các chính sách thuộc về Bộ Tài chính nhưng hiện Bộ Tài chính đã không xử lý theo kiến nghị của công ty nên chúng tôi cũng không chấp nhận. Đề nghị tháo dỡ cưỡng chế để công ty nộp thuế bắt đầu từ ngày sản xuất trở lại là không hợp lý vì tiền thuế và sản lượng có rồi mà không nộp là không được" - ông Bốn thẳng thắn.
Tính đến cuối năm 2014, 2 công ty trên đã nợ thuế trên 354 tỉ đồng (số tiền này sẽ tăng theo từng ngày vì bị phạt chậm nộp). Hiện tại, cả 2 công ty đang bị Cục Thuế tỉnh cưỡng chế bằng cách vô hiệu hóa hóa đơn. Theo luật định, đến tháng 5-2015, nếu Công ty Phước Sơn không chịu nộp thuế, cơ quan thuế mới áp dụng biện pháp kê biên tài sản, thu hồi giấy phép. Tương tự, Công ty Bồng Miêu phải đến tháng 11 mới bị thay đổi biện pháp cưỡng chế thuế.
"Nếu các công ty không nộp thuế thì cương quyết phải thực hiện kê biên, rút giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, trong trường hợp kê biên tài sản thì khả năng thu lại cũng chẳng được gì vì hầu hết tài sản công ty đã thế chấp cho ngân hàng" - ông Bốn trăn trở.
Bán vàng "chui"?
Ông Ngô Bốn cho biết thêm theo quy định, sau khi bị cưỡng chế thuế bằng cách vô hiệu hóa hóa đơn, mọi hoạt động mua bán của công ty sẽ không thực hiện được. Tuy nhiên, từ ngày 30-9-2014 đến nay, Công ty Bồng Miêu vẫn hoạt động khai thác bình thường. Nhiều thông tin cho rằng công ty này vẫn có thể bán được vàng.
"Nếu Bồng Miêu bán được vàng thì họ chỉ có bán "chui" thôi. Để tài nguyên thất thoát là trách nhiệm của cơ quan cấp phép hoạt động, cơ quan quản lý địa phương. Khả năng của cơ quan thuế được chừng nào thì chúng tôi đã làm hết sức rồi" - tuy khẳng định như trên nhưng ông Bốn cho biết sẽ thành lập đoàn kiểm tra về việc mua bán vàng của Công ty Bồng Miêu.
Ông Bùi Quang Minh - Chủ tịch UBND xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh (nơi đặt Nhà máy Vàng Bồng Miêu) - cho biết từ đầu tháng 10-2014 đến nay, mỗi ngày, hơn 100 công nhân vẫn làm việc tại Nhà máy Vàng Bồng Miêu. Tuy nhiên, địa phương không có thẩm quyền để kiểm tra, kiểm soát nên không rõ công ty này có xuất bán vàng hay không. Mới đây, UBND tỉnh Quảng Nam đã đồng ý chủ trương cho phép UBND huyện Phú Ninh đặt barie chốt chặn tại xã Tam Lãnh. Với barie này, huyện Phú Ninh hy vọng sẽ kiểm soát được hoạt động khai thác của các tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn, trong đó có Công ty Bồng Miêu.
Rút giấy phép đi chứ!
Liên quan đến vụ 2 công ty vàng nhập 60 tấn hóa chất "lạ" từ Trung Quốc, ngày 23-3, ông Phạm Bá Huyên, Trưởng Phòng Kỹ thuật an toàn - Môi trường Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam, cho biết đến nay, vẫn chưa rõ chất gì nên chưa thể xử lý.
Sau khi UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu xử lý, đơn vị đã phối hợp với các công ty vàng lấy mẫu gửi đi kiểm nghiệm. Tuy nhiên, các công ty vàng không chịu nộp tiền nên cơ quan kiểm nghiệm không xuất kết quả. "Họ không nộp tiền nên chúng tôi cũng chịu thôi. Với các công ty trên thì nên rút giấy phép chứ vô trách nhiệm như vậy là không được".
Theo ông Huyên, UBND tỉnh đã đồng ý cho sở lấy mẫu giám định độc lập xem chất gì rồi mới xử lý.
QUANG VINH
Theo_Người lao động
Giấy phép lái xe quốc tế được cấp vào tháng 8 Người có nhu cầu lấy giấy phép lái xe quốc tế có thể nộp hồ sơ qua mạng trên toàn quốc và nộp phí bằng cách chuyển khoản. Sáng 10/3, trao đổi với PV, ông Nguyễn Thắng Quân - Vụ trưởng Quản lý phương tiện và người lái, Tổng Cục đường bộ cho biết, đơn vị đang triển khai, xây dựng cơ sở,...