Phát hành cổ phần riêng lẻ: Đôi bên cùng có lợi
Mua cổ phần phát hành riêng lẻ là một trong những cách thức thường được áp dụng trong hoạt động M&A, bởi nó mang lại lợi ích cho cả hai phía: công ty mục tiêu và nhà đầu tư.
.
Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2020 của Công ty cổ phần Công trình giao thông Đồng Nai (mã chứng khoán DGT – UPCoM) thông qua kế hoạch phát hành riêng lẻ hơn 13,5 triệu cổ phiếu cho 3 nhà đầu tư chiến lược, với giá chào bán 12.000 đồng/cổ phiếu.
Nếu phát hành thành công, Công ty cổ phần Công trình giao thông Đồng Nai sẽ tăng vốn điều lệ từ 64,8 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng. Thời gian thực hiện sau khi nhận được chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán nhà nước, dự kiến trong quý IV/2020 đến quý I/2021. Cổ phiếu phát hành mới sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm kể từ ngày hoàn thành chào bán. Với nguồn vốn huy động được (dự kiến hơn 162 tỷ đồng), Công ty sẽ bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh và mua 50% cổ phần Mỏ đá trắng Quỳ Hợp – Nghệ An (150 tỷ đồng).
Trên thị trường, chốt phiên giao dịch sáng 7/9/2020, cổ phiếu DGT đứng tại mức giá 45.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, hơn 13,5 triệu cổ phiếu chào bán trên có mức giá chưa bằng 1/3 thị giá hiện tại của DGT.
Trong hoạt động M&A, việc nhà đầu tư mua cổ phần do công ty mục tiêu phát hành riêng lẻ là một trong những cách thức thường được áp dụng. Luật Doanh nghiệp (năm 2020), có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2021 quy định những điểm thay đổi cơ bản về việc phát hành cổ phần riêng lẻ của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng
Về nguyên tắc, công ty niêm yết hoặc chưa niêm yết đều có hai hình thức chào bán cổ phần cơ bản là chào bán cổ phần ra công chúng và chào bán cổ phần riêng lẻ. Pháp luật không quy định tỷ lệ số vốn mà doanh nghiệp muốn phát hành thêm, cũng không giới hạn số vốn mà doanh ngiệp được phép tăng trong 1 năm. Doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng các quy định đối với việc chào bán chứng khoán ra công chúng và chào bán riêng lẻ.
Lợi ích của việc phát hành cổ phần riêng lẻ
Video đang HOT
Về cơ bản, có ba hình thức chào bán cổ phần, đó là chào bán cổ phần cho các cổ đông hiện hữu, chào bán cổ phần ra công chúng và chào bán cổ phần riêng lẻ.
Luật Doanh nghiệp năm 2014 không giải thích thế nào là phát hành cổ phần riêng lẻ, nhưng Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã làm rõ vấn đề này. Theo đó, chào bán cổ phần riêng lẻ là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán để tăng vốn điều lệ và đáp ứng hai điều kiện: một là, không chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng; hai là, chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc chỉ chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Ví dụ, Công ty cổ phần ABC có 3 cổ đông là A, B, C được coi là phát hành cổ phần riêng lẻ khi công ty này phát hành thêm cổ phần để một người ngoài (không phải là các cổ đông A, B, C) mua thêm cổ phần của Công ty và dẫn đến vốn điều lệ của Công ty tăng lên. Điểm khác biệt lớn nhất khi phát hành cổ phần riêng lẻ so với các hình thức khác là vốn điều lệ của công ty tăng lên, có cổ đông mới tham gia và số lượng cổ đông mua cổ phần được hạn chế theo các điều kiện nhất định.
Việc phát hành cổ phần riêng lẻ sẽ có hai lợi ích cơ bản là dòng tiền đầu tư của nhà đầu tư sẽ được chảy vào công ty mà không phải là các cổ đông của công ty như hình thức chuyển nhượng vốn và nhà đầu tư/cổ đông cũng không phải chịu thuế khi thực hiện giao dịch.
Cơ sở pháp lý cho việc phát hành cổ phần riêng lẻ
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, có 3 điểm thay đổi cơ bản về việc phát hành cổ phần riêng lẻ của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng.
Thứ nhất, liên quan việc chào bán cổ phần riêng lẻ với cơ quan đăng ký kinh doanh, theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014, trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định chào bán cổ phần riêng lẻ, công ty phải thông báo việc chào bán cổ phần riêng lẻ với cơ quan đăng ký kinh doanh và chỉ có quyền bán cổ phần sau 5 ngày làm việc, kể từ ngày gửi thông báo mà không nhận được ý kiến phản đối của cơ quan đăng ký kinh doanh.
Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bãi bỏ quy định này nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp rút ngắn thời gian để hoàn tất giao dịch M&A khi thực hiện thủ tục chào bán cổ phần riêng lẻ. Doanh nghiệp chỉ phải thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi hoàn tất việc phát hành cổ phần riêng lẻ.
Thứ hai, về quyền ưu tiên mua cổ phần của cổ đông hiện hữu, theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014, thì việc thực hiện quyền ưu tiên mua cổ phần của các cổ đông hiện hữu không được thể hiện rõ, mà được hiểu rằng, cổ đông hiện hữu có thể được xem là đã từ bỏ quyền ưu tiên mua cổ phần mới khi nghị quyết của đại hội đồng cổ đông chấp thuận việc phát hành thêm cổ phần được thông qua.
Đến Luật Doanh nghiệp năm 2020, vấn đề này đã được làm rõ theo hướng: sau khi công ty quyết định phương án chào bán cổ phần riêng lẻ, thì cổ đông của công ty phải thực hiện quyền ưu tiên mua cổ phần; trường hợp cổ đông và người nhận chuyển quyền ưu tiên mua không mua hết, thì số cổ phần còn lại mới được bán cho người khác theo phương án chào bán cổ phần riêng lẻ với điều kiện không thuận lợi hơn so với điều kiện chào bán cho các cổ đông, trừ trường hợp đại hội đồng cổ đông có chấp thuận khác.
Trên thực tế, khi công ty mục tiêu cần huy động vốn từ các nhà đầu tư, thì vị thế đàm phán của nhà đầu tư cũng khác so với vị thế của cổ đông hiện hữu. Thông thường, nhà đầu tư sẽ chỉ giải ngân dòng vốn khi công ty mục tiêu đảm bảo các điều kiện nhất định về cả khía cạnh pháp lý cũng như tài chính, thương mại. Do đó, việc nhà làm luật cho phép đại hội đồng cổ đông công ty được chủ động đặt ra các điều kiện cho nhà đầu tư, kể cả thuận lợi hơn so với cổ đông hiện hữu, là việc rất cần thiết, nâng cao sự chủ động cho doanh nghiệp và nhà đầu tư khi thực hiện giao dịch M&A theo thủ tục chào bán cổ phần riêng lẻ.
Thứ ba, về việc mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, Luật Doanh nghiệp năm 2014 không quy định rõ, trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện M&A theo hình thức chào bán cổ phần riêng lẻ, thì có cần phải áp dụng thủ tục xin chấp thuận của sở kế hoạch và đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư hay không. Điều này đã gây ra một số lúng túng trong thời gian đầu khi thi hành Luật.
Bằng việc khẳng định, nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần chào bán riêng lẻ phải làm thủ tục về mua cổ phần theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã xác định cụ thể các bước mà nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho nhà đầu tư và doanh nghiệp khi áp dụng pháp luật.
Với những thay đổi mang tính đột phá, hy vọng rằng, Luật Doanh nghiệp năm 2020 sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho nhà đầu tư, doanh nghiệp yên tâm đầu tư, qua đó phát triển hơn nữa thị trường M&A ở nước ta, vốn còn rất nhiều tiềm năng và dư địa.
Tại Thái Lan, tổng số tiền huy động qua phát hành riêng lẻ không được quá 20 triệu bath và cho dưới 35 người. Trong khi đó, tại Mỹ, nếu phát hành riêng lẻ, thì không được quảng cáo bằng các phương tiện thông tin đại chúng cũng như hội thảo rộng rãi; và nếu các nhà đầu tư tham gia mua không mang tính chuyên nghiệp, thì số lượng không được vượt quá 35 người và phải cử ra một đại diện mua.
Chủ tịch UBCK Trần Văn Dũng: Lúc mới có thị trường chứng khoán dùng các từ "đầu cơ", "môi giới"... rất nhạy cảm
"Tuy Thị trường Chứng khoán tròn 20 năm hoạt động, nhưng thực ra trước đó phải trải qua nhiều năm chuẩn bị. Trên chặng đường đó, có nhiều chuyện vui buồn...".
Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bắt đầu buổi chia sẻ với báo giới diễn ra chiều nay, ngày 15/7, trước thềm Thị trường Chứng khoán tròn 20 năm phát triển vào ngày 20/7.
Theo ông Dũng, tuy giai đoạn đầu thực sự khó khăn và vất vả, nhưng khi định hướng, chuẩn bị tốt và vượt qua được khó khăn, thì giai đoạn sau phát triển thuận lợi. Đến bây giờ cảm thấy là bình thường, nhưng để có được Thị trường Chứng khoán như hôm nay, đó là sự quyết tâm, lòng dũng cảm của các thế hệ lãnh đạo đi trước.
"Mỗi giai đoạn có cái khó khác nhau. Chẳng hạn như giai đoạn ban đầu, khi chúng tôi viết chính sách ngại dùng các từ 'môi giới', 'đầu cơ' vì nhạy cảm. Nay thị trường quen nên thấy bình thường...", ông Dũng nói.
Hay như khi muốn triển khai ý tưởng xây dựng thị trường trái phiếu chính phủ theo phương thức đấu thầu tập trung và niêm yết, thì gặp không ít cái khó trong bối cảnh hầu hết trái phiếu được bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước. Có nghĩa là khi triển khai ý tưởng mở này, thì nhiều cán bộ làm việc ở bộ phận phân phối trái phiếu của hệ thống Kho bạc trên cả nước có nguy cơ... mất việc.
Thế nhưng, sau khi thuyết phục về những lợi ích cho đất nước, cho ngân sách, thì Chính phủ chỉ đạo làm. Nhờ đó đến nay mang lại nhiều kết quả tích cực. Qua đó, giúp chủ động hơn về ngân sách cho đầu tư phát triển, lãi suất huy động trái phiếu luôn giảm, từ mức bình quân 8% cho loại trái phiếu có kỳ hạn 5 năm cách đây vài năm, nay xuống dưới 2%...
Liên quan đến đường hường phát triển Thị trường Chứng khoán trong 10, 20 năm tới, người đứng đầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, nhiệm vụ trọng tâm là đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành trong năm 2021, trên cơ sở đó mở đường cho triển khai một loạt sản phẩm, dịch vụ mới như bán chứng khoán chờ về, mua bán chứng khoán trong ngày, triển khai mô hình Đối tác thanh toán bù trừ trung tâm (CCP)......
Để cải thiện khả năng hút vốn ngoại cho Thị trường Chứng khoán Việt Nam, Chính phủ yêu cầu ngành chứng khoán phải thành công trong các bước cải cách nhằm nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi trước năm 2023.
Cùng với sự cộng hưởng của hệ thống công nghệ mới được đưa vào vận hành trong năm tới, với bộ 3 luật gồm Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư cùng có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 sẽ tháo gỡ nhiều rào cản cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia Thị trường Chứng khoán Việt Nam, cộng với uy tín của Việt Nam đang gia tăng trên trường quốc tế, ngành chứng khoán đặt mục tiêu hoàn thành nâng hạng thị trường trước thời điểm Chính phủ yêu cầu.
Nhiệm vụ trọng tâm nữa là thúc đẩy quản trị công ty, áp dụng chuẩn mực quốc tế trong lập và công khai báo cáo tài chính. Trong đó, trước mắt là áp dụng thí điểm chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) với các doanh nghiệp niêm yết, đồng thời thúc đẩy thực thi chuẩn mực mới về quản trị công ty... Cùng với đó là đưa vào vận hành thị trường trái phiếu doanh nghiệp chuyên biệt, nhằm tạo ra kênh dẫn vốn hiệu quả và minh bạch hơn cho doanh nghiệp.
"Với Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn đang xây dựng có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, tuy vẫn còn những điều chưa thực sự mang tính cải cách đột phá, nhưng so với quy định hiện hành có tốt hơn, phù hợp với thực tiễn, chúng tôi tin Thị trường Chứng khoán sẽ có diện mạo mới trong giai đoạn phát triển 10-20 măm tới...", ông Dũng lạc quan.
Kuwait được nâng hạng từ tháng 11/2020, cơ hội vốn ngoại chảy mạnh hơn vào chứng khoán Việt Nam Vào 3h sáng ngày 24/6/2020, MSCI đã công bố Báo các xếp hạng thị trường năm 2020. Trong báo cáo, Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm thị trường cận biên (Frontier Market). Trước đó, SSI Research cho biết rằng, khả năng nâng hạng thị trường sẽ rõ hơn kể từ năm 2021 đối với Việt Nam khi nhiều văn bản pháp lý...