Phát động tết trồng cây tại nơi ra đời Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc
Lễ trồng cây diễn ra tại Di tích nơi ra đời Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc thuộc xã Bình Thành, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
Thái Nguyên là địa phương đi đầu trong triển khai số hóa, ứng dụng công nghệ trong việc trồng, quản lý, chăm sóc, theo dõi việc phát triển rừng. Ảnh: TL .
Ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương cùng các cán bộ của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh dự Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Tân Sửu năm 2021, hưởng ứng Chương trình trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025.
Ông Nguyễn Xuân Thắng đánh giá cao hoạt động có ý nghĩa này, nhất là lại diễn ra tại đúng nơi khởi nguồn của sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ thường xuyên của Trung ương Đảng. Ông Thắng biểu dương sáng kiến của tỉnh Thái Nguyên về số hóa, ứng dụng công nghệ trong việc trồng, quản lý, chăm sóc, theo dõi việc phát triển rừng, góp phần tăng độ che phủ và giá trị của rừng vào phát triển kinh tế nói chung.
Theo ông Trịnh Việt Hùng – Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh Thái Nguyên đã trồng được 30.905 ha rừng tập trung, gần 4 triệu cây phân tán. Công tác bảo vệ, phục hồi, tái sinh rừng tự nhiên, rừng đặc dụng ngày càng tốt hơn, phát triển rừng sản xuất theo hướng cây gỗ lớn, dần hình thành rừng sản xuất tập trung gắn với cơ sở chế biến, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hưởng ứng Chương trình trồng mới 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động, tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng và triển khai số hóa trong quản lý cây xanh; tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho tổ chức, cơ quan, đơn vị và mọi người dân.
Video đang HOT
Đồng thời coi đây là nhiệm vụ chính trị, trách nhiệm thường xuyên của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhằm hướng tới thực hiện xã hội hóa việc trồng rừng, trồng cây xanh phân tán, đưa lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.
Việt Nam không có lý do gì không thể lập nên những kỳ tích
"Việt Nam không có lý do gì không thể lập nên những kỳ tích kiểu "thần kỳ Nhật Bản", "kỳ tích sông Hàn"...", Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh.
Tại cuộc họp báo thông tin về Đại hội XIII của Đảng chiều 22/1, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng cho hay, từ Đại hội X đến nay đều có chủ đề với 5 thành tố (về Đảng, dân tộc, phương châm, định hướng, chủ trương phát triển và mục tiêu).
Theo ông Thắng, việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhiệm vụ ngăn chặn tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hoá trong nội bộ hiện nay đã mang lại những kết quả tích cực.
Cùng với phòng chống tham nhũng, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được tiếp tục để chúng ta có thể huy động các nguồn lực cho sự phát triển; ngăn chặn, răn đe, sắp xếp tổ chức bộ máy theo tinh thần xây dựng Đảng là then chốt.
"Đây là nội dung cần phải được nhấn mạnh để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng", ông Thắng nói.
Ông Nguyễn Xuân Thắng phân tích chủ đề đại hội.
Về thành tố đoàn kết và dân tộc nhấn mạnh yêu cầu khơi dậy khát vọng phát triển của toàn dân tộc, gắn với sức mạnh của thời đại. Ông Thắng cho hay, truyền thống yêu nước, văn hoá, bản lĩnh của con người Việt Nam chính là sức mạnh. Việc chiến thắng dịch Covid-19 vừa qua là một minh chứng dễ thấy nhất.
Ông Nguyễn Xuân Thắng nêu rõ, chúng ta phải thích ứng được với những thay đổi của quốc tế và khu vực, dựa trên những chuẩn mực để có thể khai thác cả nguồn lực trong và ngoài nước.
Phương châm, quan điểm xuyên suốt ở thành tố trên là phải tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, không được dừng lại.
Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương chỉ ra, việc giữ môi trường hoà bình là điều kiện vừa xây dựng, vừa bảo vệ tổ quốc, kiên định với cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng, bảo vệ sự nghiệp của chúng ta.
Mục tiêu hướng tới lần này rất rõ. Chúng ta có tầm nhìn xa hơn, tới mốc 100 năm thành lập nước, Việt Nam phải trở thành một nước phát triển, thu nhập cao. Đi trên con đường đó có những lộ trình rất cụ thể.
Năm năm tới, kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.
"Hiện thu nhập chúng ta đạt khoảng 2.800 USD/người; 5 năm tới, với nỗ lực đang hoàn toàn có thể đạt được 4.500- 5.000 USD/người.
Tương tự, trong 10 năm tới, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, chúng ta ở mức đang phát triển thu nhập trung bình cao, mức thu nhập được xác định từ 4.046 - 12.535 USD theo chuẩn mực quốc tế", ông Thắng bày tỏ hy vọng.
Ông cho rằng, đây không phải là chuẩn mực duy nhất đánh giá trình độ của một quốc gia, đó chỉ là chỉ tiêu thu nhập mang tính bao quát để chúng ta có cách nhìn nhận, so sánh, định vị Việt Nam với thế giới.
Đó là cách Việt Nam đã đặt mình, xác định mình ở đâu, mức nào để nỗ lực phấn đấu, thực hiện việc phát triển đất nước.
"Việt Nam không có lý do gì không thể lập nên những kỳ tích kiểu "thần kỳ Nhật Bản", "kỳ tích sông Hàn"... được", ông Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh.
Ông chia sẻ thêm, trong lời hiệu triệu của Văn kiện nêu rõ: Với nỗ lực, quyết tâm, chúng ta hoàn toàn có thể lập nên những kỳ tích phát triển mới cho Việt Nam.
Nhiều cán bộ lão thành gửi thư đến Tổng Bí thư góp ý về bố trí cán bộ Nhiều cán bộ lão thành, cựu chiến binh, các nhà khoa học gửi thư đến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị xem xét, cân nhắc thật kỹ lưỡng vấn đề bố trí cán bộ để tránh tình trạng như thời gian qua. Trao đổi với VietNamNet về kết quả lấy ý kiến nhân dân trong gần một tháng qua vào dự...