Phát điên vì bệnh nhờ vả, vòi vĩnh không giới hạn của chị em chồng
Nhiêu lần tôi bực bội thậm chí nhiều khi cáu tiết tôi còn chửi đổng một mình vì phát điên với sự vòi vĩnh và nhờ vả không có giới hạn của “giặc bên Ngô”.
Ảnh minh họa
Chưa cưới đã lạm dụng “nhờ vả”
Tôi và anh đều gặp nhau ở dưới Hà Nội. Anh vừa đi học vừa đi làm. Còn tôi thì đi làm ở một công ty truyền thông. Lương của tôi không phải quá cao, nhưng cũng không phải quá thấp vì thế, tôi cũng đủ đầy ngay cả khi vẫn phải thuê nhà ở Hà Nội này. Nhưng tất nhiên, tôi không được dư dả.
Chúng tôi yêu nhau hoàn toàn tự nguyện. Anh hơn tôi 3 tuổi. Quê anh ở Thạch Thành – một vùng núi đồi của Thanh Hóa. Còn quê tôi thì ở gần đây hơn và cách Hà Nội khoảng 40km. Anh là một chàng trai khá hiền lành, không biết đàn đúm chơi bời. Chỉ biết lo làm và lo học lên cao hơn.
Tuy nhiên, từ ngày về nhà anh chơi và ra mắt bố mẹ chị em nhà anh, cuộc sống của tôi bị thay đổi chóng mặt. Nhà anh chỉ có bố mẹ và 2 chị em gái. Chị gái anh là giáo viên nhưng đã lấy chồng gần đó. Còn em gái anh là kế toán một công ty gần nhà, do lấy chồng bộ đội nên vợ chồng em gái anh ở hẳn với ông bà ngoại. Từ ngày về nhà anh chơi, do 2 chị em gái anh đã biết tôi là người yêu của anh ở dưới này nên thường xuyên gọi điện hỏi thăm hay nói chính xác hơn là thường xuyên gọi điện “nhờ vả”. Lúc đầu, tôi rất lấy làm vui vì nghĩ chị em làm như vậy tôi càng có cơ hội tiếp chuyện gần gũi và tự nhiên hơn.
Nhưng sau khi điệp khúc nhờ vả cứ lặp lại quá nhiều lần. Điều này làm tôi dần khó chịu ghê gớm. Lúc thì chị gái anh gọi điện: “Em ơi, mua hộ chị 2 bộ vải lanh mặc ở nhà cho mát, ở trên này vải lanh cũng có nhưng chẳng đẹp và xịn như ở dưới đó gì cả”. Khi thì em gái anh gọi điện: “Chị ơi, mua cho em một chiếc váy bầu nhé, ở đây váy bầu chả có cái nào đẹp, chất liệu vải tồi lắm”… Rồi ngay cả từ những chiếc băng vệ sinh, cuộn giấy bọc thức ăn trong tủ lạnh, cái máy xay sinh tố… 2 chị em cũng nhờ vả đặt mua như thể họ đã sẵn có cái tính nhờ vả người khác từ lúc sinh ra rồi.
Nhưng nếu mọi chuyện dừng lại ở đấy thì tôi cũng chẳng dám kêu ca. Vì có thể ở trên đó mọi thứ không sẵn có như dưới Hà Nội. Song điều đáng nói là, mỗi lần 2 chị em người yêu tôi nhờ vả mua xong. Tôi gửi hàng lên thì không bao giờ thấy hai chị em đả động đến chuyện tiền nong trả lại cho tôi. Họ cũng tiết kiệm lời cảm ơn đến mức không gọi điện, chat chit cho tôi lấy một lời cảm ơn nào đại loại như: “Chị cảm ơn” hay “Em xin”…
Ngày đó, tuy rất khó chịu, nhưng do vẫn là bạn gái của anh nên tôi cũng rất ngại kêu ca, phàn nàn với người yêu vì sợ anh đánh giá tôi nhỏ nhen này nọ. Thế là nhiều khi tôi lại tự an ủi mình. Tôi đã nghĩ rằng có khi chị em họ lợi dụng tôi là người yêu của em / anh trai họ nên mới nhờ vả tự nhiên như vậy.
Là người một nhà càng vô tư và liên hoàn “vòi vĩnh”
Chúng tôi yêu nhau được khoảng 2 năm thì quyết định tổ chức đám cưới. Sau đám cưới, tôi mang bầu luôn. Cứ tưởng khi mang bầu nặng nhọc các chị em chồng sẽ thương cái thân nặng nề này mà ngừng vòi vĩnh hay nhờ vả. Nhưng hình như tôi đã lầm, tần suất nhờ vả của họ càng tăng lên vì tôi đã là người một nhà.
Lúc tôi mang bầu và ngay cả khi tôi đã sinh em bé, em chồng và chị chồng tôi hầu như không bao giờ gọi điện hỏi thăm xem vợ chồng tôi thuê nhà sống ở trên này thế nào, có bị ốm nghén không, em bé ngoan không?… Thế nhưng không tháng nào mà chị chồng, em chồng lại không gọi điện nhờ vả tôi mua hộ một cái gì đó. Lúc thì, “Em xem ở dưới đấy có cái tủ lạnh nhà ai thanh lý thì tìm mua giúp anh chị một cái”. Lúc lại: “Em có biết ở đâu bán máy giặt cũ thì mua rẻ hoặc xin cho chị nhé!”. Lúc thì: “Cháu sắp vào lớp 1 rồi, cậu mợ dưới đấy mua tặng cháu một cái cặp sách”….
Hay với cô em chồng đang có con mấy tháng tuổi thì gọi điện bảo “Chị ơi, em cu trên này hơn 7 tháng rồi, chị mua cho em cái xe đẩy cho cháu nhé. Mua loại nào có lốp cao su, nhẹ mà chắc ấy ạ”. Hoặc: “Cháu tháng này đã ăn gần hết 9 gói bột Thành Râu rồi, cuối tháng này chị lại mua hộ em nhé!”; Hay “Dạo này em gầy quá, em muốn mua thuốc tẩm bổ, chỉ xem vào viện 103 gần đó mua hộ em mấy loại thuốc uống xem có cải thiện được không” … Cứ thế, từ những vật dụng nhỏ nhất hàng ngày đến bất kể cái gì, tôi cũng luôn bị chị/ em chồng gọi điện nhờ vả mua hộ.
Video đang HOT
Mà khi mua hộ, những cái đồ vật lớn thì họ còn trả tiền, còn hầu hết những đồ vật vài trăm ngàn đồng, họ cứ lờ lớ lơ đi như thể vợ chồng tôi phải có nghĩa vụ mua cho họ ấy. Thậm chí có lần mua một cái gì đó về, khi đưa cho chị em chồng tôi còn nói hẳn giá tiền mua cho rất rõ ràng: Cái này thì em cho anh chị này. Cái này thì em cho cháu. Cái này thì em mua hết bao nhiêu tiền này… Nhưng rồi đến khi tôi về, chị em chồng cũng cứ lờ đi không đưa tiền trả?!
Thậm chí nhờ mua cho bản thân đã đành, chị em chồng còn nhiều lần nhờ em dâu/ chị dâu mua giúp hộ bà hàng xóm hay cô giáo của con trai/ con gái họ những thứ như thuốc thang, vật dụng gia đình… Trong khi nhà cách đấy hàng hơn trăm km, nếu có mua về được thì cũng phải gửi ô tô về và trả tiền ô tô. Nhưng lần nào cũng vậy, họ cứ lờ đi việc trả tiền.
Nhiều lần, tôi cũng mang những khó chịu này để chia sẻ với chồng. Nhưng lần nào chồng tôi cũng gạt đi lần đó bảo có đáng bao nhiêu. Mua cho chị cho em thì có gì mà sợ thiệt. Trong khi đó lương của chồng tôi chỉ được 3 triệu/ tháng do vừa đi học vừa đi làm. Lương của tôi thì 6 triệu/ tháng. Nhưng ở Hà Nội này, chúng tôi vừa phải nuôi con nhỏ, vừa phải thuê nhà và chi tiêu đủ thứ cho cuộc sống hàng ngày thì với mức thu nhập ấy, chúng tôi chỉ lo liệu được đủ ăn tiêu. Chưa kể, thường xuyên nhờ vả như thế, nhưng họ lại rất kiệm cả câu cảm ơn thông thường. Điều này khiến tôi rất bức xúc và ức chế. Nói thật, tôi cũng đâu đến nỗi ky bo gì với nhà chồng. Nhưng thực sự, cuộc sống của vợ chồng tôi cũng khá khó khăn, với lại mua sắm cho bố mẹ chồng thì tôi không bao giờ tiếc nhưng cứ cái kiểu nhờ vả cha ra nhờ vả, vòi vĩnh chả ra vòi vĩnh này khiến tôi mệt mỏi.
Hiện, chị em chồng có việc gì đó vẫn cứ gọi điện nhờ vả vợ chồng tôi. Tôi thì đã cảm thấy quá mệt mỏi vì điều này rồi nhưng nhiều khi vẫn phải nhận lời dù trong lòng thực sự không muốn tiếp tục điều này nữa. Có khi họ nhờ mua là các đồ vật quen thuộc mà tôi nghĩ chắc chắn ở trên đó cũng có như đậu đỏ, phô mai cho bé, xe đẩy… Tôi thẳng thừng từ chối bảo mua trên đó cũng được hoặc tôi giả bộ không biết chỗ mua….Nhưng ngay cả khi đã từ chối khéo, chị em chồng vẫn cò quay nhờ vả, bảo là gắng mua giùm vì trên đấy có nhưng không tốt, không rẻ và không đẹp bằng. Nhiều khi ức chế quá, tôi còn nửa đùa nửa thật nói trong điện thoại: “Hay là anh chị/ em ở trên đó lúc nào có điều kiện chuyển về Hà Nội mà sống cho mua bán cái gì cũng tiện”.
Giờ tôi phải làm thế nào đây với chị/ em chồng lúc nào cũng có bệnh nhờ vả, vòi vĩnh. Tôi cũng nói với chồng rồi, chồng tôi chẳng những gạt đi mà đôi lúc còn bảo tôi là ích kỷ, tính toán. Nhiều lúc hai vợ chồng tôi giận nhau cũng chỉ vì bàn luận đến “Giặc bên ngô” thôi. Tôi đau đầu quá, làm dâu sao tôi lại khổ sở và nặng gánh với chị em chồng thế?
Theo Afamily
10 sai lầm ngớ ngẩn phụ nữ hay mắc sau khi kết hôn
Sau khi kết hôn, cuộc đời của bạn gần như bước vào một giai đoạn mới với rất nhiều thử thách trước mắt. Chính vì vậy, bạn nên biết những sai lầm mà phụ nữ thường mắc phải là gì để có thể "điều khiển" cuộc sống hôn nhân một cách trôi chảy hơn.
1. Bạn đợi chồng lên tiếng về nhu cầu của anh ấy, đặc biệt là "chuyện ấy"
Đàn ông luôn muốn tỏ ra mình là người mạnh mẽ, đặc biệt họ không thích thừa nhận mình bị phụ thuộc. Nếu anh ấy cảm thấy bạn quá bận rộn hoặc không sẵn sàng lắng nghe những mong muốn của mình, anh ấy sẽ giữ trong lòng và cảm thấy khổ sở. Lời khuyên của các chuyên gia là hãy hỏi về những điều anh ấy muốn.
2. Cho rằng: "Lấy anh ấy chứ đâu phải lấy gia đình anh ấy."
Rất nhiều phụ nữ có suy nghĩ như vậy. Khi yêu nhau bạn cũng có tìm hiểu gia cảnh của anh ấy, nhưng lúc ấy thì không để ý nhiều lắm. Lúc nào bạn cũng nghĩ rằng mình lấy anh ấy chứ đâu có lấy gia đình anh ấy, vì vậy mà luôn có suy nghĩ gia đình anh ấy chẳng có liên quan gì với mình.
Suy nghĩ này thoạt nghe thì cũng có lý đấy, tuy nhiên bạn cần phải biết rằng cuộc đời của một con người luôn có những dấu ấn trưởng thành của họ. Thói quen gia đình chính là một thói quen của cả đời luôn hằn trong tiềm thức của mỗi người.
Những thói quen được hình thành từ khi còn bé ở anh ấy sẽ đi theo anh ấy suốt cả cuộc đời, rất khó thay đổi. Do đó, lấy một ai đó, không đơn thuần là chỉ lấy có riêng mình anh ấy, mà còn là lấy cả dấu ấn trưởng thành cũng như là toàn bộ gia đình của anh ấy.
3. Chỉ chăm chăm nhìn vào những việc xấu của nhau
Một trong những nguyên nhân khiến hôn nhân đổ vỡ là do vợ hoặc chồng bạn có cái nhìn tiêu cực trong hôn nhân, chỉ chăm chăm nghĩ đến những điều tồi tệ nhất, những cái xấu nhất của vợ/chồng. Sau khi cố gắng thay đổi những tật xấu của chồng nhưng không thành, phụ nữ có xu hướng chấp nhận thực tế và bắt đầu nhìn chồng với con mắt tiêu cực.
Sau khi có cái nhìn tiêu cực, phụ nữ không còn thấy được sự nỗ lực của chồng và những mặt tích cực của chồng. Để lấy lại hạnh phúc cho cuộc hôn nhân của bạn, hãy nhìn mọi việc trong nhà theo hướng tích cực. Tình cảm của hai vợ chồng sẽ trở nên nồng nàn hơn khi chúng ta nhìn nhau với cặp kính màu hồng.
4. Một mình bạn cố gắng hàn gắn hôn nhân
Việc hàn gắn hôn nhân không thể đến từ một phía. Hãy tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia để khiến bạn đời của bạn hợp tác trong việc giải quyết mâu thuẫn của 2 người.
5. Bạn suy diễn ý nghĩ của chàng
Bạn không bao giờ thảo luận với chồng về vấn đề tài chính vì bạn biết chồng sẽ nói nói gì? Việc suy đoán suy nghĩ của đối phương sẽ tạo ra cãi vã giữa 2 người. Hãy chia sẽ những lo lắng và dự định của bản thân và hỏi ý kiến của anh ấy. Bạn nên đưa ra những băn khoăn để anh ấy giúp bạn tháo gỡ thay vì bắt đầu bằng đối thoại.
6. Trở nên xuề xòa
Một nhà tâm lý học ở Denver, Colorado, Hoa Kỳ nói: "Khi kết hôn, một số phụ nữ trở nên xuề xòa và sẵn sàng từ bỏ ước muốn trước đó của mình". Dễ dãi khiến phụ nữ không phải là một phần của cuộc hôn nhân mà chỉ là một phụ kiện tô điểm cho hôn nhân, tuy nhiên trớ trêu là phụ nữ không nhận ra điều này.
Do đó, đừng đánh mất mình khi kết hôn. Bạn không cần phải ăn mặc như lên thảm đỏ hàng ngày, nhưng cần ăn mặc gọn gàng trong mắt chàng.
7. Nói nhiều
Trong suy nghĩ của hầu hết phái nữ, khi chồng làm sai thì phải liên tục nói, "nhai lại" để chồng nhớ mà thay đổi. Lúc này trong mắt cánh đàn ông, các bà vợ như một "con vẹt", suốt ngày cằn nhằn khiến họ mệt mỏi. Thậm chí với nhiều cánh đàn ông, việc vợ cằn nhằn nhiều làm họ căng thẳng và không đủ sáng suốt để nhận ra mình đã sai ở đâu sau "bài ca" bất tận của vợ.
Sau khi ca thán, phụ nữ thường kết luận chồng vô tâm, không chịu rút kinh nghiệm và sửa đổi vì không nhìn thấy chồng thay đổi sau khi mình đã "rát cổ rát họng" nói chồng. Kết quả là mối quan hệ vợ chồng trở nên ngột ngạt. Tuy nhiên, các chị em cần biết, đàn ông không giống phụ nữ. Đàn ông chỉ dễ nhận thức những thứ đơn giản, lôi cuốn và bí ẩn, do đó, nếu muốn "điều khiển" các ông chồng, các chị em không cần quá nhọc công.
8. Dùng sex để "dạy cho chồng bài học"
Một số phụ nữ sử dụng tình dục như một công cụ để trừng phạt người đàn ông của mình, điều này thực sự sai lầm.
Tình dục là một phần thiêng liêng nhất của hôn nhân. Bất cứ ai sử dụng nó để kiểm soát bạn tình thì thật ngớ ngẩn và sai lầm sẽ càng chồng chất. Vì thế khi có mâu thuẫn bạn và chồng nên ngồi lại với nhau, cùng thảo luận cởi bỏ những khúc mắc chứ không nên dùng cách này.
9. Cố gắng kiểm soát chồng
Một than phiền phổ biến của đàn ông có gia đình là việc người vợ cố gắng kiểm soát họ. Bạn không thể tưởng được đây là sai lầm lớn nhất trong hôn nhân mà không ít phụ nữ đang làm. Đừng nghĩ khi kết hôn mình là chủ nhân của anh ấy.
Cần phải biết rằng anh ấy không phải là tài sản riêng của bạn, anh ấy không chỉ thuộc về gia đình nhỏ bé của bạn, mà anh ấy còn thuộc về bố mẹ, họ hàng và bạn bè của anh ấy. Do đó, đương nhiên bạn phải chia sẻ anh ấy với họ.
Khi bạn yêu ai và muốn lấy người ấy làm chồng thì bạn phải chuẩn bị sẵn tâm lý này. Bạn không chỉ lấy có riêng anh ấy mà bạn còn lấy cả thói quen sống, quan hệ gia đình và quan hệ xã hội của anh ấy.
10. Tin rằng có thể thay đổi một người đàn ông
Phụ nữ có xu hướng dễ thoả hiệp với những đặc điểm họ không thích ở một người đàn ông và tự bảo chính họ rằng "Anh ta sẽ thay đổi" hay "Tôi sẽ để ý đến điều đó".
Nếu một người phụ nữ thành công khi thay đổi một người đàn ông thì người đàn ông ấy thường không đáng tin cậy, không có chính kiến và dễ phụ thuộc. Bởi vậy phụ nữ cần chấp nhận và tận hưởng những khác biệt giữa họ hoặc tạo ra một môi trường khuyến khích người đàn ông của họ tự nhận thức ra vấn đề để quyết định nên như thế nào cho có lợi nhất.
Theo VNE
Cuộc chiến "lên chức" của "người thứ 3" "Chỉ cần cô trở thành vợ của anh thì mọi thứ sẽ ổn thỏa hết. Chỉ cần cô được thăng chức từ &'người thứ 3' lên thành &'người thứ 2', đánh bật được vợ anh ra thì lẽ phải sẽ thuộc về cô!" - cô đã nghĩ như thế khi bắt đầu lên cho mình kế hoạch soán ngôi. Nhung uất ức lắm...