Phạt 7 năm tù phóng viên tống tiền phó chủ tịch UBND huyện
Biết gia đình Phó Chủ tịch UBND huyện có vướng mắc đến thủ tục đất đai, một phóng viên tạp chí đã gặp mặt, điện thoại trao đổi “ra giá” 300 triệu đồng.
Ngày 30/5, tin từ Toà án nhân dân huyện Minh Hoá, Quảng Bình cho biết, cơ quan này đã tiến hành xét xử và tuyên phạt 7 năm tù đối với ông Phan Mạnh Chi (SN 1980) thường trú xã Hóa Hợp, Minh Hóa, Quảng Bình, là phóng viên Tạp chí Người cao tuổi 7 năm tù về tội “Tội cưỡng đoạt tài sản”.
Phan Mạnh Chi bị Toà án nhân dân huyện Minh Hoá tuyên phạt 7 năm tù về tội “cưỡng đoạt tài sản”.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Minh Hoá: Đầu năm 2022, Phan Mạnh Chi biết ông Đinh Tiến Dũng, trú tại tiểu khu Đồng Văn, thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình đang được các cơ quan có thẩm quyền xem xét để bổ nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa.
Video đang HOT
Trong thời gian này, gia đình ông Dũng có vướng mắc đến một số thủ tục đất đai, nên Chi gặp ông Dũng trao đổi, điện thoại và “ra giá” 300 triệu đồng để bỏ qua những vướng mắc về đất đai mà gia đình ông Dũng đang mắc phải để khỏi ảnh hưởng việc ông được đề bạt Phó Chủ tịch UBND huyện.
Trong khoảng thời gian từ ngày 27/4/2022 đến ngày 11/5/2022, Phan Mạnh Chi đã chủ động điện thoại và hẹn gặp để trao đổi và có những lời nói đe dọa, uy hiếp tinh thần đối với Đinh Tiến Dũng, đồng thời đưa ra mức giá 300 triệu đồng để bỏ qua không viết bài. Phan Mạnh Chi nhiều lần điện giục ông Dũng chuyển tiền, nhưng ông Dũng không đồng ý và báo với cơ quan chức năng, Chi bị bắt giữ
Sửa "bill" chuyển tiền gấp 1.000 lần để chiếm đoạt tiền
Phúc hỏi mua hàng và chuyển tiền qua các ứng dụng chuyển tiền, sau đó chính sửa "bill" chuyển tiền để gửi lại cho bị hại xác nhận việc mình đã chuyển tiền thành công.
Tin nhắn của Phúc gửi cho nạn nhân đã nhận số tiền qua giao dịch mua bán hàng là 16.500.000 đồng nhưng thực tế bị hại chỉ nhận được 16.500 đồng...
Thời gian qua, việc mua bán, giao dịch qua mạng xã hội ngày càng được người dân ưa chuộng. Lợi dụng điều này, nhiều đối tượng thường chỉnh sửa các "bill" chuyển tiền để gửi chuyển cho bị hại, nhằm chiếm đoạt tài sản. Có nhiều người dân đã trở thành nạn nhân của bọn chúng...
Phạm Văn Phúc trước Cơ quan điều tra.
Qua đơn trình báo của bị hại về việc bị đối tượng lừa đảo bằng hình thức chuyển tiền, mặc dù tin nhắn của bị hại nhận là đã nhận được số tiền qua giao dịch mua bán hàng là 16.500.000 đồng nhưng thực tế bị hại chỉ nhận được 16.500 đồng.
Công an huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) đã xác lập chuyên án, đấu tranh làm rõ đối tượng. Chỉ sau một thời gian ngắn, bằng các biện pháp nghiệp vụ, đội Cảnh sát hình sự, Công an huyện Tiền Hải đã đấu tranh làm rõ đối tượng Phạm Văn Phúc (SN 1996), trú tại xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tại Cơ quan điều tra, Phạm Văn Phúc khai nhận: Thông qua ứng dụng Facebook và công cụ tìm kiếm Google, Phúc nhắm vào những người có các cửa hàng điện tử, điện lạnh lớn, thường hay giao dịch mua bán qua mạng xã hội. Phúc đã hỏi mua hàng và chuyển tiền qua các ứng dụng chuyển tiền, sau đó chỉnh sửa "bill" chuyển tiền để gửi lại cho bị hại xác nhận việc mình đã chuyển tiền thành công.
Mở rộng điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tiền Hải tiếp tục làm rõ trong khoảng thời gian từ cuối tháng 12/2022 đến tháng 4/2023, Phúc đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các bị hại ở các tỉnh Hải Phòng, Hưng Yên và một số tỉnh lân cận khác.
Được biết, Phạm Văn Phúc là đối tượng đã có 2 tiền án về tội trộm cắp tài sản và tàng trữ trái phép chất ma túy.
Nhận diện các dấu hiệu lừa đảo bằng công nghệ Deepfake để tránh "sập bẫy" Thời gian gần đây, xuất hiện một thủ đoạn lừa đảo mới, hết sức tinh vi khiến không ít người dùng "sập bẫy". Đó là đối tượng lợi dụng công nghệ Deepfake (công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo) để tạo ra các đoạn video với hình ảnh, khuôn mặt nhân vật giống hệt như hình ảnh của người dùng muốn giả...