Pháp yêu cầu Google trả phí bản quyền cho các tập đoàn truyền thông
Cơ quan quản lý cạnh tranh Pháp ngày 9/4 đã ra phán quyết cho rằng Google phải trả phí cho các tập đoàn truyền thông vì đã đăng nội dung thông tin của họ.
Biểu tượng Google tại Silicon Valley, San Francisco, Mỹ.
Đồng thời yêu cầu “gã khổng lồ” công nghệ này bắt đầu đàm phán với các tập đoàn sau nhiều tháng không tuân thủ luật bản quyền kỹ thuật số mới của châu Âu.
Trong một tuyên bố, cơ quan trên của Pháp cho biết đã yêu cầu Google trong vòng 3 tháng phải tiến hành đàm phán thiện chí với các nhà xuất bản và cơ quan thông tấn về mức phí sử dụng lại các nội dung thông tin của họ.
Video đang HOT
Cơ quan này cũng yêu cầu các cuộc đàm phán phải đưa tới việc Google đề xuất mức phí, áp dụng từ tháng 10/2019, khi Pháp trở thành quốc gia đầu tiên phê chuẩn luật dịch vụ kỹ thuật số của Liên minh châu Âu (EU).
Cơ quan quản lý cạnh tranh Pháp cũng cho rằng các hoạt động của Google dường như đang tạo ra việc lạm dụng vị trí thống trị, gây tác hại nghiêm trọng và trực tiếp cho các cơ quan báo chí.
Quy định mới về “quyền liên quan” (neighbouring rights) được đưa ra nhằm đảm bảo các nhà xuất bản được chi trả khi các nội dung thông tin của họ xuất hiện trên các website, công cụ tìm kiếm và nền tảng mạng xã hội.
Tuy nhiên, Google đã không tuân thủ quy định trên, cho rằng các bài báo, hình ảnh và video sẽ được hiển thị trong kết quả tìm kiếm nếu các hãng truyền thông cho phép “gã khổng lồ” công nghệ sử dụng chúng mà không phải trả phí.
Nếu các hãng truyền thông không đồng ý điều này, chỉ có tiêu đề và liên kết liên quan tới nội dung xuất hiện. Theo Google, điều này gần như chắc chắn dẫn tới việc các nhà xuất bản, hãng truyền thông mất đi nguồn doanh thu quảng cáo tiềm năng.
Tháng 11/2019, nhiều tập đoàn truyền thông và hãng thông tấn AFP đã nộp đơn khiếu nại đối với Google lên cơ quan quản lý cạnh tranh Pháp./.
Ngọc Hà
Google tổng hợp tác động của Covid-19 tại 131 quốc gia
Các dữ liệu đang được tận dụng để giúp khắc phục tác động của Covid-19 trên toàn thế giới. Đóng góp của Google là sử dụng lịch sử vị trí người dùng để định lượng tác động của Covid-19 bằng một dạng biểu đồ.
Google đánh giá tác động của Covid-19 bằng lịch sử vị trí người dùng di động
Theo Reuters, mục tiêu của việc tổng hợp này nhằm giúp các nước có cái nhìn tốt hơn về sự thay đổi xã hội và giúp các tổ chức y tế ứng phó tốt hơn với đại dịch. Dữ liệu cũng nhấn mạnh một số thách thức chính quyền phải đối mặt trong việc ngăn cách mọi người.
Google đã công bố báo cáo cho 131 quốc gia với các biểu đồ so sánh lưu lượng truy cập từ ngày 16.2 đến ngày 29.3, về các địa điểm bán lẻ và giải trí, trạm xe lửa và xe buýt, cửa hàng tạp hóa và nơi làm việc với thời gian năm tuần vào đầu năm nay.
Ý và Tây Ban Nha, hai trong số những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, cả hai đều có sự sụt giảm tại các địa điểm bán lẻ và giải trí như nhà hàng và rạp chiếu phim tới 94%. Vương quốc Anh, Pháp và Philippines đã giảm hơn 80% trong khi Ấn Độ cũng đáng chú ý ở mức 77%.
Google cho biết họ đã xuất bản các báo cáo để tránh bất kỳ sự nhầm lẫn nào về những gì công ty cung cấp cho chính quyền, do cuộc tranh luận toàn cầu đã nổi lên về việc cân bằng theo dõi vị trí xâm lấn quyền riêng tư với nhu cầu ngăn chặn dịch bệnh bùng phát thêm.
Đức Thế
Google: Số người Việt Nam đến nhà hàng, quán cà phê giảm 52% Ngày 3-4, Google đã công bố dữ liệu vị trí của người dùng của 131 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới để cho phép chính phủ các nước đánh giá hiệu quả của biện pháp cách ly xã hội, góp phần giảm sự lây lan của dịch Covid-19. Theo dữ liệu này, số người Việt Nam đến nhà hàng,...