Pháp vinh danh những người gốc hải ngoại có công với đất nước
Vào thời điểm này đến giữa tháng 2/2022, nếu đến Bảo tàng Con Người ở trung tâm Thủ đô Paris, bạn sẽ có dịp được chứng kiến một sự kiện rất đặc biệt.
Đó là cuộc triển lãm mang tên “Chân dung nước Pháp, một trang sử khác của nước Pháp”.
Lần đầu tiên được tổ chức tại nước này, triển lãm nhằm giới thiệu 58 gương mặt điển hình trong số những người Pháp gốc hải ngoại và người nước ngoài, đã đến sinh sống, làm việc và cống hiến cho nước Pháp từ 230 năm trở lại đây.
Khách tham quan triển lãm. Ảnh: Thu Hà/Pv TTXVN tại Pháp
Đến với triển lãm, khách tham quan sẽ có dịp được khám phá và làm quen với các gương mặt của 29 nam và 29 nữ, bao gồm cả những người nổi tiếng hoặc ít nổi tiếng hơn, thậm chí đã bị lãng quên. Cả 58 gương mặt này đều được lựa chọn trong tổng số 318 nhân vật người Pháp gốc hải ngoại mà các nhà khoa học có uy tín đã sưu tầm và tập hợp theo yêu cầu của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron để làm nên tuyển tập “ Chân dung nước Pháp” (Portrait de France), ra mắt hồi tháng 12/2021.
Một góc triển lãm “Chân dung nước Pháp – một trang sử khác của nước Pháp”. Ảnh: Thu Hà/Pv TTXVN tại Pháp
Dưới ngòi bút phác họa của danh họa Jacques Floret, gương mặt của các nhân vật được tái hiện rõ nét và sống động. Cùng với một số tranh, ảnh chân dung, tài liệu và hiện vật có liên quan đến thân thế và sự nghiệp các nhân vật, triển lãm đưa người xem trở lại với ký ức của những sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội vốn rất quen thuộc với người dân Pháp.
Video đang HOT
Triển lãm nhằm giúp người xem khám phá một trang lịch sử khác của nước Pháp với sự hiện diện và đóng góp của những người Pháp gốc hải ngoại hoặc người nước ngoài, trải dài suốt hơn 230 năm qua, từ cuộc Cách mạng vô sản Pháp đến thời kỳ bùng nổ khoa học kỹ thuật và nghệ thuật đầu thế kỷ 20, từ khởi đầu các cuộc đại chiến thế giới đến kết thúc của giai đoạn thuộc địa, từ một nước Pháp đa sắc tộc đến những thách thức của thế kỷ 21.
Nghệ sĩ điện ảnh gốc Mỹ Joséphine Baker. Ảnh: Thu Hà/Pv TTXVN tại Pháp
Bên cạnh những nhân vật được đông đảo công chúng Pháp và thế giới biết đến như nhà vật lý gốc Ba Lan, Marie Curie; danh họa gốc Tây Ban Nha, Pablo Picasso; nghệ sĩ điện ảnh gốc Mỹ, Joséphine Baker; ca sĩ gốc Ý, Dalida; nhà văn, chính trị gia người Martinique Aimé Césaire; hay nhà tạo mốt đến từ nước Ý Nina Ricci…, còn có nhiều những gương mặt ít được biết đến hơn, hoặc đã đi vào quên lãng như Sanité Belair, một trong những nữ anh hùng của nền độc lập Haiti; nhà soạn nhạc nổi tiếng người Séc, Vítězslava Kapralova, được đào tạo tại trường Âm nhạc quốc gia ở Paris; hay Raphal Elizé, một trong những thị trưởng da đen đầu tiên của một thị trấn Pháp, tham gia Kháng chiến trước khi chết vì bị đi đày ở Buchenwald (Đức).
Ông Đỗ Hữu Vị, người gốc châu Á duy nhất được chọn để đưa vào triển lãm. Ảnh: Thu Hà/P/v TTXVN tại Pháp
Đặc biệt trong số 58 gương mặt được lựa chọn để triển lãm lần này chỉ có một người gốc châu Á duy nhất, đó là phi công Đỗ Hữu Vị, đến từ Việt Nam. Ông đã làm nên sự nghiệp trong lực lượng không quân Pháp, tham gia chiến đấu và hy sinh ở Thế chiến thứ Nhất.
Nhà vật lý gốc Ba Lan Marie Curie. Ảnh: Thu Hà/Pv TTXVN tại Pháp
Tất cả những người này, tuy họ đến từ những nước khác nhau, có nguồn gốc khác nhau, hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, nhưng đều có một điểm chung là đến Pháp sinh sống, làm việc và có công với nước Pháp. Triển lãm chính là một thông điệp bày tỏ sự cảm ơn và ghi nhận của nước Pháp đối với những công lao của người Pháp gốc hải ngoại đã hy sinh, cống hiến và góp phần tạo nên một trang lịch sử khác trong quá trình 230 năm đấu tranh, xây dựng và phát triển đất nước.
Bảo tàng Con người ở thủ đô Paris. Ảnh: Thu Hà/Pv TTXVN tại Pháp
Theo nhà sử học Aurélie Clemente-Ruiz, giám đốc Bảo tàng Con người, triển lãm được đặt dưới sự bảo trợ của Tổng thống Emmanuel Macron và được tổ chức với sự hợp tác của một nhóm các nhà nghiên cứu, đứng đầu là nhà sử học Pascal Blanchard, chủ tịch thuộc ủy ban khoa học xây dựng tuyển tập “Chân dung nước Pháp”. Tiêu chí của việc lựa chọn 58 nhân vật điển hình này dựa trên tỉ lệ nam nữ, trình tự thời gian, lĩnh vực hoạt động và nguồn gốc xuất thân.
“Quí vị sẽ thấy các gương mặt được giới thiệu tại triển lãm có tỉ lệ bình đẳng giữa nam và nữ. Họ đại diện cho nhiều giai đoạn trong suốt quá trình hơn 230 năm lịch sử của nước Pháp, từ cuộc Cách mạng tư sản cho đến ngày nay. Họ đến từ khắp nơi trên thế giới và hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, từ nghệ sĩ, nhà khoa học, chính trị gia đến những người lính. Và chính những điều này đã làm nên sự đa dạng, phong phú của triển lãm”, bà Aurélie Clemente-Ruiz nhấn mạnh.
Chân dung 318 nhân vật người Pháp gốc hải ngoại được tôn vinh được tái hiện dưới ngòi bút của danh họa Jacques Floret. Ảnh: Thu Hà/Pv TTXVN tại Pháp
Trong khuôn khổ cuộc triển lãm, một cuộc hội thảo đã được tổ chức để bàn về ý nghĩa của việc sử dụng tên danh nhân và các nhân vật được giới thiệu trong “Chân dung nước Pháp” để đặt tên đường phố như một cách để giới thiệu lịch sử và tôn vinh những người có công với đất nước. Việc lưu giữ tên tuổi của họ trong ký ức chung và ở không gian công cộng cũng nhằm cụ thể hóa nguyện vọng của Tổng thống Pháp muốn “tăng cường sự đoàn kết và gắn bó của cộng đồng các dân tộc, trong sự phong phú và đa dạng của nó”. Bộ sưu tập sẽ là cơ sở để các địa phương lựa chọn để đặt tên cho các đường phố, quảng trường, công viên hoặc các tòa nhà công cộng của họ.
Hội thảo về việc sử dụng tên nhân vật trong “Chân dung nước Pháp” để đặt cho đường phố và không gian công cộng. Ảnh: Thu Hà/ Pv TTXVN tại Pháp.
Hong Kong tặng 7,5 triệu liều vaccine cho nước nghèo
Quan chức Hong Kong cho biết thành phố sẽ tặng 7,5 triệu liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho các nước đang phát triển thông qua Covax.
"Xét đến tình hình dịch bệnh toàn cầu vẫn tiếp tục, cùng việc nguồn vaccine của Hong Kong ổn định và đầy đủ, tôi thông báo chính quyền đã đạt thỏa thuận ba bên với chương trình Covax và hãng AstraZeneca để tài trợ 7,5 triệu liều vaccine", Sophia Chan, lãnh đạo cơ quan thực phẩm và y tế Hong Kong, hôm nay cho biết.
Vaccine Covid-19 của AstraZeneca được chuẩn bị tại một phòng tiêm ở Pháp hôm 12/3. Ảnh: AFP .
Quan chức Hong Kong nói thêm rằng tổng cộng 92 nền kinh tế thu nhập thấp và dưới trung bình sẽ nhận được số vaccine này, đồng thời lưu ý vaccine dự kiến được phân phối theo nhiều đợt trước quý II năm sau. Đây là số vaccine Hong Kong đặt mua từ trước, nhưng không nhận trong năm nay để tránh lãng phí.
Chan dẫn thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết công tác phân phối vaccine trên thế giới chưa đạt yêu cầu, khi mới chỉ 20% dân số ở các nước đang phát triển được tiêm liều đầu tiên. Trong khi đó tại Hong Kong, 60,6% dân số đã được tiêm ít nhất một liều.
Theo Chan, nguồn vaccine gồm 15 triệu liều của Pfizer-BioNTech và Sinovac đủ để tiêm chủng cho toàn bộ dân số Hong Kong. "Khi nhìn vào tỷ lệ tiêm chủng hiện tại, ngay cả trong trường hợp cần tiêm liều thứ ba cho người cao tuổi, chúng tôi cho rằng nguồn vaccine vẫn đủ", bà giải thích.
Trong một hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 8, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết nước này cam kết cung cấp 2 tỷ liều vaccine Covid-19 cho hơn 100 quốc gia và tổ chức quốc tế, đồng thời tài trợ 100 triệu USD cho Covax và 100 triệu liều vaccine cho các nước đang phát triển.
Tình hình Covid-19 tại Hong Kong được cho là đang ổn định. Giới chức đã nới lỏng biện pháp giãn cách xã hội tại các phòng gym, cho phép người tập không cần đeo khẩu trang nếu toàn bộ nhân viên đã được tiêm chủng đầy đủ, hoặc được xét nghiệm nCoV thường xuyên.
Cựu Bộ trưởng Xavier Bertrand tuyên bố tranh cử tổng thống Pháp Ngày 11/10, ông Xavier Bertrand - người từng giữ các chức vụ bộ trưởng trong các chính phủ nhiệm kỳ trước ở Pháp - tuyên bố sẽ tìm kiếm sự ủng hộ để trở thành đại diện của đảng Những người Cộng hoà (LR) ra tranh cử Tổng thống nước này năm 2022. Ông Xavier Bertrand trong chương trình truyền hình TF1 tại...