Pháp và Italy siết chặt các biện pháp phòng dịch
Ngày 15/12, nước Pháp bắt đầu áp đặt các quy định mới nhằm siết chặt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.
Trong số các quy định này, có việc bắt buộc những người trên 65 tuổi sẽ phải tiêm liều vaccine tăng cường, nếu không muốn “thẻ y tế” của họ mất hiệu lực.
Bảng yêu cầu khách hàng xuất trình giấy thông hành y tế khi vào một trung tâm mua sắm ở Paris, Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Nhằm khuyến khích người dân Pháp đi tiêm phòng và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả hơn, Chính phủ Pháp triển khai “thẻ y tế” từ mùa hè vừa qua. Thẻ này thực chất là một mã QR được cài trên thiết bị di động, trong đó thể hiện các dữ liệu cho thấy chủ nhân của chúng đã được tiêm chủng đầy đủ hay chưa, có mắc COVID-19 thời gian gần đây hoặc kết quả xét nghiệm ra sao với virus SARS-CoV-2. Người dân Pháp phải xuất trình thẻ này khi tới các nhà hàng, quán cà phê, đi tàu giữa các thành phố hoặc tới các địa điểm văn hóa như rạp chiếu phim hay viện bảo tàng.
Video đang HOT
Theo Chính phủ Pháp, hiện có khoảng 400.000 người trên 65 tuổi ở nước này vẫn chưa tiêm mũi tăng cường, dù đủ điều kiện để thực hiện việc này. Tỷ lệ này ở những người trên 80 tuổi là 12% và 10% ở những người từ 65-79 tuổi.
Đối với những người trên 65 tuổi nhưng chưa tiêm liều tăng cường của vaccine ngừa COVID-19, mã QR nêu trên sẽ tự động vô hiệu hóa. Quy định này cũng sẽ được áp dụng từ ngày 15/1/2022 đối với tất cả các nhóm tuổi. Lựa chọn duy nhất của họ là tiêm liều vaccine bổ sung sớm nhất có thể, hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, tuy nhiên các kết quả xét nghiệm chỉ có hiệu lực trong vòng 24 giờ kể từ khi thực hiện.
Hiện Pháp – một trong những quốc gia có biện pháp chống dịch mạnh mẽ nhất châu Âu – đã thực hiện gần 16 triệu mũi tiêm tăng cường và tự tin sẽ đạt mục tiêu 20 triệu mũi tiêm tăng cường vaccine ngừa COVID-19 trước lễ Giáng sinh sắp tới.
Các mũi tiêm tăng cường được coi là vũ khí quan trọng trong cuộc chiến chống Omicron – biến thể mà giới chuyên gia tin rằng có thể lây lan nhanh hơn tất cả các biến thể của virus SARS-CoV-2 trước đây và sẽ trở thành biến thể chính gây bệnh COVID-19 ở châu Âu trong vài tuần tới.
* Cũng nhằm kiểm soát dịch bệnh, Italy đã siết chặt quy định nhập cảnh đối với du khách từ các nước khác thuộc Liên minh châu Âu (EU).
Theo quy định được Bộ trưởng Y tế Roberto Speranza ký vào cuối ngày 14/12, Italy sẽ yêu cầu xét nghiệm COVID-19 đối với tất cả các trường hợp nhập cảnh và yêu cầu cách ly 5 ngày đối với những người chưa tiêm chủng.
Trước đó, các du khách từ EU tới Italy phải xuất trình bằng chứng đã tiêm phòng, giấy chứng nhận âm tính với virus SARS-CoV-2 hoặc đã hồi phục sau khi mắc COVID-19 thời gian gần đây. Các quy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 16/12 đến ngày 31/1/2022.
Trong ngày 14/12, Italy ghi nhận hơn 20.000 ca nhiễm mới COVID-19 và 120 ca tử vong.
Người dân Pháp tăng cường tích trữ bộ xét nghiệm COVID-19
Nhiều hiệu thuốc trên khắp nước Pháp đã thông báo về tình trạng thiếu bộ xét nghiệm COVID-19, khi người dân tìm cách tích trữ tối đa những công cụ này nhằm kiểm soát nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người thân trong dịp nghỉ lễ cuối năm.
Người dân tự lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 ở Trouville-sur-Mer, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Số liệu thống kê chính thức cho thấy gần 5,3 triệu bộ xét nghiệm PCR và xét nghiệm kháng nguyên đã được tiêu thụ trong khoảng thời gian từ ngày 9/11 đến ngày 5/12 vừa qua. Con số này đã tăng 31% so với một tuần trước đó và cao hơn khoảng 69% so với thời điểm cách đó hai tuần, đồng thời là mức thống kê cao nhất ghi nhận theo tháng.
Pháp đang chứng kiến các trường hợp mắc bệnh và nhập viện để điều trị COVID-19 tăng mạnh ngay cả khi nước này là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất châu Âu. Theo Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran, hiện đã có 12,5 triệu người ở Pháp được tiêm liều tăng cường vaccine ngừa COVID-19 và con số này dự kiến sẽ được nâng lên mức 20 triệu từ nay cho tới Giáng sinh 2021.
* Trong khi đó, ngày 10/12, CH Séc cũng đưa ra quy định bắt buộc tiêm vaccine phòng COVID-19 đối với những người từ 60 tuổi trở lên, các nhân viên y tế, cảnh sát, binh sĩ và lính cứu hỏa. Quy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/3/2022, trong bối cảnh Séc hiện là một trong những nước có tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 cao nhất thế giới.
Trước Séc, một số quốc gia châu Âu khác như Pháp, Italy, Anh và Hy Lạp cũng đã thông qua những điều luật bắt buộc tương tự, nhưng đối với toàn bộ dân số trưởng thành.
Italy và Pháp ký hiệp định lịch sử về nâng tầm quan hệ song phương Ngày 26/11, Thủ tướng Italy Mario Draghi và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã ký Hiệp định Quirinale tại Rome nhằm thiết lập một khuôn khổ ổn định và chính thức cho việc tăng cường hợp tác song phương, theo hình mẫu của Hiệp ước Elysée được ký năm 1963, và góp phần xây dựng một châu Âu hùng mạnh hơn. Tổng thống...