Pháp tiêu diệt thủ lĩnh IS khét tiếng
Tổng thống Pháp tuyên bố thủ lĩnh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại vùng Sahel ở Tây Phi đã bị tiêu diệt.
Lệnh truy nã Adnan Abu Walid al-Sahrawi với phần thưởng lên tới 5 triệu USD để đổi lấy thông tin về thủ lĩnh khét tiếng (Ảnh: SCMP).
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 15/9 thông báo trên mạng xã hội Twitter rằng, Adnan Abu Walid al-Sahrawi, một thủ lĩnh khét tiếng của IS tại vùng Sahel ở Tây Phi, “đã bị các lực lượng Pháp tiêu diệt”, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Tổng thống Pháp không tiết lộ cụ thể nơi al-Sahrawi bị giết, tuy nhiên các chiến binh IS đang hoạt động dọc biên giới giữa Mali và Niger.
Ông Macron mô tả việc tiêu diệt al-Sahrawi là một “thành công lớn” của quân đội Pháp sau hơn 8 năm chiến đấu với các phần tử cực đoan tại Sahel.
“Đêm nay cả nước đang hướng về tất cả những anh hùng đã hy sinh cho nước Pháp ở Sahel trong chiến dịch Serval và Barkhane, về gia đình của những người lính đã mất, về tất cả những người bị thương. Sự hy sinh của họ không phải là vô ích. Cùng với các đối tác của chúng ta ở châu Phi, châu Âu và châu Mỹ, chúng ta sẽ tiếp tục cuộc chiến này”, Tổng thống Macron viết trên Twitter.
Video đang HOT
Tin đồn về cái chết của thủ lĩnh IS đã lan truyền trong nhiều tuần qua ở Mali, mặc dù các nhà chức trách trong khu vực chưa xác nhận thông tin này.
“Đây là một đòn quyết định nhằm vào nhóm khủng bố này. Cuộc chiến của chúng ta vẫn tiếp tục”, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly tuyên bố.
Thủ lĩnh al-Sahrawi đứng sau vụ sát hại các nhân viên cứu trợ của Pháp vào năm 2020. Trước đó, al-Sahrawi đã lên tiếng nhận trách nhiệm về một vụ tấn công hồi năm 2017 ở Niger khiến 4 quân nhân Mỹ và 4 thành viên của quân đội Niger thiệt mạng.
Nhóm của al-Sahrawi cũng bắt cóc người nước ngoài ở Sahel và được cho là vẫn đang giam giữ Jeffrey Woodke, nhân viên cứu trợ người Mỹ bị bắt cóc khỏi nhà ở Niger vào năm 2016.
Al-Sahrawi sinh ra tại vùng lãnh thổ ở Tây Sahara, sau đó gia nhập Mặt trận Polisario. Sau khoảng thời gian ở Algeria, al-Sahrawi chuyển đến miền bắc Mali, nơi hắn trở thành một nhân vật quan trọng trong nhóm MUJAO kiểm soát thành phố Gao của Mali vào năm 2012.
Một chiến dịch quân sự do Pháp dẫn đầu vào năm 2013 đã lật đổ các phần tử Hồi giáo cực đoan ở Gao và các thành phố khác ở Mali, mặc dù những phần tử này sau đó đã tập hợp lại và lại tiến hành các cuộc tấn công.
Nhóm MUJAO tại Mali trung thành với nhánh của tổ chức khủng bố al-Qaeda trong khu vực. Nhưng vào năm 2015, al-Sahrawi đã ra tuyên bố trung thành với IS ở Iraq và Syria.
Nhóm IS do al-Sahrawi làm thủ lĩnh bị cho là đứng sau các cuộc tấn công chết người nhằm vào dân thường và binh sĩ ở Mali, Niger và Burkina Faso. “Điểm nóng” biên giới 3 nước là mục tiêu thường xuyên của IS và Nhóm hỗ trợ đạo Hồi và người theo đạo Hồi (GSIM), nhánh của al-Qaeda trong khu vực.
Quân đội Pháp đã tiêu diệt một số thành viên cấp cao của nhóm IS do al-Sahrawi dẫn đầu trong chiến dịch nhắm vào thủ lĩnh của các nhóm cực đoan.
Tháng 6 năm nay, Tổng thống Macron tuyên bố rút bớt lực lượng của Pháp ở Sahel sau hơn 8 năm hiện diện quân sự tại khu vực để tập trung vào các hoạt động chống khủng bố và hỗ trợ các lực lượng địa phương.
Tổng thống Pháp thăm thành trì cũ của IS
Tổng thống Pháp Macron hôm nay thăm thành trì cũ của IS ở thành phố Mosul, Iraq, một ngày sau khi tuyên bố duy trì quân đội ở nước này.
Chuyến thăm của Tổng thống Emmanuel Macron tới Mosul, nơi tập hợp đa dạng các cộng đồng tôn giáo và sắc tộc của Iraq, được coi là cơ hội để ông nhấn mạnh sự ủng hộ đối với những người theo đạo Thiên chúa tại Trung Đông.
Theo lịch trình, Tổng thống Macron sẽ tới thăm Nhà thờ Đức mẹ Thời gian, một nhà thờ mà Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đang tiến hành trùng tu.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thăm nhà thờ Al-Saah ở Thành Cổ của Mosul, Iraq, ngày 29/8. Ảnh: Reuters.
Pháp, quốc gia tài trợ cho các trường Thiên chúa giáo nói tiếng Pháp tại khu vực, muốn thúc đẩy hòa nhập các cộng đồng theo đạo Thiên chúa cùng những cộng đồng thiểu số khác ở Trung Đông.
"Đây không chỉ là thông điệp mang tính khai hóa mà còn mang tính địa chính trị. Sẽ không có sự cân bằng ở Iraq nếu không có sự tôn trọng dành cho các cộng đồng này", Tổng thống Macron nói.
Ông dự kiến dừng chân tại nhà thờ Hồi giáo Al-Nuri ở Mosul, nơi Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh tối cao tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, tuyên bố thành lập "nhà nước" hồi năm 2014.
IS đã cho nổ tung nhà thờ Hồi giáo nổi tiếng có từ thể kỷ 12 này vào tháng 6/2017 khi quân đội Iraq thắt chặt gọng kìm tấn công các chiến binh của nhóm tại khu vực Thành Cổ của Mosul. UNESCO đang tổ chức một dự án lớn nhằm phục dựng nó như ban đầu.
Tổng thống Macron hôm 27/8 cũng tới thăm đền thờ Imam Musa Al-Kadhim của người Hồi giáo dòng Shiite tại quận Kadhimiya, phía bắc thủ đô Baghdad, cùng Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhemi. Ông là tổng thống Pháp đầu tiên tới thăm nơi này.
Pháp hứa tiếp nhận lao động địa phương ở Afghanistan Theo phóng viên TTXVN tại Paris, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cam kết sẽ "đặc biệt nỗ lực" để tiếp nhận những người Afghanistan bản địa làm việc cho nước này, hiện đang bị đe dọa trong bối cảnh lực lượng Taliban đang chiếm ưu thế trên chiến trường ở quốc gia Tây Nam Á này. Người dân Afghanistan chạy khỏi các...