Pháp tiến thoái lưỡng nan trong vụ bán tàu Mistral

Theo dõi VGT trên

Sau khi quyết định trì hoãn việc bàn giao tàu Mistral, nước Pháp đang lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan chưa có cách gì để giải quyết với con tàu trị giá t.iền tỷ này.

Cuộc khủng hoảng chính trị nổ ra ở Ukraine vào năm 2014 đang tiếp tục tác động mạnh vào các quá trình chính trị và kinh tế bên ngoài biên giới nước này.

Một trong những hậu quả của cuộc khủng hoảng là việc Pháp hoãn xuất khẩu sang Nga tàu đổ bộ lớp Mistral theo thỏa thuận liên chính phủ đã ký kết trước đấy. Mặc dù Pháp nỗ lực biện minh cho động thái này với lý do hoàn cảnh bất khả kháng, vấn đề sẽ không khỏi gây ảnh hưởng nhất định trên thị trường vũ khí toàn cầu.

Pháp tiến thoái lưỡng nan trong vụ bán tàu Mistral - Hình 1

Lẽ ra, tàu đổ bộ lớp Mistral đầu tiên của Nga là “Vladivostok” phải được bàn giao cho bên đặt hàng – hạm đội Hải quân Nga, vào ngày 14 tháng 11 năm 2014. Nhưng dưới sức ép của Mỹ lên Tổng thống Pháp Francois Hollande, việc bàn giao đã không diễn ra và “bị trì hoãn chờ chỉ thị phù hợp.”

Pháp từ chối chuyển Mistral cho Nga, hy vọng ràng buộc thỏa thuận ngừng b.ắn ở Ukraine với điều kiện giao hàng, mặc dù những sự kiện này không hề liên quan tới hợp đồng thương mại giữa Nga và Pháp cũng như không thuộc khái niệm bất khả kháng được quy định trong hợp đồng. Phần mình, Nga đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính và đang hoàn thành hạ tầng cảng tại Vladivostok để tiếp nhận tàu sân bay trực thăng đầu tiên.

Pháp chỉ có hai cách hành động: hoặc chuyển tàu cho Nga, hoặc chịu số t.iền phạt gần 3 tỷ euro và tìm người mua khác. Thế nhưng, kể cả Pháp có sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế vì mục tiêu chính trị thì vẫn không dễ gì thực hiện điều này. Không có mấy ai hồ hởi với việc mua lại Mistral.

Thượng nghị sĩ Mỹ McCain đã đề xuất Pháp bồi thường t.iền cho Nga và sử dụng các tàu Mistral. Nhưng nếu thực sự cần thì người Pháp đã tự đóng tàu cho mình từ lâu nay. Paris đứng trước nguy cơ phải ôm hai con tàu chẳng ai cần ngoại trừ Nga. Đã có đề nghị giao lại Mistral cho Ukraine. Nhưng Ukraine cũng không biết phải làm gì với chúng. Chuyên gia quân sự độc lập Vladislav Shurigin cho biết ý kiến như sau:

“Thứ nhất, ở Ukraine không có chỗ bố trí các tàu Mistral. Odessa là cảng duy nhất ít nhiều có thể phù hợp, nhưng tàu Mistral lại vô nghĩa với Ukraine vì nước này không có hạm đội Hải quân. Là chiến hạm chở trực thăng nhưng Mistral không thuộc loại tàu tấn công và cần được các tàu khác yểm trợ. Thứ hai, tàu Mistral trong tay Ukraine trên Biển Đen là yếu tố vô dụng vì Ukraine không có chỗ nào cho các hoạt động đổ bộ.”

Trước hết, Kiev sẽ phải mua lại của Paris mấy tàu sân bay trực thăng này, trong khi như chúng ta biết họ đang rất thiếu t.iền. Ukraine cũng không có 16 trực thăng để bố trí trên tàu mà nếu muốn thì chỉ có thể mua trực thăng Nga. Các phương tiện khác đều không phù hợp.

Việc bán lại tàu Mistral cho các đối tác khác trong NATO như Canada và Đức cũng khó khả thi. Các tàu sân bay trực thăng được thiết kế chứa máy bay trực thăng Nga và trang bị hệ thống liên lạc viễn thông, định vị của Nga. Chẳng lẽ lại có quốc gia NATO nào đó chịu đầu tư thêm hàng trăm triệu euro tái thiết. Chúng ta cùng theo dõi ý kiến của ông Oleg Vladykin, biên tập viên tuần báo Quan sát quân sự độc lập của Nga.

“Về tính năng của tàu, trước hết cần nói tới các thiết bị điện. Tất cả được thực hiện theo tiêu chuẩn Nga, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng Nga, nghĩa là các hệ thống vũ khí và trang thiết bị kết nối với mạng năng lượng khác hẳn tiêu chuẩn NATO và nhiều nước khác.”

Hơn thế, thiết bị điện tử của Nga cũng đã được lắp đặt trên Mistral. Trong trường hợp bán lại cho bên thứ ba, để trả lại tài sản cho Nga, Pháp cần phải cưa đứt vài khúc trên tàu. Nhưng Pháp vẫn trì hoãn giao hàng, làm tăng chi phí của các công ty trong nước vì “Mistral neo đậu ngoài kế hoạch” tại cảng Saint-Nazaire, đồng thời phá hoại uy tín nhà cung cấp đáng tin cậy.

Video đang HOT

Tình hình với các tàu Mistral của Nga đã buộc Ấn Độ cân nhắc việc mua máy bay chiến đấu Pháp Dassault 126 “Rafale”, các thương lượng cho hợp đồng đã bị kéo dài khá lâu. Mối lo ngại của Ấn Độ rất dễ hiểu: ngày mai, khi Mỹ bỗng khó chịu với sự vắng bóng nền dân chủ ở Ấn Độ, họ có thể gây áp lực với Pháp và Ấn Độ sẽ không nhận được máy bay như dự tính. Trong bối cảnh như vậy, hồ sơ chào bán thiết bị tương tự từ Nga càng trở nên hấp dẫn. Vấn đề Mistral hứa hẹn những hậu quả không hay đối với Pháp, những hành động thiếu cân nhắc đe dọa đẩy Paris ra khỏi thị trường kinh doanh vũ khí thế giới.

Đối với Nga, thiếu Mistral không hẳn là vấn đề nghiêm trọng. Quả là các tàu sân bay trực thăng sẽ cho phép lực lượng Hải quân Nga tăng cường sức mạnh, nhưng chúng chỉ là một trong các mắt xích của chuỗi hoạt động hiện đại hóa quân đội vẫn được xúc tiến. Nga sẽ tiếp tục mở rộng hạ tầng cảng ở Vladivostok. Tuy nhiên, xét tình hình hiện nay, cảng sẽ là nơi bố trí các tàu hoàn toàn do Nga tự sản xuất.

Theo NTD

Nga nhìn Mỹ, EU loay hoay gỡ rối...

Châu Âu đã đoàn kết hơn, nhưng không phải để chống Nga, mà để đối phó với k.hủng b.ố. Cả phương Tây đang hoang mang tột độ

Châu Âu tuần hành chống k.hủng b.ố

Bất chấp một châu Âu đang đầy rẫy những bất ổn về an ninh, để thể hiện sự ủng hộ Pháp, ngày 11/1/2015, các nhà lãnh đạo châu Âu, trong đó có Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Anh David Cameron... sẽ tuần hành tại Paris.

Mục đích của cuộc tuần hành này để biểu hiện quyết tâm đoàn kết của châu Âu trước những thách thức về an ninh, khi mà nước Pháp đã trở thành nạn nhân đầu tiên của các đòn trả đũa của bọn k.hủng b.ố.

Và ngay sau đó, các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ ngồi lại với nhau và bàn về cách để thực hiện cuộc chiến chống k.hủng b.ố sao cho hiệu quả. Bởi lúc này, k.hủng b.ố không còn ở Trung Đông nữa, nó đã diễn ra ngay cửa nhà của những người dân châu Âu. Không có gì đảm bảo rằng Pháp là nạn nhân đầu tiên, nhưng không phải nạn nhân cuối cùng.

Cuộc tuần hành này sẽ đồng hành với những cuộc tuần hành của người dân Pháp hiện đang rầm rộ trên khắp đất nước. Đã có ít nhất 30.000 người tuần hành yên lặng ở thành phố Pau, miền Nam nước Pháp, và hơn 22.000 người tập trung ở Orleans, phía Tây Nam Paris.

Nga nhìn Mỹ, EU loay hoay gỡ rối... - Hình 1

Người dân Pháp tuần hành ở Paris

Cả châu Âu đang căng mình chống k.hủng b.ố, Cơ quan tình báo nội địa Anh (MI5) sẽ phải làm việc gấp nhiều lần theo chỉ thị của Thủ tướng Anh Cameron. Pháp gia tăng 500 quân tại Paris. Còn đặc nhiệm của Đức trải khắp các tuyến phố của Berlins và các thành phố lớn.

Đã từ rất lâu, sau nhiều chia rẽ về quan điểm trong các vấn đề khủng hoảng nợ công, tài trợ các nước thành viên khỏi phá sản, hay gần đây nhất là trừng phạt kinh tế Nga và viện trợ cho Ukraine... EU mới đoàn kết đến như vậy.

Chỉ có điều, sự đoàn kết của họ không phải xuất phát từ những lợi ích chính trị hay kinh tế, mà bắt nguồn từ sự sống và cái c.hết của người dân, của sự tồn tại của chính quyền đang nắm quyền ở mỗi quốc gia. Bởi có thêm bất ổn sẽ chỉ khiến sự bất mãn của người dân gia tăng và họ có thể biểu tình, thậm chí là đảo chính bất kỳ lúc nào.

Minh chứng tại Đức, khoảng 50 người đối lập với những chính sách của chính phủ đã tiến hành bạo động tại Connewitz thuộc thành phố Leipzig, họ đ.ập p.há các trụ sở công quyền, đốt cháy một xe tuần tra của cảnh sát.

Tiêu biểu trong cuộc k.hủng b.ố ở Paris vừa qua, cả IS và Al-Qaeda đều đứng ra nhận trách nhiệm. Cuộc chiến chống k.hủng b.ố của Mỹ không còn gói gọn trong phạm vi Al-Qaeda, hay IS nữa, nó là cuộc chiến một mất một còn giữa hai kẻ thù không đội trời chung.

Nga nhìn Mỹ, EU loay hoay gỡ rối... - Hình 2

Tiêm kích Mỹ tấn công các mục tiêu của IS ở Iraq

IS phân tán sức mạnh liên minh chống k.hủng b.ố

Việc cả châu Âu đoàn kết lại cho thấy họ đã ý thức rõ ràng rằng những mối đe dọa đã được cảnh báo từ trước đang trở thành hiện thực. Và EU lần đầu tiên sau nhiều tháng chia rẽ đã thống nhất ở một điểm chung duy nhất: chống k.hủng b.ố ngay trên lãnh thổ của họ.

Điều này đã phản ánh điều gì? EU cùng Mỹ tham gia cuộc chiến chống tổ chức Hồi giáo cực đoan IS, kết quả chưa thấy đâu, nhưng hậu quả thì đã xuất hiện. Điều đáng ngại hơn, k.hủng b.ố thế giới đang liên kết lại với nhau. Liên minh của Mỹ dù hùng mạnh, thì liên minh của k.hủng b.ố cũng nguy hiểm không kém.

Mỹ, châu Âu đưa quân đội đến Trung Đông để gây chiến, và ngược lại, k.hủng b.ố mò mẫm đến cửa nhà của họ để x.ả s.úng, đ.ánh bom... Chắc hẳn lúc này, người châu Âu đang lạnh gáy, chính quyền căng như dây đàn, còn tại Mỹ, cơn ác mộng 11/9/2001 đang lặp lại trong giấc ngủ của người dân.

Và chiến trường chống k.hủng b.ố không còn chỉ ở Trung Đông nữa, nó đã diễn ra trên khắp các đường phố của EU, của Mỹ và đồng minh của Mỹ... Từ đó để thấy, IS bắt đầu phản công, và những kẻ k.hủng b.ố ranh mãnh đã khôn ngoan phân tán lực lượng, sức mạnh của "liên minh ánh sáng".

Phương Tây sẽ mất rất nhiều t.iền để theo dõi từng đối tượng tình nghi, từng người có mối quan hệ với đạo Hồi, với Trung Đông. Họ sẽ phải bỏ nhiều tỷ USD để theo dõi các hộp thư điện tử, các cuộc điện thoại, kiểm soát camera công cộng...

Nga nhìn Mỹ, EU loay hoay gỡ rối... - Hình 3

Mikhail Gorbachev: đối đầu Nga - châu Âu có thể kết thúc bằng chiến tranh hạt nhân

Và cùng với đó, k.hủng b.ố sẽ là nỗi ám ảnh với người dân phương Tây. Sự ám ảnh đó càng tăng, các quốc gia này sẽ càng bất ổn. Và châu Âu hay Mỹ sẽ giã từ ý nghĩ chỉ cần tác chiến điện tử, chỉ cần vũ khí "khủng" là có thể diệt được k.hủng b.ố. IS, Al-Qaeda, hay bất kỳ tổ chức nào đã chịu đựng đủ lâu, đủ để hiểu thấu đối phương và đưa ra đòn trả đũa đầy ác nghiệt.

Mỹ, châu âu loay hoay gỡ rối...

Châu Âu không cho phép mình có thêm bất ổn. EU buộc phải giải quyết nhanh chóng cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Điều đó lý giải vì sao họ lựa chọn việc giữ nguyên hiện trạng Ukraine theo lời gợi ý của Moscow, và chịu móc hầu bao 1,8 tỷ euro để chi cho Kiev, nhằm thuyết phục chính quyền này ngoan ngoãn ngồi vào bàn đàm phán.

Nhưng ngược lại với suy nghĩ của EU, mối nguy k.hủng b.ố không phải là điều khiến Kiev lo sợ, cơn ác mộng của Kiev là bị bỏ rơi, không còn giá trị trong mắt phương Tây. Điều đó lý giải vì sao một mặt Kiev vẫn nhận t.iền, và mặt khác, họ chăm chăm lo chiến tranh với những người miền Đông.

Với một Kiev ngoan cố, Nga cũng không thể ngồi yên. Thực tế thì mối quan hệ giữa Nga và phương Tây chưa có dấu hiệu nào cụ thể của sự tan băng, tất cả chỉ dừng lại ở nhưng lời kêu gọi ngoại giao. Nhiều ngày nay, Tổng thống Putin hay giới lãnh đạo cấp cao của Nga không lên tiếng, nhưng người xuất hiện đều đặn trên các mặt báo lại là cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev.

Lần gần đây nhất, hôm 9/1, nhà cựu lãnh đạo một cực của thế giới trước đây đã lên tiếng về việc cuộc đối đầu Nga - châu Âu hiện nay rất có thể kết thúc bằng một cuộc chiến toàn khu vực, thậm chí là chiến tranh hạt nhân. Và trước đó, ông Gorbachev đã lên tiếng cảnh báo châu Âu sẽ phải trả giá nếu thách thức sức mạnh quân sự hiện tại của Nga.

Nga nhìn Mỹ, EU loay hoay gỡ rối... - Hình 4

Kiev vẫn còn tham vọng chiến tranh với miền Đông

Gorbachev giờ chỉ là một nhân vật của lịch sử, ông có thể nói những gì ông muốn, nó không phải là quan điểm của Điện Kremlin, nhưng đó hoàn toàn đủ sức nặng để phương Tây có thể hiểu như một quan điểm chính trị mà rất có thể Moscow sẽ áp dụng.

Những gì Mikhail Gorbachev tuyên bố, cùng với chiến lược "chiến tranh mơ hồ" mà Tổng thống Putin đang theo đuổi khi vừa muốn giữ quan hệ với NATO, vừa sẵn sàng chiến tranh đã thực sự khiến phương Tây bối rối chọn đối sách.

Thời gian qua, khi EU nói nhiều về việc gỡ bỏ trừng phạt với Nga, Moscow luôn giữ thái độ duy nhất là im lặng, họ không hưởng ứng, không bác bỏ, họ ung dung ngồi nhìn EU và Mỹ tự dàn xếp vấn đề với nhau cho ổn thỏa. Và khi cục diện có phần không tiến bộ, Nga tiếp tục ép Ukraine về khoản nợ 3 tỷ USD t.iền khí đốt.

Chắc chắn Kiev sẽ chạy ngay tới Mỹ và EU để xin t.iền trả nợ. Nhưng bối cảnh hiện tại, EU lo thân còn chưa xong, lo sao được đến những khoản t.iền trên trời như vậy của Ukraine. EU đang rối bời vì IS, Ukraine lo lắng bồn chồn vì tương lại bị bỏ rơi... Và đương nhiên, Mỹ không biết phải làm thế nào để giải quyết được cùng một lúc tất cả những rắc rối như vậy, trong bối cảnh họ đang nợ ngập cổ và thâm hụt ngân sách nặng nề.

Thời điểm này, sự im lặng của Nga mới là thái độ khó chịu nhất mà phương Tây phải nếm trải.

Đỗ Minh Tú

Theo_Báo Đất Việt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nhiều bệnh nhân ung thư nằm chờ c.hết bỗng khỏi bệnh, vì sao?
06:43:55 27/06/2024
Mỹ truy quét gian lận ngành y tế, gần 200 người bị buộc tội
07:55:30 28/06/2024
Quân đội Israel yêu cầu người dân phía Đông thành phố Gaza sơ tán
13:57:39 28/06/2024
Cái kết cho tài xế cố tình 'thay áo' siêu xe để tránh bị phạt chạy quá tốc độ
09:12:10 28/06/2024
Mỹ triệt phá các đường dây gian lận y tế
18:22:37 28/06/2024
Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp
22:28:23 26/06/2024
Mưa lớn và sét đ.ánh khiến ít nhất 20 người t.hiệt m.ạng ở Nepal
22:31:25 26/06/2024
Vienna tiếp tục là thành phố đáng sống nhất thế giới
06:10:19 28/06/2024

Tin đang nóng

Trang Trần chật vật ở Mỹ nay lộ ảnh chồng nghi làm nail thuê, bị đồn "phông bạt"
16:19:46 28/06/2024
Quyền Linh bị réo tên khi con gái Lọ Lem không thi THPT, ở nhà quay clip up MXH
15:45:15 28/06/2024
"Vua cá Koi" Thắng Ngô bỏ nhẫn cưới, tuyên bố gắt chuyện kiểm soát Hà Thanh Xuân
17:21:18 28/06/2024
Thúy Diễm xác nhận bầu sinh ba, "tác giả" không phải ông xã Lương Thế Thành?
16:40:59 28/06/2024
Puka đăng đàn "phốt" shop của Hòa Minzy, chuyện gì đây?
17:39:03 28/06/2024
Hoa hậu Đỗ Hà mặt lạnh tanh căng thẳng bên cạnh Ý Nhi
16:05:44 28/06/2024
Hùng Didu tiết lộ bài phốt là thật, Phanh nè mất tích, lộ tâm lý bất ổn?
16:01:25 28/06/2024
Ly hôn, anh trai đón tôi và con về ở cùng nên chị dâu khó chịu cáu gắt, nhưng một lần bệnh nặng, tôi nhận ra mình đã sai rồi
16:35:50 28/06/2024

Tin mới nhất

Bolivia: Tổng thống Luis Arce khẳng định không liên quan âm mưu đảo chính

21:00:07 28/06/2024
Đến ngày 27/6, Bộ trưởng Nội vụ Bolivia Carlos Eduardo Castillo xác nhận cảnh sát nước này đã bắt giữ ít nhất 17 sĩ quan quân đội dính líu đến hành vi tổ chức âm mưu đảo chính ở quốc gia Nam Mỹ.

Nam Phi thử nghiệm tiêm chất phóng xạ vào sừng tê giác để ngăn săn trộm

20:33:23 28/06/2024
Giáo sư Nithaya Chetty tại Đại học Witwatersrand cho biết liều lượng phóng xạ đưa vào sừng tê giác rất thấp và tác động tiêu cực tiềm tàng đối với động vật đã được thử nghiệm rộng rãi.

Người Palestine tại Liban lo sợ xảy ra xung đột Israel - Hezbollah

20:30:53 28/06/2024
Tại trại tị nạn Shatila của người Palestine ở Beirut, nhiều người lo sợ cho gia đình và những người Palestine khác. Họ lo ngại cho các khu dân cư đông đúc ở Liban, trong đó có trại tị nạn của người Palestine.

Tổng thống Zelensky: Ukraine không muốn kéo dài xung đột với Nga

20:25:33 28/06/2024
Đây là lần hiếm hoi ông Zelensky đưa ra nhận xét về mức độ thiệt hại và thương vong mà Ukraine phải gánh chịu trong cuộc xung đột kéo dài 2 năm rưỡi.

Hãng dược phẩm Kobayashi điều tra thêm 76 trường hợp t.ử v.ong liên quan thực phẩm chức năng

20:09:25 28/06/2024
Ngoài ra, hàng chục người khác báo cáo những vấn đề sức khỏe liên quan đến thận sau khi sử dụng sản phẩm. Kobayashi đã đưa ra lời xin lỗi và thu hồi sản phẩm.

Indonesia thanh tra trung tâm dữ liệu của chính phủ sau vụ tấn công mạng

20:05:25 28/06/2024
Tuần trước, trung tâm dữ liệu quốc gia của Indonesia đã bị tin tặc tấn công đòi khoản t.iền chuộc 8 triệu USD. Vụ tấn công mạng làm gián đoạn một số dịch vụ của chính phủ, đáng chú ý nhất là hoạt động của các sân bay.

Đức, Pháp và Ba Lan hợp lực để hồi sinh Tam giác Weimar

19:58:58 28/06/2024
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cùng người đồng cấp Ba Lan và Pháp đã công bố kế hoạch mua tên lửa tầm xa, thiết lập cơ chế để cùng mua vũ khí tấn công chính xác như tên lửa hành trình.

Doanh số iPhone tại Trung Quốc tăng mạnh nhờ chính sách giảm giá sâu

19:55:56 28/06/2024
Công ty Trung Quốc này đang sắp đạt đến mốc một tỷ thiết bị tiêu dùng hoạt động chạy hệ điều hành nội bộ của mình. Điều này cho thấy công ty bị Mỹ trừng phạt này đang cạnh tranh mạnh mẽ với Apple trong phân khúc cao cấp.

Trung Quốc: Sông Trường Giang chứng kiến trận lũ đầu tiên của năm 2024

19:53:22 28/06/2024
Theo thông báo của Bộ Thủy lợi Trung Quốc, do bị ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, nhiều sông nhánh kết nối với Hồ Bà Dương và Hồ Động Đình, 2 hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc, đã chứng kiến lũ lớn.

Khám phá 'núi lưỡi dao' ngoạn mục ở Trung Quốc

19:20:25 28/06/2024
Ban đầu là một lưu vực sông, kỳ quan thiên nhiên này sở hữu những sườn núi dốc được hình thành từ những thác nước và qua thời gian bị mưa gió bào mòn.

Tổng thống Biden và ông Trump tranh luận về Tổng thống Putin

19:12:22 28/06/2024
Tại thành phố Atlanta, bang Georgia ngày 27/6, trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên, cựu Tổng thống Trump và ông chủ Nhà Trắng Biden đều công kích chính sách đối ngoại của nhau.

Pháp cứu trên 150 người di cư tại eo biển Manche

19:10:29 28/06/2024
Chính phủ Anh cho biết, đầu tháng này, hơn 880 người di cư bất hợp pháp đã vượt eo biển Manche để đến nước này, con số cao nhất trong một ngày tính từ đầu năm đến nay.

Có thể bạn quan tâm

Đồng Nai: Bắt đối tượng trốn truy nã vì tàng trữ m.a t.úy

Pháp luật

21:41:58 28/06/2024
Sau khi xác định đối tượng bỏ trốn, Cơ quan Thi hành án hình sự Công an tỉnh Đồng Nai đã ra Quyết định truy nã số 06/QĐTN-CQTHAHS-PC10 ngày 20/6 truy nã đối tượng này và tiến hành truy tìm để bắt giữ.

Trương Nhược Quân: Khi dùng trí tuệ để diễn xuất

Hậu trường phim

21:35:15 28/06/2024
Trương Nhược Quân chia sẻ, anh là ngôi sao từng tạo nên hiện tượng rating trên mạng, luôn giữ thái độ bình thản đối với những phiền nhiễu ngoài vai trò diễn viên

Lý Hào Nam về nhà sau 6 tháng biệt tăm, từng điều trị tâm thần, bị đồn qua đời

Sao việt

21:34:01 28/06/2024
Lý Hào Nam từng phát hành nhiều album gồm những bài hát tự sáng tác. Trong đó, Nàng Kiều Lỡ Bước là bài hát giúp HKT nổi tiếng sau 1 đêm , trở thành nhóm nhạc thần tượng được yêu thích nhất nhì thời điểm bấy giờ.

'Dương Quá' Lý Minh Thuận đáp trả khi bị chê già nua, tàn tạ

Sao châu á

21:16:20 28/06/2024
Trước những lời chê bai, góp ý về ngoại hình, tài tử Thần điêu đại hiệp cho biết anh không quan tâm người khác nghĩ gì về mình.

Thần đồng Tây Ban Nha tốt nghiệp cấp 2 giữa mùa EURO

Sao thể thao

20:37:20 28/06/2024
Lamine Yamal nhận tin vui khi anh tốt nghiệp kỳ thi trung học cơ sở của tuyểnTây Ban Nha trong lúc đang dự EURO 2024 cùng đội tuyển quốc gia.

Gumayusi gửi lời thách thức đầy dõng dạc tới Deft trước thềm "Đại chiến viễn thông" siêu đặc biệt

Mọt game

20:11:47 28/06/2024
Tính tới thời điểm hiện tại của LCK Mùa Hè 2024, KT đang có thành tích đáng buồn là 4 trận thua liên tiếp. Với Deft nói riêng thì anh chàng cũng cho thấy phong độ khá thấp.

Vui lên nào anh em ơi - Phim mới về người trẻ ở nông thôn

Phim việt

19:53:13 28/06/2024
Bộ phim Vui lên nào anh em ơi khắc họa một bức tranh nông thôn sống động chân thực sẽ lên sóng VTV3 vào lúc 21h40 các ngày 2, 3, 4 hàng tuần bắt đầu từ 8/7.

Quỳnh Lương đồng hành cùng Anh trai vượt ngàn chông gai

Tv show

19:47:20 28/06/2024
Sự xuất hiện của nữ diễn viên cùng vai trò của cô bên cạnh 33 Anh tài gây nhiều thắc mắc cho khán giả vì trước đó chưa hề có thông tin về Quỳnh Lương ở chương trình.

2 ngày cuối tuần (29 - 30/6): 3 con giáp mỉm cười đón 'nắng tin yêu', t.iền tình viên mãn

Trắc nghiệm

19:38:51 28/06/2024
Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết 3 con giáp nào Cát Tinh chiếu mệnh, xui rủi qua đi vận may kéo đến trong 2 ngày cuối tuần này nhé!

Ốc Thanh Vân về Việt Nam liền ăn diện mát mẻ, khác xa phong cách khi làm shipper ở Úc

Phong cách sao

18:57:26 28/06/2024
Mặc dù hiện không còn hoạt động nghệ thuật năng nổ tại Việt Nam nhưng MC Ốc Thanh Vân vẫn thu hút được một lượng lớn người hâm mộ quan tâm và theo dõi, đặc biệt sau khi cô theo con sang Úc du học.

Sập mái che sân bay ở thủ đô New Delhi, ít nhất 1 người t.hiệt m.ạng

18:14:50 28/06/2024
Các nhân viên y tế đang cấp cứu những người bị thương. Lực lượng chức năng tiếp tục tìm kiếm nhằm đảm bảo rằng không còn ai kẹt lại trong các ô tô bị đè.