Pháp tiến thêm một bước trong lộ trình dỡ bỏ dần toàn bộ hạn chế y tế
Bắt đầu từ tuần này, thẻ tiêm chủng và khẩu trang sẽ không còn bắt buộc ở những không gian kín tại Pháp, trừ một số trường hợp ngoại lệ như bệnh viện, cơ sở chăm sóc người tàn tật, viện dưỡng lão và trên các phương tiện giao thông đường dài như xe bus liên tỉnh, tàu hỏa, máy bay.
Người dân dùng bữa tại một nhà hàng ở Paris, Pháp, ngày 19/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, cuộc sống đang bình thường trở lại như trước khi dịch COVID-19 bùng phát ở nước này. Từ nay trở đi, người dân Pháp khi ra đường, đến nơi công cộng, công sở hay trường học, không cần phải đeo khẩu trang và cũng không cần xuất trình chứng nhận tiêm chủng khi đến những nơi công cộng như viện bảo tàng, rạp chiếu phim hay nhà hàng, quầy bar. Đây là một bước tiến nữa trong lộ trình dỡ bỏ dần toàn bộ hạn chế y tế được áp dụng từ 2 năm nay tại Pháp để phòng, chống COVID-19.
Quyết định này được người dân Pháp đón nhận với nhiều cảm xúc khác nhau. Giới trẻ cảm thấy sung sướng và nhẹ nhõm khi được tháo bỏ khẩu trang, được nhìn nụ cười của bạn bè. Người lớn tuổi hơn đón nhận quyết định này một các dè dặt. Họ cho rằng đây mà một tín hiệu tốt, nhưng vẫn còn hơi sớm do dịch bệnh vẫn chưa được đẩy lui hoàn toàn. Một số người thậm chí cho rằng nên lùi lộ trình này đến tháng 7, khi mùa Hè tới thì sẽ đảm bảo hơn. Các cụ già thì vẫn gắn chặt với chiếc khẩu trang khi ra đường và tránh tiếp xúc với người lạ. Mặc dù quan điểm có khác nhau, nhưng tất cả đều cảm thấy hài lòng vì việc dỡ bỏ các quy định là tín hiệu cho thấy cuộc sống bình thường đã trở lại.
Tuy nhiên, theo quy định của chính phủ, người dân vẫn phải đeo khẩu trang khi sử dụng các phương tiện giao thông đường dài như xe liên tỉnh, tàu hỏa, hoặc máy bay và tại bệnh viện, cơ sở chăm sóc người tàn tật và các trung tâm dưỡng lão – nơi có nhiều đối tượng nguy cơ lây nhiễm cao. Việc đeo khẩu trang cũng vẫn được khuyến khích đối với những người mắc COVID-19 và các trường hợp tiếp xúc có nguy cơ cao, những người có triệu chứng và các chuyên gia chăm sóc y tế.
Video đang HOT
Ngay từ đầu tháng 3, các quy định về thời gian cách ly đối với trường hợp tiếp xúc và với người nhiễm bệnh cũng đã được rút ngắn. Trong trường hợp trẻ dưới 12 tuổi tiếp xúc với người bệnh thì không phải cách ly, nhưng phải tự xét nghiệm 1 lần duy nhất sau khi tiếp xúc 2 ngày cho dù đã được tiêm chủng hay chưa. Trường hợp từ 12 tuổi trở lên đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 có thể áp dụng biện pháp trên. Với trường hợp chưa tiêm chủng thì phải tự cách ly trong 7 ngày và thực hiện xét nghiệm PCR hoặc xét nghiệm kháng nguyên trước khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với người khác.
Mặc dù dỡ bỏ hầu hết các hạn chế y tế, nhưng Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Véran, vẫn cảnh báo về sự “trở lại của COVID-19″ với số bệnh nhân có xu hướng tăng nhẹ từ vài tuần trở lại đây. Mặc dù số bệnh nhân nhập viện và bệnh nhân nặng đã giảm mạnh, tuy nhiên, ông vẫn nhắc nhở những người nguy cơ cao, hoặc sức đề kháng yếu vẫn cần “tiếp tục tự bảo vệ mình”.
Bộ trưởng Véran nêu rõ dịch bệnh hiện đang có dấu hiệu không giảm nữa, thậm chí tăng nhẹ, khoảng 20%. Tình trạng này được ghi nhận không chỉ ở Pháp mà cả các nước xung quanh. Theo số liệu gần đây nhất của Cơ quan Y tế Pháp, số trường hợp dương tính mới được ghi nhận tuần từ 8-14/3 ở mức 65.800 trường hợp/ngày, tăng hơn so với 52.700 trường hợp/ngày một tuần trước đó. Số người nhập viện dao động trong khoảng trên dưới 2.000 trường hợp. Số bệnh nhân tử vong cũng đã giảm xuống mức dưới 120 trường hợp.
Khi được hỏi về khả năng tiêm mũi thứ 4 vaccine ngừa COVID-19, Bộ trưởng Olivier Véran cho biết đã đề cập vấn đề này với Cơ quan Y tế Pháp và hiện đang chờ câu trả lời.
Công tác tiêm chủng vẫn tiếp tục diễn ra nhưng với tốc độ chậm hơn. Theo số liệu của Cơ quan Quản lý y tế Pháp, 54,3 triệu người Pháp đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine, chiếm 81% dân số, 53,3 triệu người được tiêm đủ liều cơ bản và 39,2 triệu người đã tiêm mũi thứ ba.
Mặc dù dịch bệnh đã phần nào được kiểm soát, các biện pháp hạn chế y tế đã được dỡ bỏ, khẩu trang hay thẻ tiêm chủng không còn là vật bất ly thân khi ra đường của người dân Pháp nhưng giới chuyên gia cho rằng nguy cơ dịch bệnh vẫn còn tiềm ẩn và nước này vẫn phải đề phòng khả năng bùng phát làn sóng dịch bệnh mới, do đó, Chính phủ Pháp vẫn kêu gọi người dân không chủ quan với dịch bệnh, luôn chú ý các biện pháp phòng tránh cho chính mình và cho những người xung quanh.
Mỹ dỡ bỏ hạn chế với du khách nước ngoài từ ngày 8/11
Ngày 15/10, một quan chức Nhà Trắng cho biết Chính phủ Mỹ sẽ dỡ bỏ các hạn chế đi lại với những người nước ngoài đã được tiêm phòng đầy đủ.
Theo đó, người đến từ trên 30 quốc gia cụ thể sẽ được phép nhập cảnh Mỹ qua các cửa khẩu hàng không và đường bộ từ ngày 8/11.
Người dân đeo khẩu trang đề phòng lây nhiễm COVID-19 tại New York, Mỹ. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Từ tháng 3/2020, Mỹ đã hạn chế du khách nhập cảnh nước này, trừ trường hợp thực sự cần thiết, để ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch COVID-19.
Ngày 20/9 vừa qua, Nhà Trắng tuyên bố Mỹ sẽ dỡ bỏ hạn chế với du khách từ 33 quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và hầu hết các nước châu Âu, từ đầu tháng 11. Tuy nhiên, khi đó, Mỹ chưa nêu thời điểm cụ thể sẽ thực hiện quyết định này. Khi đó, Nhà Trắng cũng thông báo sẽ yêu cầu người nước ngoài nhập cảnh từ mọi quốc gia trên thế giới phải có chứng nhận tiêm phòng vaccine đầy đủ. Những người không phải là công dân Mỹ khi nhập cảnh bằng đường hàng không sẽ phải có xác nhận tiêm phòng trước khi lên máy bay và phải có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19. Những du khách nước ngoài khi nhập cảnh bằng đường bộ không cần có kết quả xét nghiệm âm tính.
* Cũng trong ngày 15/10, Pháp đã dừng chương trình xét nghiệm COVID-19 miễn phí cho tất cả người dân. Đây là một phần trong nỗ lực của chính phủ nước này nhằm khuyến khích người dân đi tiêm phòng.
Hiện nay, tại Pháp, để có thể vào các nhà hàng, quán cafe, địa điểm thi dấu thể thao và các địa điểm giải trí như rạp chiếu phim, người dân phải có chứng nhận âm tính với COVID-19, chứng nhận mới hồi phục sau khi mắc bệnh hoặc chứng nhận đã được tiêm phòng đầy đủ. Khi việc tiêm phòng đã trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn cho tất cả mọi người, Chính phủ Pháp cho rằng không nên coi xét nghiệm là một biện pháp thay thế cho tiêm phòng.
Như vậy, gần 7 triệu người dân Pháp hiện chưa tiêm phòng hoặc mới tiêm được một mũi sẽ phải trả từ 22 - 44 euro (25 - 50 USD) cho một lần xét nghiệm. Việc xét nghiệm miễn phí sẽ chỉ được áp dụng với những người không thể tiêm phòng vì các lý do y tế được xác nhận, những người mới tiếp xúc với người bệnh, những người mới có kết quả xét nghiệm dương tính hoặc những người được yêu cầu đi xét nghiệm vì lý do y tế.
Bên cạnh mục đích khuyến khích người dân đi tiêm, biện pháp trên sẽ giúp chính phủ tiết kiệm được chi phí cho việc xét nghiệm COVID-19, dự kiến sẽ lên mức 6,2 tỷ euro (7,2 triệu USD) trong năm 2021, tăng mạnh so với mức 2,2 tỷ USD vào năm 2020.
Hiện Pháp ghi nhận trên 5.000 ca mắc mới/ngày, với nhiều dấu hiệu cho thấy làn sóng dịch bệnh thứ 4 tại nước này đang dần qua đi.
Cũng từ ngày 15/10, các nhân viên làm việc tại bệnh viện, phòng khám và viện dưỡng lão cũng như các lính cứu hỏa và lái xe cứu thương tại nước này sẽ phải cung cấp xác nhận tiêm phòng đầy đủ nếu muốn tiếp tục hợp đồng làm việc và nhận lương.
Nhật Bản cân nhắc hỗ trợ tiền mặt cho nhóm tuổi từ 18 trở xuống Chính phủ và các đảng trong liên minh cầm quyền của Nhật Bản đang xem xét hỗ trợ 100.000 yen (880 USD) cho mỗi trẻ từ 18 tuổi trở xuống nhằm giảm bớt tác động của đại dịch COVID-19. Theo các nguồn tin thân cận với chính phủ, chương trình hỗ trợ tiền mặt này sẽ nằm trong gói kích thích kinh tế...