Pháp thúc đẩy sự ủng hộ năng lượng hạt nhân trong EU
Reuters ngày 27/2/2023 đưa tin, hôm thứ Ba (28/2), Pháp sẽ tổ chức một cuộc họp của Bộ trưởng Năng lượng với 12 quốc gia khác thuộc Liên minh châu Âu (EU), để thúc đẩy một liên minh các quốc gia ủng hộ năng lượng hạt nhân trong các chính sách năng lượng của EU.
Nhà máy điện hạt nhân Tricastin, ở Saint-Paul-Trois-Chateaux, Pháp. Ảnh: Reuters/Eric Gaillard.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh tranh chấp ngày càng gia tăng giữa Pháp và các quốc gia có cùng chí hướng muốn EU có nhiều chính sách hơn để thúc đẩy năng lượng hạt nhân như một nguồn năng lượng carbon thấp, và những quốc gia như Đức và Tây Ban Nha cho rằng nhiên liệu này không nên được đặt ngang hàng với năng lượng tái tạo.
Một quan chức Pháp cho biết cuộc họp sẽ do Bộ trưởng Năng lượng Pháp Agnes Pannier-Runacher triệu tập bên lề cuộc họp của các Bộ trưởng Năng lượng các nước EU tại Stockholm, tập trung vào đóng góp của năng lượng hạt nhân cho các mục tiêu biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng.
Quan chức Pháp cho biết mục đích của cuộc họp nhằm hình thành một liên minh ủng hộ năng lượng hạt nhân với các quốc gia khác trước các cuộc đàm phán của EU, tuy nhiên không nêu rõ cuộc đàm phán này liên quan đến chính sách nào.
Video đang HOT
Các quốc gia sẽ tham dự là Romania, Bulgaria, Slovenia, Cộng hòa Séc, Thụy Điển, Ý, Slovakia, Ba Lan, Hungary, Croatia, Hà Lan, Phần Lan, cũng như Ủy ban châu Âu.
Bất đồng sâu sắc liên quan đến năng lượng hạt nhân trong EU
Hiện nay, từng thành viên EU chịu trách nhiệm về hỗn hợp năng lượng quốc gia của mình và có quan điểm khác nhau về năng lượng hạt nhân.
Bộ trưởng Năng lượng Hà Lan Rob Jetten cho biết Hà Lan hoan nghênh sự hợp tác năng lượng trong EU, nhưng lưu ý rằng Hà Lan không đồng ý với Pháp về một số điểm, trong đó quan điểm của Hà Lan cho rằng EU nên ưu tiên hydro dựa trên năng lượng tái tạo trước các dạng nhiên liệu có hàm lượng carbon thấp khác. Bộ trưởng Rob Jetten hoan nghênh cuộc họp như một diễn đàn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với các quốc gia hạt nhân.
Các quốc gia như Pháp, Thụy Điển và Hungary đã sử dụng năng lượng hạt nhân, trong khi Ba Lan muốn xây dựng các lò phản ứng đầu tiên. Áo và Luxembourg phản đối nguồn năng lượng này, với lý do lo ngại về chất thải phóng xạ và an toàn. Một số nước khác, trong đó có Đức, đang loại bỏ dần các lò phản ứng hạt nhân.
Sự bất đồng về cách xử lý năng lượng hạt nhân đã làm trì hoãn các cuộc đàm phán về các mục tiêu năng lượng tái tạo mới của EU, sau khi Paris thúc đẩy việc đưa hydro có nguồn gốc từ năng lượng hạt nhân vào các mục tiêu năng lượng carbon thấp và năng lượng tái tạo.
Các quan chức EU nói rằng tranh chấp này đang lan sang các chính sách khác. Tuần trước, các nước EU đã thất bại trong việc thống nhất các ưu tiên trong chính sách ngoại giao về biến đổi khí hậu do tranh chấp về năng lượng hạt nhân, vốn cũng đang đe dọa số phận của một dự án đường ống dẫn khí hydro trị giá hàng tỷ euro.
11 nước EU đẩy mạnh hợp tác về năng lượng hạt nhân
Ngày 28/2, 11 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết "tăng cường hợp tác" trong vấn đề năng lượng hạt nhân nhằm giúp châu Âu dần từ bỏ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch thải ra carbon.
Các tháp làm mát tại nhà máy điện hạt nhân Saint-Laurent-des-Eaux ở Saint-Laurent-Nouan, miền Trung Pháp. Ảnh tư liêu: AFP/TTXVN
Theo tuyên bố được đưa ra trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng EU ở thủ đô Stockholm (Thụy Điển), các nước gồm Bulgaria, Croatia, CH Séc, Phần Lan, Pháp, Hungary, Hà Lan, Ba Lan, Romania, Slovakia và Slovenia đã nhất trí "ủng hộ các dự án mới" ngoài các nhà máy hạt nhân hiện có.
Tuyên bố nhấn mạnh năng lượng hạt nhân là một trong nhiều công cụ giúp đạt được các mục tiêu về khí hậu, sản xuất điện để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, cũng như đảm bảo an ninh nguồn cung.
Tại hội nghị, bộ trưởng của 11 quốc gia này cũng xem xét cơ hội để đẩy mạnh hợp tác khoa học trong vấn đề năng lượng hạt nhân, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong việc giải quyết các vấn đề an toàn.
Pháp - quốc gia từ lâu đã dựa vào năng lượng hạt nhân - đang đi đầu trong nỗ lực nhằm xây dựng mối quan hệ gắn kết hơn giữa các nước EU trong vấn đề năng lượng hạt nhân. Paris cho rằng năng lượng hạt nhân có thể giúp Pháp và châu Âu đạt được các mục tiêu khí hậu, đặc biệt là sản xuất hydro "xanh" cho lĩnh vực vận tải và công nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề này đã gây chia rẽ trong EU, khi Áo, Đức và Luxembourg đã phản đối việc phát triển năng lượng hạt nhân tại châu Âu.
Bộ trưởng Năng lượng Luxembourg, ông Claude Turmes cho rằng nếu muốn chiến thắng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, các nước cần hành động nhanh chóng, trong khi các nhà máy hạt nhân mất tới 15 năm để xây dựng. Do đó, ông Turmes tin rằng ý tưởng này là không thực tiễn.
Pháp tập hợp 'liên minh hạt nhân' châu Âu mới Pháp muốn khẳng định sự đóng góp của năng lượng hạt nhân cho các mục tiêu khí hậu và an ninh năng lượng ở châu Âu. Bộ trưởng năng lượng Pháp Agnès Pannier-Runacher (phải). Ảnh: EPA Theo mạng tin EURACTIV.fr (Pháp), Bộ trưởng năng lượng Pháp Agnès Pannier-Runacher ngày 28/2 sẽ có cuộc gặp với 12 người đồng cấp tại Stockholm để thảo...