Pháp lần đầu tiên đấu giá bitcoin
Trước Pháp, Mỹ đã đấu giá lần đầu tiên vào năm 2014, tiếp đến là Canada, Australia, Bỉ và Anh.
Đồng tiền kỹ thuật số bitcoin. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Tài chính công của Pháp, Olivier Dussopt, ngày 17/3 cho rằng các chính phủ có thể hoài nghi đồng tiền kỹ thuật số bitcoin, nhưng không có nghĩa không muốn tranh thủ khi đồng tiền này tăng giá mạnh và Pháp có thể huy động được gần 30 triệu USD từ cuộc đấu giá bitcoin đầu tiên.
Việc bán trên 611 đồng bitcoin nằm trong một cuộc điều tra và số tiền này có giá trị trên 30 triệu USD theo giá thị trường hiện tại.
Cuộc đấu giá trực tuyến do nhà đấu giá Kapandji Morhange tổ chức thu hút gần 1.600 người tham gia.
Phát biểu khi kết thúc cuộc đấu giá, ông Dussopt cho biết, việc đấu giá số bitcoin nói trên sẽ huy động 24 triệu euro (29 triệu USD) cho Chính phủ Pháp.
Video đang HOT
Vào tháng 9/2020, khi các công việc chuẩn bị cho việc đấu giá được tiến hành, đồng bitcoin giao dịch ở mức khoảng 10.000 USD, thấp hơn nhiều mức 60.000 USD đạt được vào cuối tuần trước.
Khi cuộc đấu giá bắt đầu lúc 9 giờ sáng (theo giờ địa phương, tức 0800 GMT), giá khởi điểm ở mức 23.250 euro/đồng bitcoin, nhưng phần lớn số tiền trên được bán với giá 40.000 euro.
Mặc dù thường bị cáo buộc là tài sản đầu cơ và là công cụ để tội phạm chuyển tiền và rửa tiền, đồng bitcoin vẫn chứng kiến giá tăng vọt trong những tháng gần đây khi các công ty như Tesla và quỹ dự phòng BlackRock hậu thuẫn.
Chưa có thông tin về nguồn gốc của số bitcoin trên khi quá trình điều tra đang diễn ra.
Nếu bị đơn thắng kiện, họ sẽ nhận được số tiền từ cuộc đấu giá trừ đi hoa hồng trả cho nhà đấu giá.
Ngược lại, Chính phủ Pháp sẽ có quyền sử dụng số tiền còn lại mà tòa án không trao cho các nạn nhân hay làm từ thiện.
Trước Pháp, Mỹ đã đấu giá lần đầu tiên vào năm 2014, tiếp đến là Canada, Australia, Bỉ và Anh.
Australia, Canada trấn an về vaccine AstraZeneca
Australia, Canada khẳng định vaccine AstraZeneca an toàn và sẽ tiếp tục được sử dụng, trong bối cảnh nhiều nước châu Âu ngừng tiêm vì lo nguy cơ đông máu.
"Chúng tôi không có kế hoạch ngừng sử dụng vaccine Covid-19 của AstraZeneca và sẽ tiếp tục chương trình tiêm chủng loại vaccine này", Bộ trưởng Tài chính Australia Josh Frydenberg nói hôm 16/3, thêm rằng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đã xác nhận vaccine AstraZeneca có hiệu quả và an toàn.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng cho biết giới chức y tế nước này bảo đảm mọi loại vaccine Covid-19 đang triển khai đều bảo đảm an toàn, trong đó có vaccine AstraZeneca. "Chúng tôi đang theo dõi tình hình với một lô vaccine cụ thể ở châu Âu và có thể bảo đảm với người dân Canada rằng không có liều vaccine AstraZeneca nào nằm trong lô đó", ông cho hay hôm 15/3.
Vaccine AstraZeneca được chuẩn bị tại một phòng tiêm ở Pháp hôm 12/3. Ảnh: AFP .
Phát biểu được đưa ra sau khi Đức, Pháp, Italy và nhiều nước châu Âu đình chỉ tiêm vaccine AstraZeneca do lo ngại tình trạng đông máu được báo cáo ở Đan Mạch và Na Uy.
WHO khẳng định loại vaccine này vẫn an toàn và khuyến cáo các nước tiếp tục sử dụng, thêm rằng các chuyên gia vaccine đang xem xét dữ liệu và sẽ họp trong hôm nay. EMA dự kiến tổ chức cuộc họp đặc biệt về vaccine AstraZeneca ngày 18/3.
Giới chức Australia cho biết phần lớn trong 25 triệu dân sẽ được tiêm vaccine AstraZeneca và nước này đã đặt mua gần 54 triệu liều, cùng khoảng 50 triệu liều được sản xuất trong nước từ cuối tháng 3. Australia khởi động chương trình tiêm chủng toàn quốc hồi tháng trước, trong đó vaccine AstraZeneca được sử dụng từ tuần trước. Canberra đặt mục tiêu toàn bộ dân số sẽ được tiêm ít nhất một liều vaccine trước tháng 10.
Canada phê chuẩn vaccine AstraZeneca hồi tháng 2 và đã đặt mua 20 triệu liều, cùng hai triệu liều thông qua thỏa thuận với Viện Huyết thanh Ấn Độ.
Vaccine Covid-19 do hãng AstraZeneca hợp tác phát triển với Đại học Oxford đã được phê duyệt sử dụng khẩn cấp hoặc lưu hành trên thị trường tại hơn 50 quốc gia, bao gồm cả Anh và Liên minh châu Âu (EU). Tính đến ngày 10/3, khoảng 5 triệu người ở châu Âu đã được tiêm loại vaccine này. Công ty dược AstraZeneca khẳng định vaccine Covid-19 của họ an toàn, dựa trên kết quả tiêm chủng cho 17 triệu người ở Anh và Liên minh châu Âu.
Đức, Pháp, Italy ngừng tiêm vaccine AstraZeneca Indonesia hoãn tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca WHO điều tra máu đông sau khi tiêm vaccine AstraZeneca AstraZeneca tuyên bố vaccine không tăng nguy cơ đông máu
Nhóm 'Ngũ nhãn' do thám Trung Đông hàng chục năm qua cáp quang ở Biển Đỏ Các cơ quan tình báo phương Tây đã tiếp cận chưa từng có tiền lệ với dữ liệu và lưu lượng thông tin của Trung Đông nhờ mạng lưới cáp quang rộng khắp trong khu vực. Ảnh minh họa: Sputnik Theo đài Sputnik (Nga), trong một bài báo đăng trên tờ tin tức Middle East Eye có trụ sở ở London, nhà báo...