Pháp: ‘Lá chắn thép’ Crotale sẽ bảo vệ bầu trời Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Lecornu khẳng định các khẩu đội tên lửa phòng không Crotale mà Paris chuẩn bị gửi tới Ukraine “sẽ đặc biệt hữu ích trong cuộc chiến chống lại máy bay không người lái và các cuộc oanh tạc đường không”.
Tên lửa Crotale, được mệnh danh là “lá chắn thép”, khai hỏa.
Ngày 16/10, chính phủ Pháp đã cam kết chuyển giao các hệ thống phòng không Crotale giúp bảo vệ các thành phố Ukraine trước những cuộc tấn công của máy bay không người lái và tên lửa của Nga. Song song với đó là một chương trình đào tạo mở rộng cho các binh sĩ Ukraine. Cam kết này được Paris đưa ra nhằm phá tan những chỉ trích cho rằng chính phủ của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tụt hậu trong việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
Trên tờ Le Parisien, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu khẳng định các khẩu đội tên lửa phòng không Crotale mà Pháp đang chuẩn bị gửi tới Ukraine “sẽ đặc biệt hữu ích trong cuộc chiến chống lại máy bay không người lái và chống lại các cuộc oanh tạc đường không”.
Theo quan chức này, Pháp có 12 khẩu đội Crotale. Ông không nói rõ có bao nhiêu khẩu đội sẽ được chuyển giao cho Ukraine, nhưng khẳng định lô hàng này “sẽ rất quan trọng để giúp họ bảo vệ bầu trời”.
Bộ trưởng Pháp cho biết mục tiêu của việc chuyển giao Crotale là Ukraine có thể triển khai chúng trong vòng hai tháng, bao gồm cả thời gian đào tạo để người Ukraine sử dụng được các tên lửa phòng không này.
Đến nay Pháp đã cung cấp 18 khẩu pháo Caesar và đang đàm phá để cung cấp thêm 6 khẩu nữa. Ông Lecornu cho biết Pháp cũng đang nghiên cứu yêu cầu của Ukraine về tên lửa đất đối.
Crotale là hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn của Pháp do hãng Thomson CSF Matra phát triển vào những năm 1960, được đưa vào biên chế trong quân đội từ năm 1971. Hệ thống được thiết kế với nhiệm vụ đánh chặn và tiêu diệt các mối đe dọa từ trên không như máy bay, trực thăng tấn công, tên lửa hành trình và tên lửa chiến thuật.
Một khẩu đội Crotale NG trên khung gầm không tự hành. Ảnh: Defense Express
Crotale có trọng lượng gần 15 tấn, chiều dài 6,22 m, chiều rộng 2,72 m, chiều cao 3,05 m. Kíp chiến đấu 3 người gồm lái xe, trưởng xe và binh sĩ điều khiển tên lửa.
Video đang HOT
Khẩu đội tên lửa này bao gồm hai thành phần, một xe trang bị từ 2-8 giá phóng; một radar ngắm bắn nằm giữa các giá phóng và một chiếc xe chở radar giám sát. Radar này có khả năng phát hiện 30 mục tiêu và theo dõi đồng thời 12 mục tiêu ở phạm vi lên đến 20 km.
Mỗi xe Crotale sẽ được trang bị 4 tên lửa đất đối không có trọng lượng 84,5 kg; chiều dài 3 m, đường kính 55cm. Đạn tên lửa Crotale được đẩy bằng nhiên liệu rắn, khi rời giá phóng đạt tốc độ tối đa 2,3 Mach (khoảng 2.800 km/h) với tầm bắn 11 km.
Cũng trên tờ Le Parisien, Bộ trưởng Quốc phòng Sébastien Lecornu cho biết, có tới 2.000 binh sĩ Ukraine sẽ tham gia vào các đơn vị quân đội ở Pháp, luân phiên trong vài tuần huấn luyện chiến đấu, huấn luyện chuyên sâu hơn về hậu cần và các nhu cầu khác, cũng như huấn luyện về các thiết bị do Pháp cung cấp.
Tờ báo dẫn lời Bộ trưởng Lecornu cho biết: “Chúng tôi ghi nhận thực tế là chiến tranh sẽ kéo dài. Một thế hệ binh sĩ mới cũng phải được đào tạo để lấp đầy khoảng cách”.
Trước đó, Pháp đã huấn luyện cho pháo binh Ukraine cách sử dụng pháo tự hành Caesar mà nước này cung cấp.
Một khẩu lựu pháo Caesar của Pháp tại hội chợ thương mại quốc phòng và an ninh vào ngày 13/6/2022 ở Villepinte, phía bắc Paris. Ảnh: AP
Bộ trưởng Lecornu nói, việc đào tạo mở rộng mà Pháp đang cung cấp là “một bước rất quan trọng”. “Chúng tôi đang thay đổi quy mô”.Pháp cũng đã thành lập một quỹ trị giá 100 triệu euro (97 triệu USD) cho phép “người Ukraine có thể sử dụng để mua những gì họ muốn, với điều kiện nhà cung cấp là người Pháp”.
Trong số những người nhận đơn đặt hàng đầu tiên của Ukraine sử dụng quỹ này có một công ty Pháp sẽ cung cấp cầu phao – ông Lecornu tiết lộ.
Việc Pháp rút kho dự trữ vũ khí của mình để cung cấp cho Ukraine cũng đã làm nổi bật nhu cầu quốc phòng của chính nước này.
Ông Lecornu cho biết các khẩu đội Crotale dành cho Ukraine đang được thay thế bằng hệ thống phòng không Mamba hiện đại hơn, dự kiến sẽ tạo thành một phần lá chắn an ninh bảo vệ cho Thế vận hội Paris 2024.
Vị Bộ trưởng cho hay Pháp cũng đã đặt hàng bổ sung kho pháo Caesar để thay thế những khẩu pháo đã gửi đến Ukraine.
Ngân sách quốc phòng của Pháp cho năm 2023 sẽ tăng lên mức cao nhất kể từ Thế chiến thứ hai, ở mức 44 tỷ euro (42,8 tỷ USD). Con số này tăng mạnh so với mức 32,3 tỷ euro vào năm 2017 khi ông Macron giành chiến thắng trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình – theo bộ trưởng Lecornu.
NATO gấp rút 'lắp ráp' lá chắn phòng không cho Ukraine và châu Âu
Mỹ và các đồng minh NATO đang chạy đua lắp ráp các lá chắn phòng không cho Ukraine và toàn châu Âu sau loạt không kích tên lửa của Nga hôm 10/10.
NATO đang tìm cách nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa cũ của Ukraine. Trong ảnh là Hệ thống tên lửa đất đối không ở ngoại ô Kiev. Nguồn: AP
Theo trang Politico, các thành viên NATO đang chạy đua lắp ráp các lá chắn phòng không cho Ukraine và một hệ thống chung cho toàn châu Âu nhằm đối phó với các mối đe dọa từ bầu trời.
Sau chiến dịch tấn công bằng tên lửa hành trình của Nga nhằm vào các cơ sở hạ tầng của Ukraine hôm 101/10, các nhà lãnh đạo NATO đã khẩn trương nhóm họp ở Brussels trong tuần này.
Phản ứng mà các đồng minh NATO đưa ra là rất nhanh chóng. Đức đã chuyển giao ngay hệ thống phòng không IRIS-T đầu tiên; Pháp và Tây Ban Nha cam kết các khoản tài trợ mới để hạ tên lửa Nga và các máy bay không người lái tấn công liều chết; Hà Lan viện trợ tên lửa đất đối không...
Cùng lúc đó, 14 thành viên NATO và Phần Lan ngày 13/10 đã công bố một nỗ lực đầy tham vọng nhằm xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa liên kết mới trải rông khắp cựu lục địa. Giới chức NATO cho rằng nỗ lực này là rất quan trọng sau làn sóng không kích nhằm vào các thành phố của Ukraine.
Xe cộ bị đốt cháy rụi trong cuộc không kích của Nga vào thủ đô Kiev ngày 10/10. Ảnh: CNN
"Cam kết này trở nên quan trọng hơn khi chúng ta chứng kiến các cuộc tấn công tên lửa của Nga ở Ukraine", Phó Tổng thư ký NATO Mircea Geoana cho biết sau thông báo.
Được gọi là "Sáng kiến Lá chắn Bầu trời Châu Âu" (European Sky Shield Initiative), các quốc gia thành viên có nhiệm vụ mua các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại và kết nối chúng với các hệ thống của các quốc gia khác để cung cấp cho liên minh một bức tranh toàn cảnh về các mối đe dọa từ bầu trời.
Khi công bố kế hoạch, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht đã lưu ý đến những "lỗ hổng" hiện có trong phòng không châu Âu. "Chúng ta cần nhanh chóng lấp đầy những khoảng trống này, chúng ta đang sống trong thời kỳ nguy hiểm, đầy mối đe dọa", bà Lambrecht nói.
Mỹ hiện không có vai trò quan trọng trong "Sky Shield", nhưng họ đã vận hành hai địa điểm đặt tên lửa đạn đạo Aegis Ashore ở Romania và Ba Lan, tập trung vào mối đe dọa tiềm tàng từ tên lửa đạn đạo của Iran.
Thông tin chi tiết về "Sky Shield" chưa có nhiều, nhưng sự phức tạp của sáng kiến này là rõ ràng. "Có lẽ nhiệm vụ quan trọng nhất là làm thế nào để liên kết tất cả các hệ thống đó lại với nhau", Ngoại trưởng Latvia, Janis Garisons nói với tờ POLITICO sau khi ký thỏa thuận. Sẽ mất thời gian và nỗ lực để xây dựng một "bức tranh chung nhằm đảm bảo nó có thể tương tác được với nhau và đó có thể là thách thức lớn" - theo ông Garisons.
Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan, Kajsa Ollongren nói với các phóng viên rằng "tầm quan trọng của những gì chúng tôi đã làm sáng nay (13/10) là chúng tôi biết rằng chúng tôi cần phải làm nhiều hơn, và chúng tôi muốn ngành công nghiệp cũng phải làm nhiều hơn nữa và đón đầu sự phát triển của hệ thống phòng thủ đường không. Và chúng tôi cũng nhận ra rằng không nên làm điều đó riêng rẽ từng quốc gia, vì vậy chúng tôi đang phối hợp lực lượng của mình".
Bất kỳ mạng lưới hoạt động nào như vậy chắc chắn sẽ mất nhiều năm để phát triển và triển khai, vì các hệ thống phòng không tinh vi vừa tốn kém lại vừa mất thời gian để xây dựng. Các hệ thống mạng tiên tiến và việc đưa ra các quy tắc chia sẻ dữ liệu, thông tin cũng là một trở ngại khác đối với những quốc gia do dự trong việc chia sẻ những thông tin nhạy cảm như vậy.
Kết hợp nỗ lực này với việc thúc đẩy tài trợ ngay lập tức nhiều vũ khí tầm cỡ cho Ukraine cũng có thể sẽ buộc các quốc gia NATO phải đưa ra những lựa chọn khó khăn. Tuy nhiên, cuộc tấn công của Nga ở Ukraine đã làm thay đổi tư duy của người châu Âu, cho lục địa già chứng kiến cuộc chiến quy mô công nghiệp lần đầu tiên kể từ sau Thế chiến II diễn ra như thế nào.
Hệ thống tên lửa NASAMS của Hà Lan. Ảnh: Bộ Quốc phòng Hà Lan
Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Ollongren cho rằng các hệ thống phòng không mới đang được đưa tới Ukraine là tín hiệu với ông Putin rằng điều duy nhất mà Nga đạt được khi không kích Ukraine là châu Âu càng đầy mạnh nỗ lực giúp Kiev. "Nếu phòng không là thứ Ukraine cần, thì phòng không là thứ họ sẽ có được", ông Ollongren nói.
Các quan chức NATO trong tuần này cũng cho biết họ rút ra bài học từ xung đột ở Ukraine và đang gấp rút dự trữ số lượng đạn dược còn lại trong các kho chứa của châu Âu sau nhiều tháng chuyển giao pháo, rocket chống giáp và đạn dược cho Ukraine. Một trong những bài học là Ukraine đang bắn bao nhiêu quả đạn pháo và ảnh hưởng của nó đối với các đơn vị và thiết bị của Nga, đây là điểm dữ liệu quan trọng trong việc lập kế hoạch chi tiêu quốc phòng tổng thể.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Lambrecht đã tìm hiểu một số chi tiết cụ thể về những gì mà bà cho rằng chương trình phòng không châu Âu nên xem xét. "Chúng tôi sẽ làm việc nhanh chóng trong các dự án chung đầu tiên, trong đó có việc mua chung các đơn vị Patriot cũng như hệ thống IRIS-T hiện đại".
IRIS-T cũng là hệ thống phòng không mà Đức vừa chuyển giao cho Ukraine đơn vị đầu tiên, tiếp theo sẽ là 3 hệ thống. Patriot của Mỹ và IRIS-T của Đức sẽ có hiệu quả chống lại các tên lửa tầm thấp hoặc tầm trung. Bà Lambrecht cũng đề cập đến hệ thống Arrow 3 do Israel sản xuất dành cho các tên lửa bay cao hơn.
Tổng thống Putin nói sẽ sớm dừng lệnh động viên một phần Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng lệnh động viên một phần đã gần hoàn tất và sẽ kết thúc trong vòng 2 tuần tới. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS Theo hãng thông tấn TASS, phát biểu trước truyền thông vào ngày 14/10, ông Putin cho biết đã có khoảng 222.000 người tòng quân trong số mục tiêu điều động...