Pháp kêu gọi châu Âu “bớt ngây thơ” và giảm phụ thuộc vào Mỹ
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi châu Âu “bớt ngây thơ” và cần phải độc lập hơn trước đồng minh Mỹ, sau khi ông nhiều lần kêu gọi châu lục này thành lập quân đội riêng.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (Ảnh: Reuters).
Trong buổi họp báo ngày 28/9 với Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis tại Paris, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi các lãnh đạo châu Âu “ngừng ngây thơ” và cần phải độc lập hơn trước Mỹ trong tương lai.
“Trong hơn 10 năm qua, Mỹ đã tập trung và có lợi ích chiến lược đang xoay trục về phía Thái Bình Dương và các vấn đề liên quan tới Trung Quốc”, ông Macron nói.
Video đang HOT
Ông nhấn mạnh rằng, Mỹ “có quyền làm như vậy” và nhận định: “Khi chúng ta chịu áp lực từ các nước lớn, chúng ta cần phải phản ứng và chứng tỏ rằng chúng ta có quyền và năng lực để tự vệ. Không phải nhằm leo thang mọi thứ, mà là bảo vệ chính chúng ta”, ông Macron nói.
“Đây không phải là sự thay thế đối với liên minh với Mỹ. Đó không phải là sự thay thế, mà là việc chịu trách nhiệm cho trụ cột châu Âu trong NATO và việc chúng ta cần phải bảo vệ chính mình”, ông Macron nói về việc châu Âu cần gia tăng năng lực tự vệ và trở nên độc lập hơn.
Theo Reuters , Pháp thời gian qua đã vướng phải một cuộc khủng hoảng ngoại giao chưa từng có tiền lệ với Mỹ, Anh và Australia liên quan tới thỏa thuận an ninh đa phương giữa 3 nước trên, AUKUS. Australia đã bất ngờ quyết định hủy hợp đồng mua tàu ngầm Pháp trị giá hàng chục tỷ USD và sẽ sử dụng sự trợ giúp của Mỹ và Anh để tự đóng 8 tàu ngầm hạt nhân.
Reuters cho biết, bài phát biểu hôm qua là lần đầu tiên ông Macron công khai lên tiếng về AUKUS và ông đã tận dụng cơ hội này để kêu gọi châu Âu cần độc lập hơn nữa trong tương lai khi đồng minh Mỹ đang dồn sự tập trung qua khu vực khác.
Hôm qua, Pháp cũng ký thỏa thuận bán cho Hy Lạp 3 chiến hạm trị giá 3,5 tỷ USD. Trước đó, Hy Lạp cũng đã đặt mua 24 tiêm kích Rafale từ Pháp, trở thành quốc gia đầu tiên thuộc liên minh châu Âu EU mua loại máy bay này.
Theo giới quan sát, ông Macron trong những năm qua đã liên tục đề xuất việc thiết lập quân đội châu Âu nhằm phản ứng với các tình huống khủng hoảng tiềm tàng. Quan điểm này được nhiều lãnh đạo châu Âu chia sẻ, trong đó có Thủ tướng Đức Angela Merkel. Hồi năm 2019, ông Macron từng cảnh báo các quốc gia châu Âu hiện không thể phụ thuộc vào sự bảo vệ của Mỹ, mô tả rằng khối liên minh quân sự NATO đang trải qua tình trạng “chết não”.
Vào năm tới, Pháp sẽ giữ chức chủ tịch Hội đồng EU và vấn đề an ninh dự kiến sẽ trở thành một ưu tiên quan trọng của Paris. Một hội nghị thượng đỉnh quốc phòng chung được lên kế hoạch vào năm 2022 với người đứng đầu Ủy ban châu Âu, Ursula von der Leyen, có thể sẽ góp phần thành lập lực lượng phản ứng nhanh gồm 5.000 quân ở châu Âu.
EU bênh Pháp sau thỏa thuận tàu ngầm Australia
EU cho rằng Pháp bị đối xử theo cách "không thể chấp nhận" khi Australia, Anh và Mỹ ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ tàu ngầm hạt nhân.
"Có rất nhiều câu hỏi mở cần được giải đáp. Một quốc gia thành viên của chúng ta đã bị đối xử theo cách không thể chấp nhận. Chúng ta muốn làm rõ điều gì đã xảy ra trước khi mọi việc trở lại bình thường", Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nói trong cuộc họp của Liên minh châu Âu (EU) hôm nay.
Cuộc họp diễn ra gần một tuần sau khi Australia lập liên minh với Mỹ, Anh để phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và hủy hợp đồng đóng tàu ngầm thông thường trị giá gần 40 tỷ USD với Pháp. Các nhà ngoại giao cho biết EU đã thể hiện đồng tình với sự tức giận của Pháp, nhưng chưa công khai ủng hộ những phát biểu cứng rắn của giới chức nước này.
4 tàu ngầm Australia di chuyển qua vịnh Cockburn Sound của nước này hồi tháng 2/2019. Ảnh: BQP Australia .
Pháp đã triệu hồi đại sứ ở Mỹ và Australia về nước để tham vấn hồi tuần trước. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian gọi thỏa thuận của AUKUS là "cú đâm sau lưng", trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Florence Parly cảnh báo có thể yêu cầu Australia bồi thường và hủy hội nghị thượng đỉnh song phương với người đồng cấp Anh Ben Wallace trong tuần này.,
Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề châu Âu Clement Beaune cũng cảnh báo điều này có thể ảnh hưởng tới những cuộc đàm phán thương mại giữa EU và Australia.
Căng thẳng xảy ra trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh đang tìm kiếm thêm sự hỗ trợ tại châu Á và Thái Bình Dương, do lo ngại ảnh hưởng ngày càng tăng từ Trung Quốc. Trong khi đó, Pháp sắp nhậm chức chủ tịch luân phiên của EU.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 16/9 cố gắng xoa dịu cơn thịnh nộ của Pháp, khi gọi nước này là đối tác quan trọng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong vài ngày tới về vấn đề nà
Chậm mà chắc, châu Âu giành phần thắng trong cuộc đua tiêm vaccine COVID-19 Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen khẳng định chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 của Liên minh châu Âu đã đạt thành công sau khởi đầu đầy trắc trở. Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen. Ảnh: Xinhua "Chúng ta đã làm được", bà Ursula von der Leyen phát biểu trong bài thông điệp...