Pháp hủy kế hoạch rước đuốc Olympic 2024 tại New Caledonia

Theo dõi VGT trên

Bất ổn tiếp diễn tại tại quần đảo New Caledonia – vùng lãnh thổ hải ngoại của PhápThái Bình Dương – đã khiến Chính phủ Pháp quyết định hủy bỏ kế hoạch rước đuốc Olympic mùa Hè 2024 chặng New Caledonia.

Pháp hủy kế hoạch rước đuốc Olympic 2024 tại New Caledonia - Hình 1
Khói bốc lên trong cuộc biểu tình bạo lực tại Noumea, quần đảo New Caledonia, vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp, ngày 14/5/2024. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngọn đuốc Olympic dự kiến sẽ cập bến New Caledonia vào ngày 11/6 tới, tuy nhiên Bộ trưởng Thể thao Pháp Amelie Oudea-Castera nhấn mạnh “cần phải ưu tiên ổn định an ninh trật tự” tại vùng lãnh thổ này. Ông nêu rõ: “Xét bối cảnh hiện nay, tôi nghĩ mọi người đều hiểu ưu tiên thực sự sẽ là khôi phục trật tự công cộng và sau đó là xoa dịu lòng dân. Ưu tiên sự an toàn của người dân, ưu tiên sự bình tĩnh trở lại và ưu tiên cải thiện tình hình chính trị”.

Tính đến ngày 18/5, các vụ bạo lực diễn ra suốt 6 ngày tại New Caledonia đã khiến ít nhất 6 người t.hiệt m.ạng và hàng trăm người bị thương, nhiều ô tô và tòa nhà bị đ.ốt p.há.

Biểu tình và bạo lực nổ ra khi Hạ viện Pháp bỏ phiếu ủng hộ dự luật điều chỉnh một số quy định đối với vùng lãnh thổ hải ngoại này. Theo đó, cư dân Pháp đã sinh sống tại New Caledonia 10 năm có quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử cấp tỉnh. Một số lãnh đạo địa phương cho rằng điều này có thể ảnh hưởng đến phiếu bầu của người Kanak bản địa – chiếm khoảng 41% dân số New Caledonia.

Khoảng 1.000 binh sĩ và cảnh sát Pháp trang bị vũ khí hạng nặng đã được điều động tới thủ phủ Noumea của New Caledonia để phối hợp cùng lực lượng sở tại tuần tra, trấn áp những người biểu tình quá khích và lập lại trật tự an ninh công cộng.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi đối thoại cùng các bên liên quan tại New Caledonia về kế hoạch cải cách hiến pháp. Tuy nhiên, Văn phòng Tổng thống Pháp cho biết các nỗ lực đàm phán cho đến nay vẫn gặp khó khăn.

Một nhóm doanh nghiệp tại New Caledonia ước tính thiệt hại từ cuộc bạo loạn hiện nay là 200 triệu euro (tương đương 217 triệu USD) và thiệt hại đối với danh tiếng của quần đảo này có thể còn lớn hơn. Du lịch là nguồn thu lớn cho New Caledonia. Tuy nhiên, hơn 3.200 khách du lịch đã bị mắc kẹt trong hoặc ngoài quần đảo do sân bay quốc tế Noumea đóng cửa.

Căng thẳng ở New Caledonia

Vào ngày 13/4 qua, khoảng 20.000 người đã xuống đường biểu tình ở Nouméa, thủ phủ quần đảo New Caledonia thuộc Pháp.

Video đang HOT

Đa phần người biểu tình là thành viên của một trong số những đảng chính trị thuộc Mặt trận quốc gia và chủ nghĩa xã hội Kanak (FLNKS), một liên minh đòi độc lập cho New Caledonia.

Kể từ đầu tháng 4 đã xuất hiện không ít trường hợp người biểu tình đụng độ với cảnh sát New Caledonia. Tình hình hoàn toàn có thể xấu thêm trong tương lai gần.

Con đường chông gai

Bộ trưởng Ngoại giao Australia Penny Wong phát biểu trong chuyến thăm New Caledonia của bà vào giữa năm ngoái như sau: "New Caledonia đang đứng trước ngã ba lịch sử. Con đường của các bạn không đơn giản chỉ là phục hồi quyền lực cho người dân bản địa". Bà Penny Wong là quan chức cấp cao Australia đầu tiên có tuyên bố thẳng thắn như vậy về hòn đảo láng giềng của họ. Bà cũng đã tóm tắt rất chính xác câu hỏi đặt ra với phong trào đòi độc lập cho New Caledonia.

New Caledonia chiếm một vị độc nhất trong số những lãnh thổ hải ngoại của Pháp. Vào cuối thập niên 1970, đầu thập niên 1980, Chính phủ Pháp rút lại một số đặc quyền dành cho các lãnh thổ hải ngoại, đồng thời khuyến khích người Pháp di cư đến những mảnh đất trên. Toan tính của họ là làm mọi cách để khiến phong trào đòi độc lập ở các lãnh thổ hải ngoại trở nên suy yếu. Paris không ngờ rằng chính họ lại khiến phong trào độc lập New Caledonia bùng lên.

Những cuộc bạo động, k.hủng b.ố liên tục nổ ra ở New Caledonia trong giai đoạn 1980-1987 và chỉ tạm ắng lại sau khi hai bên ký hiệp định Matignon. Phe đòi độc lập sẽ chấm dứt các hành động bạo lực để đổi lấy một số đặc quyền kinh tế - chính trị cho cộng đồng người bản địa Kanak.

Căng thẳng ở New Caledonia - Hình 1
Cử tri New Caledonia bỏ phiếu biểu quyết việc thành lập nhà nước độc lập vào năm 2018.

Nói về người Kanak, họ hiện chiếm khoảng 40% dân số New Caledonia. 10% nữa là người Polynesia di cư từ các lãnh thổ Pháp hải ngoại khác như Tahiti, Wallis và Futuna. Khoảng 25% dân số New Caledonia là con cháu của người di cư châu Âu. Phần còn lại là những người có cha mẹ, ông bà di cư từ những thuộc địa cũ của Pháp như Algeria, Vanuatu, Việt Nam.

Quần đảo New Caledonia được chia ra làm 3 tỉnh. Đảo chính Grande Terre bị "cắt đôi" thành tỉnh Bắc và tỉnh Nam, còn nhóm đảo Loyalty thì được gộp vào tỉnh Loyalty. 2/3 dân số New Caledonia sống ở tỉnh Nam, nhưng người Kanak lại chiếm đa số ở tỉnh Bắc và tỉnh Loyalty. Quyền lực của 3 tỉnh tạo thành thế "chân vạc" nhằm đảm bảo bất kỳ sắc tộc nào ở New Caledonia cũng có tiếng nói chính trị.

Người New Caledonia có cả quốc tịch New Caledonia lẫn quốc tịch Pháp. Chính quyền New Caledonia có quyền đối thoại ngoại giao trực tiếp với những quốc gia khác mà không cần thông qua Paris, vậy nên một số nước như Trung Quốc và Nhật Bản có lãnh sự quán ở quần đảo xa xôi này. Ngay cả chính quyền các cấp huyện, xã tại New Caledonia cũng khác Pháp. Hội đồng nhân dân của mỗi bộ tộc người Kanak có quyền ban hành luật dành riêng cho bộ tộc đó, miễn là không đi ngược lại một số bộ luật quốc gia nhất định. Nhờ vậy mà quyền lực chính trị của người Kanak lớn mạnh dần theo từng năm. Ông Louis Mapo, Tổng thống đương nhiệm của New Caledonia, là người Kanak đầu tiên giữ chức vụ này.

Người dân New Caledonia từng hai lần (2018 và 2021) đi bỏ phiếu trưng cầu ý dân về việc tách quần đảo này khỏi Pháp. Kết quả cả hai lần đều là "Không". Vậy nhưng lần trưng cầu ý dân năm 2021 đã gặp phải sự phản đối kịch liệt của người Kanak. Họ cho rằng Chính phủ Pháp cố ý tổ chức trưng cầu giữa lúc đại dịch COVID-19 đang hoành hành, nhiều người phải chăm sóc thân nhân bị bệnh hay tổ chức lễ tang, nhằm khiến các cử tri Kanak không thể đi bỏ phiếu. FLNKS tẩy chay kết quả trưng cầu và tuyên bố sẽ tiếp tục theo đuổi chiến dịch kêu gọi đưa New Caledonia trở thành quốc gia độc lập mang tên Kanaky.

Căng thẳng ở New Caledonia - Hình 2
Mỏ nickel bỏ hoang ở New Caledonia.

Ngày 3/4 vừa qua, Quốc hội Pháp bỏ phiếu phê chuẩn việc thay đổi luật bầu cử của New Caledonia. Trước đây chỉ có những người sống tại New Caledonia từ trước năm 1998 mới được đi bỏ phiếu. Luật mới cho phép bất kỳ ai sống ở New Caledonia trong vòng 10 năm liên tục được đi bỏ phiếu. FLNKS kịch liệt phản đối quyết định trên bởi cho rằng chính phủ Tổng thống Emmanuel Macron đang "can thiệp quá trớn" vào nội tình New Caledonia nhằm giữ quần đảo này thuộc Pháp. Họ liên tục tổ chức các cuộc biểu tình nhằm thể hiện sự bất mãn của mình. Trong một cuộc biểu tình ở thủ phủ Nouméa ngày 4/4, cảnh sát chống bạo động đã phải b.ắn đến 400 lựu đạn cay để giải tán đoàn người biểu tình.

Khủng hoảng nickel

Bất ổn chính trị tại New Caledonia có liên quan trực tiếp đến cuộc khủng hoảng nickel tại quần đảo này. New Caledonia là nhà xuất khẩu nickel lớn thứ tư thế giới sau Indonesia, Philippines và Nga. Mỗi năm New Caledonia xuất khẩu gần 200.000 tấn nickel sang các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Vấn đề phân chia lợi nhuận thu được từ nickel luôn khiến giới chính trị New Caledonia phải "lao tâm khổ tứ". Chính phủ cựu Tổng thống New Caledonia Thierry Santa từng sụp đổ vào năm 2021 vì các cuộc biểu tình liên quan đến nickel. Mọi chuyện bắt đầu khi tập đoàn khai mỏ Vale (Brazil) mở bán khu mỏ nickel Goro tại tỉnh Nam. Từng có thời điểm khu mỏ suýt nữa được bán cho tập đoàn khoáng sản New Century Resources của Australia. Vậy nhưng cộng đồng người Kanak kịch liệt phản đối việc bán mỏ nickel cho một thực thể nước ngoài. Họ muốn mỏ được chuyển giao cho công ty khoáng sản công-tư Sofinor (với sự hậu thuẫn từ tập đoàn luyện kim Korea Zinc của Hàn Quốc).

Biểu tình nổ ra dữ dội trên toàn tỉnh Nam, còn các quan chức cấp cao người Kanak đồng loạt từ chức, khiến cho Chính phủ Thierry Santa bị sụp đổ. Bộ Hải ngoại Pháp phải trực tiếp can dự vào quá trình thương thảo bán mỏ. Cả New Century Resources và Sofinor rút lại đề nghị mua và Vale chấp nhận bán lại khu mỏ cho công ty địa phương Prony Resources.

Giá nickel trên thị trường thế giới đã giảm hơn 40% trong vòng một năm qua. Ước tính, đến hơn 60% doanh nghiệp xuất khẩu, chế biến nickel trên thế giới đang gặp lỗ. Lý do lớn nhất cho sự sụt giảm này là nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc hạ giữa lúc nền kinh tế ảm đạm. Ông Tom Price, chuyên gia phân tích thị trường hàng hóa của công ty đầu tư Liberum Capital, nhận xét: "Bất kỳ mỏ nickel nào ở ngoài Indonesia cũng đang gặp nguy hiểm. Các mỏ ở New Caledonia thì lại càng nguy hiểm. Hoàn toàn có khả năng những công ty khoáng sản nước ngoài sẽ sớm đóng cửa mỏ nickel ở New Caledonia để tháo chạy".

Tập đoàn khoáng sản Glencore (Anh-Thụy Sĩ) mới đây đã tuyên bố tạm ngừng việc chế biến nickel tại nhà máy của họ đặt tại tỉnh Bắc. Hai nhà máy lớn khác ở tỉnh Nam thuộc sở hữu của Eramet (Pháp) và Prony Resources thì đang hoạt động cầm chừng. Paris đã phải cho Prony Resources vay khẩn cấp 140 triệu Euro để không phải đóng cửa nhà máy và khu mỏ Goro. Eramet cũng nhận được một gói cứu trợ tương tự trị giá 40 triệu Euro.

Căng thẳng ở New Caledonia - Hình 3
Biểu tình đòi độc lập cho New Caledonia.

Bà Christel Bories, Chủ tịch Eramet, mới đây đã có một cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times gây chấn động dư luận. Bà tuyên bố: "Các nhà máy chế biến nickel tại New Caledonia sẽ đóng cửa hết trong vòng 5 năm tới. Họ không thể cạnh tranh cả về mặt giá thành lẫn chất lượng so với sản phẩm nickel của Indonesia. Tôi không nghĩ rằng Chính phủ Pháp lẫn chính quyền New Caledonia sẽ muốn tiếp tục đổ t.iền v.ào ngành nickel... Đã đến lúc New Caledonia thôi phụ thuộc vào nickel".

Nickel giống như là "máu" của New Caledonia và nền kinh tế của quần đảo này đang phải hứng chịu "hiệu ứng domino" nặng nề từ sự sụp đổ của ngành nickel. Ước tính sẽ có hơn 6.000 công dân New Caledonia mất việc trong tháng 5 tới khi các mỏ khai thác và nhà máy chế biến nickel cạn sạch quỹ t.iền lương cho công nhân. Một nhóm chính trị gia thuộc các đảng phái khác nhau mới đây đã gửi thư ngỏ kêu gọi chính quyền New Caledonia tuyên bố áp đặt tình trạng khẩn cấp. Yêu sách này được thông qua sẽ tạo t.iền đề cho chính quyền thực thi những biện pháp mạnh tay hơn, đồng thời giải phóng một số quỹ ngân sách khẩn cấp để cứu trợ cho người lao động.

Cựu Tổng thống Thierry Santa, nay là thủ lĩnh đảng bảo thủ Le Rassemblement, phát biểu: "Nền kinh tế New Caledonia không phải đếm từng tháng hay từng ngày đến thời điểm rơi xuống vực sâu. Chúng ta đang rơi xuống vực sâu. Nếu chính quyền không hành động ngay vào lúc này thì xã hội New Caledonia sẽ sớm đổ vỡ hoàn toàn".

Đi tìm giải pháp

Chính phủ Pháp, đặc biệt là Bộ trưởng Tài chính Bruno Lemaire, đang "chạy đôn chạy đáo" để tìm cách họp lại các nhà đầu tư lớn vào ngành nickel New Caledonia. Tham vọng của Paris là khiến các tập đoàn khai khoáng trong và ngoài nước ký vào một bản thỏa thuận chung nhằm cải tổ toàn bộ ngành nickel New Caledonia. Đổi lại, Chính phủ Pháp sẽ xóa nợ cho các doanh nghiệp này. Paris vẫn đặt hy vọng vào tương lai và tính cạnh tranh của nickel New Caledonia, nhưng dựa trên hành động và tuyên bố của các tập đoàn khoáng sản đang hoạt động tại đây, có vẻ như chẳng còn ai "mặn mà" với việc đổ vốn vào quần đảo này.

Căng thẳng ở New Caledonia - Hình 4
Người biểu tình đụng độ với cảnh sát Pháp nhân chuyến thăm Nouméa của Bộ trưởng Tư pháp Eric Dupond-Moretti và Bộ trưởng Nội vụ Gérald Darmanin.

Giải quyết được khủng hoảng nickel chắc chắn sẽ giúp tình hình bất ổn ở New Caledonia "hạ nhiệt" phần nào, nhưng như vậy vẫn chưa đi được đến tận gốc vấn đề. Chính phủ Pháp đang tìm cách thỏa hiệp với FLNKS. Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gérald Darmanin mới đây tuyên bố sẵn sàng lùi lại ngày bầu cử chính quyền các cấp địa phương nếu như phe đòi độc lập chấp nhận bàn đàm phán. Tuy nhiên, các đảng phái thuộc FLNKS tuyên bố sẽ tiếp tục biểu tình nếu như Paris không rút lại quyết định sửa đổi luật bầu cử.

Sacha Houlié, Chủ tịch Ủy ban Luật pháp của Quốc hội New Caledonia giải thích: "Để cho bầu cử diễn ra đúng kế hoạch vào cuối năm nay thì Quốc hội New Caledonia phải thông qua quyết định của Paris chậm nhất vào mùng 1/8. Cứ tình hình như hiện nay thì khả năng đó khó xảy ra... Điều mà các chính trị gia cánh tả lẫn cánh hữu ở New Caledonia nghĩ đến đầu tiên lúc này là đưa được các bên ngồi xuống bàn đàm phán trước khi tình hình bạo lực trở nên căng thẳng thêm. Nhưng, kể cả làm được việc đó thì họ vẫn còn phải đối mặt với một câu hỏi nan giải khác: Đem đặt quyền lợi của New Caledonia và quyền lợi của Pháp lên bàn cân, bên nào sẽ nặng hơn?"

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hàng nghìn người kẹt trong bão Gaemi, liệu các siêu đô thị Philippines đã đạt đến giới hạn?
21:27:31 25/07/2024
'Phó tướng' của ông Trump phá kỷ lục theo cách tồi tệ nhất
06:49:21 26/07/2024
Cây điều lớn nhất thế giới bao phủ diện tích hơn 8.000 m2
20:33:15 25/07/2024
Philippines chạy đua với thời gian để ngăn sự cố tràn dầu lớn nhất trong lịch sử
06:46:59 26/07/2024
Tổng thống Biden sẽ làm gì trong thời gian cuối ở Nhà Trắng
08:56:42 26/07/2024
Ngoại trưởng Mỹ lùi lịch trình chuyến thăm châu Á
15:21:42 25/07/2024
Cựu Tổng thống Trump chuyển hướng đối đầu với bà Harris ra sao
16:22:27 25/07/2024
Ông Obama dự định ủng hộ bà Harris tranh cử tổng thống
08:56:06 26/07/2024

Tin đang nóng

Thúy Vinh nói về vụ kiện 13 năm với Thanh Thảo: "Đó là học phí đắt nhất"
07:02:53 27/07/2024
Á hậu bị tung tin hẹn hò Shark Bình tiết lộ quan hệ yêu đương, ai nghe cũng sốc
07:37:21 27/07/2024
Tiểu Yêu của 'Trường Tương Tư' là nhân vật gây tranh cãi nhất màn ảnh Hoa ngữ hiện giờ?
06:02:05 27/07/2024
Cường Đôla bị yêu cầu giải trình sau hơn 3 ngày thay thế mẹ ruột làm CEO
06:39:06 27/07/2024
Call me Duy lợi dụng Quốc tang bán hàng bất chấp, bị mắng té tát phải xin lỗi
09:05:27 27/07/2024
Thực hư thông tin cô gái làm ở Samsung lây truyền HIV cho 16 người ở Thái Nguyên
07:19:15 27/07/2024
Sao Việt 27/7: Kasim Hoàng Vũ lộ diện khác lạ sau bạo bệnh
06:41:38 27/07/2024
Hòa Minzy và con trai lặng lẽ bên đường tiễn đưa Bác Trọng, cõi mạng xúc động
10:24:58 27/07/2024

Tin mới nhất

Truyền thông Cuba dành nhiều không gian tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

05:46:14 27/07/2024
Cuba là nước đầu tiên tuyên bố dành 3 ngày tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đây là minh chứng cho tình anh em đặc biệt giữa hai dân tộc.

Dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Campuchia

05:34:08 27/07/2024
Cùng chung cảm nhận với Đại sứ Việt Nam, Đại tướng Yun Min chia sẻ cảm xúc nghẹn ngào với quân đội và toàn thể nhân dân Việt Nam khi mất đi một nhà lãnh đạo xuất sắc - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Kiểm điểm và định hướng hợp tác ASEAN+1

05:31:24 27/07/2024
Trong khuôn khổ các Hội nghị ASEAN+1, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt và Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tae Yul đã đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Hàn Quốc.

Ấn Độ và Trung Quốc có thêm địa điểm được UNESCO công nhận là Di sản thế giới

05:26:06 27/07/2024
Các chuyên gia UNESCO đ.ánh giá kiến trúc và kỹ năng của thợ xây khu gò mộ này có thể so sánh với những lăng tẩm của các triều đại Trung Quốc và các kim tự tháp ở Ai Cập.

Israel đưa ra các điều kiện mới cho thỏa thuận ngừng b.ắn ở Gaza

05:23:41 27/07/2024
Tuy nhiên, quan chức giấu tên cho biết Hamas đã bác bỏ điều kiện này. Các nguồn tin nói rằng Israel cũng yêu cầu trao quyền kiểm soát biên giới giữa Gaza và Ai Cập cho quân đội nước này..

Pháp: Cơ quan công tố điều tra vụ phá hoại đường sắt trước thềm Olympic

05:15:06 27/07/2024
Các hành vi ác ý này đã gây gián đoạn nghiêm trọng đối với các tuyến đường sắt Đại Tây Dương, các tuyến miền Bắc và miền Đông nước Pháp.

Mưa lớn gây lũ lụt và lở đất ở Đông Bắc Nhật Bản, ít nhất 2 người t.hiệt m.ạng

05:12:43 27/07/2024
Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đã hạ cấp độ cảnh báo mưa lớn tại 6 thành phố ở tỉnh Yamagata, nhưng vẫn duy trì cảnh báo nguy cơ lũ lụt và lở đất.

LHQ đưa tu viện ở Gaza vào danh sách di sản đang bị đe dọa

05:08:57 27/07/2024
Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới UNESCO Lazare Eloundou Assomo nhấn mạnh rằng đây là cách duy nhất để bảo vệ tu viện Saint Hilarion khỏi bị phá hủy trong bối cảnh xung đột dai dẳng hiện nay.

Anh và Đức cân nhắc hợp tác chế tạo tên lửa có khả năng tấn công vũ khí hạt nhân của Nga

05:06:36 27/07/2024
Nguồn tin cho biết các tên lửa này dự kiến được triển khai tại Đức, thay thế các tên lửa tầm xa của Mỹ được triển khai tại nước này từ năm 2026, bao gồm SM-6, Tomahawk và các tên lửa siêu thanh đang phát triển.

Australia, New Zealand, Canada kêu gọi lệnh ngừng b.ắn ở Gaza

05:05:12 27/07/2024
Tuy nhiên, tuần trước, Bộ Ngoại giao Israel đã bác bỏ quan điểm trên của ICJ, đồng thời cho rằng giải pháp chính trị trong khu vực chỉ có thể đạt được thông qua đàm phán.

Nổ mỏ khí đốt gây thương vong ở Nga

05:03:49 27/07/2024
Mỏ khí đốt trên do một công ty thuộc Tập đoàn năng lượng nhà nước Rosneft của Nga vận hành. Vụ nổ xảy ra khi các nhân viên đang chuẩn bị sửa chữa một số thiết bị.

Nga phản ứng trước việc EU chuyển tài sản đóng băng cho Ukraine

04:59:34 27/07/2024
Trước đó, cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen cho biết: Hôm nay, chúng tôi chuyển 1,5 tỷ euro từ các tài sản bất động sản của Nga cho Ukraine để tái thiết và phòng thủ .

Có thể bạn quan tâm

60 năm Vườn quốc gia Cúc Phương - Khu rừng nhiệt đới hàng đầu thế giới

Du lịch

11:39:31 27/07/2024
Với hệ giá trị đặc biệt, từ địa chất địa mạo, cổ sinh học, lâm sinh, cảnh quan và văn hóa bản địa, Cúc Phương được so sánh ngang hàng với những khu rừng nhiệt đới hàng đầu thế giới.

Lady Gaga gây thất vọng ở khai mạc Olympic Paris, Celine Dion trở lại chấn động

Sao âu mỹ

11:34:56 27/07/2024
Người hâm mộ thể thao trên toàn thế giới đều đang hướng về Thế vận hội Paris 2024 (Olympic Paris). Đêm khai mạc vừa diễn ra, đã để lại nhiều dấu ấn khó phai, đáng chú ý khi có sự xuất hiện của Lady Gaga và Celine Dion.

Trải qua nhiều biến cố, đôi bạn thân đã cùng nhau về quê mua một căn nhà rộng 110m2 để kỷ niệm t.uổi 30

Sáng tạo

11:32:03 27/07/2024
Tình bạn khác với gia đình và tình yêu. Nhiều khi, người hiểu bạn nhất không phải là gia đình hay người yêu của bạn mà là người bạn thân nhất của bạn.

Lôi Con hát hit triệu view khiến Sơn Tùng "mê mệt", vui sướng nhún nhảy khắp nhà

Netizen

11:31:12 27/07/2024
Lôi Con luôn là nhóc tỳ có sức hút nhất nhì cộng đồng mạng Việt Nam với vẻ ngoài đáng yêu cùng những khoảnh khắc vui nhộn. Lôi Con không ít lần thể hiện sự yêu thích với nhạc Việt khi trổ tài cover các bài hát đình đám khiến chủ hit thí...

Đắk Lắk: Ghi nhận trường hợp cháu bé 8 t.uổi mắc bệnh viêm não Nhật Bản

Sức khỏe

11:01:41 27/07/2024
Đồng thời, xử lý môi trường xung quanh nhà bệnh nhân và tăng cường công tác truyền thông cho người dân các biện pháp chủ động phòng, chống bệnh.

Từ ngày 27/6 đến 27/7 âm lịch, 3 con giáp sau phát tài cực nhanh, giàu sang phú quý không ngờ

Trắc nghiệm

11:01:17 27/07/2024
Theo tử vi từ ngày 27/6 đến 27/7 âm lịch cho biết, 3 con giáp sau được dự đoán phát tài cực nhanh, đổi đời nghèo khó, giàu sang phú quý không ngờ.

Phối đồ gam màu xám giúp bạn nâng tầm phong cách như thế nào?

Thời trang

11:01:17 27/07/2024
Trong thế giới thời trang, gam màu xám luôn chiếm một vị trí đặc biệt nhờ vào sự linh hoạt và tính thời thượng của nó.

Long Nhật miễn phí toàn bộ vé vào cổng liveshow kỉ niệm 35 năm ca hát

Nhạc việt

10:57:22 27/07/2024
Live show Người con xứ Huế kỉ niệm 35 năm ca hát của ca sĩ Long Nhật sẽ được tổ chức vào ngày 3/8/2024 tại Sân khấu Bia Quốc Học, Thành phố Huế và sẽ được miễn phí toàn bộ vé vào xem cho khán giả.

Erling Haaland đã sẵn sàng cho 'mùa giải khắc nghiệt nhất'

Sao thể thao

10:53:52 27/07/2024
Haaland đã ghi 90 bàn thắng trong 98 lần ra sân trong 2 năm cho Man.City. Tuy nhiên, hiệu suất ghi bàn có thể còn cao hơn nếu chấn thương không ảnh hưởng quá nhiều đối với siêu t.iền đạo người Na Uy ở mùa qua

Phong cách tiểu thư nhí nhà "hoa hậu giàu nhất Việt Nam", sang không kém mẹ, diện cả đồ hiệu ngàn đô

Phong cách sao

10:52:17 27/07/2024
Hoa hậu Hà Kiều Anh và ông xã Huỳnh Trung Nam có với nhau 3 nhóc tì, hai con trai Vương Khang, Vương Khôi và con gái út Viann.

Review Sweet Home 3: Kết phim vụng về gây thất vọng, Song Kang, Lee Do Hyun có cứu được nội dung?

Phim châu á

10:52:02 27/07/2024
Từng là dự án phim rất thành công trong mùa 1, Sweet Home lại khiến nhiều khán giả thất vọng khi mùa 3 lên sóng với nội dung lộn xộn và cái kết vụng về.