Pháp hủy 40% chuyến bay do nhân viên không lưu đình công
Cơ quan hàng không dân dụng Pháp (DGAC) thông báo khoảng 40% chuyến bay từ các sân bay Pháp sẽ bị hủy bỏ từ ngày 8/4 do các nhân viên không lưu tiến hành cuộc đình công kéo dài 2 ngày để phản đối các điều kiện làm việc.
Các nhân viên trạm không lưu tại các sân bay lớn của Pháp sẽ đình công trong 48 giờ
DGAC yêu cầu các hãng hàng không cố gắng không duy trì khoảng 40% số chuyến bay trong ngày 8/4, đồng thời yêu cầu hành khách kiểm tra trước khi ra sân bay liệu chuyến bay của họ có bị hủy hay không.
Trước đó, Liên đoàn nhân viên không lưu quốc gia (SNCTA) thông báo sẽ ngừng làm việc trong 2 ngày 8-9/4 để phản đối điều kiện làm việc và tuổi về hưu. DGAC lo ngại rằng cuộc đình công này sẽ làm tê liệt hoạt động giao thông hàng không trong hai ngày tới.
Theo TTXVN/baotintuc.vn
Video đang HOT
Công tác luân chuyển cán bộ ở Hậu Giang
Nhiệm vụ mới, môi trường, điều kiện làm việc mới, cả nơi ăn chốn ở đều mới,... là những khó khăn không nhỏ đối với cán bộ luân chuyển. Nhưng đó cũng là cơ hội để cán bộ cọ xát thực tiễn, nâng cao bản lĩnh, rèn luyện tác phong công tác, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công và từng bước trưởng thành. Đó là những cảm nhận của chúng tôi qua tìm hiểu thực tế tại Hậu Giang.
Đồng chí Trần Văn Huyến (thứ tư từ phải qua)thường xuyên xuống cơ sở, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
Tạo môi trường cho cán bộ rèn luyện Gặp Bí thư Tỉnh đoàn Trần Văn Huyến, cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy quản lý, được luân chuyển về làm Phó Bí thư Huyện ủy Long Mỹ từ tháng 4-2013. Anh nói: "Với tôi, bây giờ mọi công việc đều trôi chảy, không phải việc gì cũng hỏi, cũng chờ như trước nữa". Nhớ lại những ngày đầu nhận nhiệm vụ, gặp biết bao khó khăn, hơn nữa, xa nhà, để vợ chăm lo hai con còn nhỏ cũng là điều băn khoăn, nhưng anh xác định đây là dịp để "học việc". Song thuận lợi nhất là chỗ ở, đi lại và các chế độ chính sách khác đối với cán bộ luân chuyển được thực hiện theo Quyết định số 26 ngày 17-8-2012 của UBND tỉnh Hậu Giang. Đó là một trong những yếu tố giúp anh yên tâm công tác.
"Làm tham mưu mà gần hai tháng trời, chẳng đề xuất được việc gì. Đi cơ sở thì gặp không ít việc mới mẻ, lúng túng khi dân hỏi dự án này chừng nào làm, chính sách bồi thường giải tỏa ra sao...?" - anh Huyến bộc bạch.
Thế là anh bắt đầu lao vào nghiên cứu, từ quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Huyện ủy đến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và dành nhiều thời gian đi cơ sở nắm bắt tình hình. Anh luôn nhớ lời dặn của lãnh đạo Tỉnh ủy: "Về địa phương phải lắng nghe, học hỏi kinh nghiệm, tranh thủ sự ủng hộ của cán bộ tại chỗ cũng như các cán bộ lão thành, hưu trí". Nhờ vậy, anh quen dần với công việc và ngày càng làm tốt hơn vai trò, trách nhiệm của mình.
Đối với cán bộ nữ, khi luân chuyển về cơ sở, áp lực lớn hơn. Chị Lê Thị Thanh Lam là cán bộ Liên đoàn Lao động tỉnh về làm Bí thư Đảng ủy xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh tháng 4-2012. Trước đây chỉ phụ trách một mảng công tác, về cơ sở, gần như "ngập" trong "bách hóa tổng hợp", chị thấy rõ thiếu hụt về kiến thức, kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên, điều chị trăn trở nhất là suốt gần hai tháng đầu ở xã, thấy mạnh ai nấy làm, không có sự phối hợp, trao đổi, nên gần như không nắm được tình hình ở địa phương. Chị kể: Đề xuất tổ chức họp hằng tuần có sự tham gia của trưởng, phó ngành, bí thư chi bộ, trưởng ấp, một số đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy xã không ủng hộ, bảo "phải xin ý kiến tập thể". Sau này, chính nhờ các cuộc họp đó, chị có được thông tin hai chiều và cùng Đảng ủy xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh. Cán bộ hiểu nhau hơn, cùng tạo điều kiện và giúp nhau hoàn thành chức trách. Hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở từng bước đi vào nền nếp, hiệu quả hơn. Tinh thần đoàn kết nội bộ được củng cố, tạo niềm tin của nhân dân.
Trưởng thành nhanh hơn Bây giờ, chị Lê Thị Thanh Lam được rút về làm Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, nhưng sự quyết đoán, dám nghĩ, dám làm của chị trong thời gian "học việc" vẫn để lại nhiều dấu ấn. Điển hình là việc chị quyết định làm con đường giao thông bê-tông rộng 1,2 m, dài 500 m từ sông Cái Lớn đến đường Giải Phóng ở ấp Thanh Bình - nơi mà có người từng "tuyên bố": "Tuyến đường này chỉ có bảy hộ (với hơn 40 nhân khẩu), thì bốn hộ nghèo, làm sao làm được!". Ngân sách xã không có, chị phải đi vận động các "mạnh thường quân", huy động nhân công tại chỗ. Cuối cùng, con đường đã hoàn thành.
Nhiều cán bộ sau thời gian luân chuyển trưởng thành hơn, như anh Lê Minh Tuấn, từ Đài Truyền thanh huyện Long Mỹ luân chuyển về làm Chủ tịch xã Vĩnh Viễn tháng 3-2012. Đây là xã điểm chỉ đạo của tỉnh về xây dựng nông thôn mới, nhưng đang trong tình trạng mất đoàn kết nội bộ, phong trào xây dựng nông thôn mới đi xuống. Với tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh chính trị, đồng chí đã làm tốt vai trò của mình, góp phần lớn vào việc giúp Vĩnh Viễn được công nhận xã nông thôn mới vào tháng 2-2015.
Đồng chí Trịnh Hoàng Ba, sau khi hoàn thành nhiệm vụ làm Bí thư Đảng ủy xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, được đưa về làm Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, chia sẻ: "Qua thời gian luân chuyển, chúng tôi có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn, nhất là bài học về nguyên tắc tập trung dân chủ, song bám sát thực tiễn linh hoạt trong giải quyết các vấn đề, vụ việc ở cơ sở. Đối với đồng chí mình, nên động viên, nhắc nhở, không nên mệnh lệnh; khi có sai sót khuyết điểm thì góp ý nhẹ nhàng, nhất là với đảng viên cao tuổi và phải trên tinh thần xây dựng".
Theo đánh giá của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hậu Giang, trong số 76 cán bộ luân chuyển từ năm 2010 đến nay, hầu hết đều hoàn thành tốt nhiệm vụ. Các đồng chí này đã giúp công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở có nhiều kết quả đáng khích lệ. Mối quan hệ giữa cấp ủy và chính quyền gắn kết hơn, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, phong cách lề lối làm việc được đổi mới. Nội bộ tổ chức Đảng đoàn kết, thống nhất, tạo sự đồng thuận giữa cán bộ với nhân dân địa phương, cơ quan, đơn vị; khắc phục được tình trạng cục bộ, khép kín về công tác cán bộ...
Tuy nhiên, một vài nơi chưa nhận thức đầy đủ mục đích, yêu cầu của công tác luân chuyển cán bộ; chưa thường xuyên theo dõi, giúp đỡ, uốn nắn kịp thời những hạn chế của cán bộ luân chuyển. Một cán bộ luân chuyển về xã không hoàn thành nhiệm vụ, phải điều động trở về đơn vị cũ. Nguyên nhân là do khâu đánh giá cán bộ trước khi luân chuyển còn chủ quan, cảm tính... Đơn cử như, một cán bộ ở Sở Tài chính, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, nhưng tính cách, lời nói thiếu chuẩn mực. Khi về làm Chủ tịch UBND xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, có biểu hiện mệnh lệnh hóa trong chỉ đạo, điều hành công việc, cho nên không được sự ủng hộ của cán bộ cơ sở. Để cán bộ luân chuyển hoàn thành tốt nhiệm vụ, cấp ủy cần chú trọng khâu đánh giá cán bộ, không chỉ về chuyên môn, mà cả về năng lực tổ chức, lãnh đạo, điều hành và nhất là tính cách phải cầu thị, lắng nghe, có thế mới tập hợp được cán bộ và tạo niềm tin với nhân dân địa phương nơi cán bộ luân chuyển tới.
Theo đánh giá của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hậu Giang Đinh Văn Chung, thời gian qua, công tác luân chuyển cán bộ từ tỉnh về huyện, huyện về cơ sở và ngược lại, thật sự tạo đột phá trong công tác cán bộ, từ đánh giá quy hoạch, đào tạo, đến tạo nguồn cán bộ lâu dài. Đồng thời, qua đó giúp cán bộ rèn luyện, thử thách, trưởng thành trong thực tiễn một cách nhanh nhất. Nhiều đồng chí được giới thiệu để bầu cử vào cấp ủy các cấp trong đại hội nhiệm kỳ mới này.
Chủ trương luân chuyển cán bộ của tỉnh là tập trung vào cán bộ trẻ, có năng lực, triển vọng, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Phải xác định rõ nơi cần luân chuyển cán bộ đến đang yếu cái gì, nội bộ ra sao để chọn cán bộ phù hợp, vừa góp phần giúp cơ sở củng cố, kiện toàn đội ngũ, vừa tạo môi trường để rèn luyện, thử thách cán bộ. Tới đây, Hậu Giang sẽ thường xuyên thực hiện công tác luân chuyển cán bộ, các cấp ủy phải xem việc nhận xét, đánh giá cán bộ là khâu quan trọng.
Thực hiện Nghị quyết số 03 của Tỉnh ủy Hậu Giang về công tác cán bộ, giai đoạn 2010-2015, có 76 đồng chí được luân chuyển, trong đó có sáu cán bộ nữ. Bao gồm, cấp tỉnh luân chuyển 16 đồng chí (sáu đồng chí giữ các chức vụ phó bí thư huyện ủy, chủ tịch, phó chủ tịch UBND huyện, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra huyện ủy và tám đồng chí làm bí thư đảng ủy, chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn). Có hai đồng chí luân chuyển từ huyện, thành phố về tỉnh, giữ chức vụ phó giám đốc sở. Cấp huyện luân chuyển 60 đồng chí. Đến nay, có năm đồng chí thuộc diện Tỉnh ủy quản lý, luân chuyển được điều động về giữ các chức vụ cao hơn...
Bài và ảnh: PHÙNG DŨNG
Theo_Báo Nhân Dân
Marseille chìm trong rác Marseille, thành phố lớn thứ 2 của Pháp, đang "ngập lụt" trong rác do công nhân vệ sinh đình công từ ngày 22.1. Ảnh: AFP Theo Đài truyền hình France Télévisions, trong gần 1 tuần qua thành phố cảng này phải "tích trữ" khoảng 700 tấn rác/ngày. Nhiều góc phố vốn rất xinh đẹp ở Marseille đã bị rác bao vây. Đợt đình...