Pháp họp bàn chính sách hạt nhân
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 3/2 chủ trì cuộc họp đầu tiên trong một loạt cuộc họp về chính sách hạt nhân nhằm thảo luận vấn đề đầu tư và tái chế chất thải hạt nhân.
Nhà máy điện hạt nhân Cattenom ở miền đông nước Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Động thái này diễn ra trong bối cảnh nước Pháp đang ngày càng dựa nhiều hơn vào điện hạt nhân và phải đảm bảo an toàn chất thải hạt nhân.
Hiện nay, vùng La Hague ở Tây Bắc nước Pháp là địa điểm duy nhất của nước này có khả năng xử lý và tái chế một phần nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng. Các bề chứa làm nguội nhiên liệu hạt nhân tại cơ sở ở La Hague có thể đầy vào cuối thập niên này và công ty nhà nước Orano – đơn vị vận hành các bể chứa này – cho biết chính phủ cần đề ra chiến lược dài hạn để hiện đại hóa các cơ sở tái chế trước năm 2025.
Pháp dựa vào điện hạt nhân đáp ứng khoảng 70% nhu cầu năng lượng của nước này. Kể từ khi đi vào hoạt động năm 1976, cơ sở La Hague đã xử lý gần 40.000 tấn vật liệu phóng xạ và tái chế một phần thành nhiên liệu hạt nhân có thể tái sử dụng. Tuy nhiên, công ty điện lực EDF cho biết 4 bể chứa làm nguội hiện nay có thể đầy vào năm 2030. EDF vận hành 56 lò phản ứng hạt nhân của Pháp, số lượng lớn thứ 2 thế giới, sau Mỹ.
Khi các bể chứa đầy, các lò phản ứng hạt nhân của Pháp sẽ không có nơi nào để chứa nhiên liệu đã sử dụng và sẽ phải đóng cửa. Kịch bản này khiến Tòa kiểm toán Pháp năm 2019 xác định La Hague là “một điểm nhạy cảm quan trọng”.
EDF đang thúc đẩy xây dựng thêm một bể làm nguội tại La Hague, với chi phí 1,25 tỉ euro (1,37 tỉ USD) để chứa nhiên liệu hạt nhân đã sử dụng – bước đầu tiên trước khi chất thải có thể được xử lý. Tuy nhiên, bể chứa này sẽ chưa đi vào hoạt động được ít nhất cho đến năm 2034.
Tháng 1 vừa qua, Cơ quan quốc gia Pháp về xử lý chất thải hạt nhân đã yêu cầu phê duyệt một dự án cất giữ lâu dài chất thải phóng xạ ở mức cao. Theo kế hoạch mang tên Cigeo, chất thải sẽ được chôn sâu 500 m dưới lòng đất trong một khung đất sét ở miền Đông nước Pháp. Dự kiến cơ sở sẽ được xây dựng vào năm 2027 nếu được phê duyệt.
Đức tiếp tục duy trì 2 nhà máy điện hạt nhân
Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng bùng phát do nguồn cung của Nga bị cắt giảm gần như hoàn toàn trong tháng 9, chính phủ Đức ngày 27/9 thông báo sẽ duy trì các nhà máy điện hạt nhân ở chế độ sẵn sàng hoạt động cho đến sau năm 2022, thay vì đóng cửa như kế hoạch ban đầu.
Toàn cảnh nhà máy điện hạt nhân Brokdorf ở Brokdorf, miền Bắc Đức, ngày 22/9/2010. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, hai nhà máy điện hạt nhân tại Đức sẽ được tiếp tục duy trì hoạt động đến sau năm 2022, nếu một số sự cố khiến các lò phản ứng hạt nhân của Pháp không thể cung cấp được dịch vụ.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết tình hình ở nước láng giềng Pháp - nhà cung cấp điện hạt nhân ở châu Âu, hiện không tốt, thậm chí trở nên tồi tệ hơn đáng kể những tuần gần đây. Theo ông, các nhà máy hạt nhân của Pháp có thể tạo ra ít năng lượng hơn đáng kể so với dự kiến ban đầu.
Pháp, quốc gia lâu nay phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân, đã gặp nhiều khó khăn sau khi một số lò phản ứng đã phải đóng cửa.
Bộ trưởng Habeck khẳng định hai nhà máy điện hạt nhân của Đức có thể sẽ vẫn hoạt động trong quý đầu tiên của năm 2023. Quyết định không chấm dứt hoàn toàn hoạt động của 2 trong số 3 nhà máy điện hạt nhân còn lại của Đức đã làm trì hoãn kế hoạch từ bỏ điện hạt nhân dưới thời cựu Thủ tướng Angela Merkel.
Qatar sẽ công bố 3 đối tác mới trong dự án mở rộng sản xuất LNG Công ty dầu khí quốc gia Qatar Energy ngày 6/10 thông báo ba đối tác nước ngoài mới sẽ tham gia vào dự án mở rộng sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại mỏ North Field South (NFS) ở nước này. Dự án North Field East. Ảnh: meed.com Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Bộ Năng lượng, Chủ tịch kiêm...