Pháp hối thúc EU có kế hoạch tham vọng hơn để phục hồi sau dịch COVID-19
Bộ trưởng Các vấn đề châu Âu của Pháp Clement Beaune ngày 11/7 cho rằng Liên minh châu Âu (EU) cần có một kế hoạch phục hồi sau đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 với quy mô lớn hơn gói kích thích trị giá 750 tỷ euro đã nhất trí năm 2020 sau làn sóng lây nhiễm đầu tiên.
Các cửa hàng đóng cửa tại Lourdes, Pháp khi biện pháp hạn chế được áp dụng nhằm ngăn sự lây lan của dịch COVID-19, ngày 26/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Beaune nhấn mạnh châu Âu không được lặp lại những sai lầm đã mắc trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cách đây một thập kỷ. Ông cho rằng lần này phải củng cố đà phục hồi bằng đầu tư vào các lĩnh vực như mạng không dây thế hệ (5G), công nghệ xanh, công nghệ số…
Trả lời phỏng vấn của đài truyền hình LCI về mức đầu tư cần thiết, ông Beaune cho biết “chắc chắn phải gấp đôi mức hiện nay”, đồng thời khẳng định “ứng phó kinh tế cần phải tham vọng hơn”.
Bộ trưởng Beaune bày tỏ hy vọng 27 nước thành viên EU sẽ phê chuẩn kinh phí phục hồi vào tháng 5 tới và có thể tiến hành giải ngân 750 tỷ euro từ mùa Hè. Pháp sẽ nhận được 40 tỷ euro từ nguồn kinh phí này. Các chính phủ EU vẫn đang tiếp tục trình các kế hoạch chi tiêu cụ thể cho khoản kinh phí mỗi nước được nhận.
Liên quan vấn đề này, trong một cuộc trả lời phỏng vấn ngày 10/4, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel bác bỏ quan điểm cho rằng quỹ phục hồi của EU là chưa đủ nếu so sánh với kế hoạch chi tiêu của Mỹ.
Trước đó, tại Hội nghị thượng đỉnh EU hồi tháng 12/2020, lãnh đạo 27 nước thành viên EU đã đạt được thỏa thuận về ngân sách dài hạn cùng gói phục hồi kinh tế nói trên. Gói tài chính này bao gồm ngân sách dài hạn cho giai đoạn từ năm 2021 – 2027 trị giá 1.100 tỷ euro và một gói phục hồi trị giá 750 tỷ euro. Ngoài việc hỗ trợ các nước khắc phục hậu quả của đại dịch COVID-19, gói ngân sách trên sẽ giúp các quốc gia thành viên EU thực hiện chuyển đổi thông qua nhiều chính sách lớn, cụ thể là Thỏa thuận Xanh, cách mạng số và phát triển bền vững.
Chiến lược 0-COVID ở châu Á là gì?
Nhiều nước châu Á và Úc đã ngăn chặn COVID-19 thành công bằng cách cách ly, phong tỏa, truy vết. Hai giáo sư dịch tễ học giải thích lý do vì sao châu Âu khó áp dụng chiến lược như vậy.
Cảnh sát Tokyo (Nhật) cầm biển kêu gọi mọi người ở nhà ngăn dịch vào trung tuần tháng 1-2021 - Ảnh: AFP
Ngày 31-1, một nhân viên bảo vệ làm việc trong một khách sạn dành cho người cách ly ở Perth (bang Tây Úc) dương tính với COVID-19. Ngay sau đó, thành phố 1 triệu dân này đã bị phong tỏa.
Báo L'Express ghi nhận biện pháp này có vẻ cực đoan nhưng đây là một biện pháp trong "chiến lược 0-COVID" đã được nhiều nước châu Á và Úc áp dụng thành công bởi đã hạn chế số ca tử vong.
Video đang HOT
Chiến dịch 0-COVID nhằm ngăn chặn virus lây lan bằng cách áp dụng các biện pháp quyết liệt ngay khi có dấu hiệu, kiểm soát đi lại, truy vết ngược.
Các nước phương Tây gần như không quan tâm
GS dịch tễ học Antoine Flahault - giám đốc Viện Sức khỏe toàn cầu thuộc khoa y Đại học Genève (Thụy Sĩ) - phân tích: "Các quốc gia thực hiện chiến lược 0-COVID đều đã chuẩn bị sẵn sàng đối phó với đại dịch. Ở châu Á, phần lớn các chính phủ đã tiến hành các biện pháp quyết liệt ngay chứ không chờ cảnh báo của Trung Quốc, WHO hay tuyên bố về đại dịch hôm 11-3-2020".
Đầu tiên là Đài Loan, Singapore, Nhật rồi vài tháng sau đến Úc và Hàn Quốc đã lập kế hoạch ứng phó COVID-19 ngay. Kế hoạch này từng được triển khai sau khi các nước bị hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) hoành hành năm 2003.
Trong khi đó, GS Antoine Flahault nhận xét các nhà lãnh đạo và người dân ở các nước phương Tây không nhận thức được rủi ro và "sống gần như không quan tâm" đến dịch.
Hai nền văn hóa Đông-Tây đối lập nhau hoàn toàn về dịch bệnh là nguyên nhân giải thích các chiến lược chống COVID-19 cũng khác nhau.
Nếu tính số ca tử vong đến ngày 15-2, ở Đài Loan (24 triệu dân) chỉ có 9 ca, ở Singapore (5,8 triệu) có 29 ca, ở Úc (25 triệu dân) có 909 ca và ở Nhật (126 triệu dân) có 6.912 ca trong khi tại Mỹ (332 triệu dân) có 497.174 ca, tại Pháp (65 triệu dân) có 81.814 ca, tại Ý (60 triệu dân) có 93.577 ca tử vong.
Nhiều tuyến đường ở Perth (bang Tây Úc) bị phong tỏa sau khi một nhân viên bảo vệ khách sạn nhiễm COVID-19 - Ảnh: GETTY IMAGES
Kiểm soát chặt biên giới
Chiến lược 0-COVID bao gồm một số ràng buộc nhất định về quyền tự do nhưng mang đến hiệu quả cao hơn nhiều.
GS Antoine Flahault giải thích phong tỏa không phải là vũ khí chính của chiến lược dù vẫn được sử dụng phù hợp với từng địa phương.
Hầu hết các nước châu Á đều áp dụng chiến lược mở cửa bên trong biên giới nhưng ngược lại kiểm soát chặt với bên ngoài nhiều hơn phương Tây.
Từ những tháng đầu năm 2020, các nước châu Á đã chủ trương kiểm soát hành khách đi máy bay, đặc biệt đến từ Trung Quốc.
Các binh sĩ Đài Loan chuẩn bị khử trùng Bệnh viện Đào Viên ngày 19-1 vì có bệnh nhân nhiễm COVID-19 - Ảnh: REUTERS
Sử dụng công nghệ truy vết ngược
Để xác định nguồn lây nhiễm, các nước châu Á đã áp dụng biện pháp truy vết ngược nhằm truy tìm người lây bệnh chứ không phải truy những người bị nhiễm sau đó.
GS Antoine Flahault giải thích: "Công tác truy vết được thực hiện có hệ thống bằng cách sử dụng công cụ máy tính. Ví dụ Đài Loan đã lập trình lại một ứng dụng dành cho điện thoại vốn trước đây dùng để cảnh báo động đất.
Ngoài ra, chính quyền còn bắt buộc phải sử dụng ứng dụng đó. Chuyện này có thể gây sốc với chúng ta nhưng người châu Á lại cảm thấy khó hiểu với thái độ chống dịch miễn cưỡng của dân phương Tây...".
Xem xét cách ly từng người
Có hai yếu tố trung tâm khác trong chiến lược 0-COVID là cách ly và phong tỏa. Nhật đã cấm nhập cảnh trừ dân Nhật. Người Nhật nhập cảnh phải qua xét nghiệm tại sân bay. 30 phút sau, họ được đưa đến bệnh viện nếu dương tính và vào khu cách ly nếu âm tính.
Úc áp dụng biện pháp cách ly tương tự.
Trong khi đó, các nước châu Âu thảo luận ý tưởng này nhiều lần nhưng không bao giờ thực hiện.
GS Antoine Flahault nhận xét: "Nếu không có chiến lược cách ly và phong tỏa thì gần như không thể áp dụng biện pháp truy vết ngược".
Chiến dịch xét nghiệm hàng loạt ở Saint-Etienne (Pháp) giữa tháng 1-2021 có rất ít người tham gia - Ảnh: if-saint-etienne.fr
Chiến lược "sống chung với virus"
Các nước châu Âu và Mỹ đã chọn chiến lược "sống chung với virus" nên hạn chế các biện pháp ngăn ngừa virus lây nhiễm và áp dụng các biện pháp tôn trọng tự do cá nhân. Rốt cuộc virus vẫn lây nhiễm và số ca tử vong gia tăng.
Báo L'Express nhận định chiến lược "sống chung với virus" bảo vệ các quyền tự do cá nhân nhưng không mang lại hiệu quả y tế.
GS dịch tễ học Yves Buisson ở Học viện Y khoa quốc gia Pháp đánh giá rất khó áp dụng chiến lược 0-COVID ở Pháp và châu Âu vì chiến lược này thành công nhờ thiện chí của người dân và mang tính bắt buộc.
Khi Le Havre hoặc Saint-Etienne ở Pháp tổ chức xét nghiệm hàng loạt, chỉ có 10% người dân tự nguyện tham gia.
GS Yves Buisson giải thích: "Ở Việt Nam, Campuchia hay Singapore, họ đưa bạn vào diện cách ly và bạn chỉ được ra ngoài nếu có kết quả xét nghiệm âm tính. Còn Pháp đã quyết định không làm như thế".
Ông giải thích: "Cách ly có nghĩa là không tôn trọng bí mật y tế và giữ người bắt buộc. Truy vết ngược là bắt buộc bệnh nhân tiết lộ các liên hệ xã hội". Ông cho rằng chỉ có thể vận dụng vài biện pháp của chiến lược 0-COVID như biện pháp kiểm soát biên giới.
GS Antoine Flahault dự báo nếu không áp dụng biện pháp phong tỏa thành công, đại dịch vào mùa hè có thể sẽ tàn khốc hơn.
GS Yves Buisson không tin châu Âu có thể vận dụng chiến lược 0-COVID vì các nước vẫn bất đồng về cách chiến đấu chống dịch.
Số ca COVID-19 mắc mới giảm 40%, có nên lạc quan? Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ghi nhận số ca mắc COVID-19 đã giảm. Song các chuyên gia đánh giá số liệu này chưa đầy đủ vì chưa tính đến vai trò của các biến chủng virus SARS-CoV-2 mới. Các y, bác sĩ giữ khoảng cách trong khi chờ tiêm vắc xin COVID-19 tại Prayagraj (Ấn Độ) - Ảnh: AFP Tổ chức...