Cùng với việc Trung Quốc sử dụng hết nguồn cung trong nước, Pháp đã cấm bán thuốc hạ sốt, giảm đau paracetamol trực tuyến trong một tháng.
Thuốc paracetamol bán ở Pháp. Ảnh: AFP
Theo kênh truyền hình RT, ngày 4/1, Pháp công bố lệnh cấm bán paracetamol trực tuyến do nguồn cung thiếu hụt trong vài tháng trở lại đây. Lệnh cấm kéo dài đến tháng 2 được đưa ra sau khi Trung Quốc hạn chế xuất khẩu loại thuốc này trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 đang gia tăng.
Lệnh cấm đã được công bố trên cổng thông tin chính thức của chính phủ. Thông báo lưu ý rằng “nguồn cung về thuốc paracetamol đã hạn chế liên tục trong hơn sáu tháng”, đặc biệt là đối với các sản phẩm paracetamol dành cho trẻ em.
Do đó, paracetamol – được bán phổ biến nhất ở Pháp với tên thương hiệu Doliprane – sẽ chỉ được phép bán sẵn tại cửa hàng cho đến ngày 1/2.
Trung Quốc đang có số ca mắc COVID-19 gia tăng sau khi chính phủ Bắc Kinh nới lỏng các chính sách phòng ngừa nghiêm ngặt. Kể từ ngày 8/1, quốc gia châu Á này sẽ không còn yêu cầu bệnh nhân cách ly sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 và sẽ mở lại biên giới quốc tế. Báo Le Monde đưa tin số ca mắc gia tăng đã thúc đẩy hoạt động tiêu thụ paracetamol ở Trung Quốc, khiến chính phủ nước này phải hạn chế xuất khẩu.
Trong khi các ca mắc COVID-19 ở Trung Quốc đã giảm dần kể từ khi các biện pháp này được nới lỏng lần đầu tiên vào đầu tháng 12, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Vương quốc Anh và một số quốc gia khác đã áp đặt các yêu cầu kiểm dịch đối với khách du lịch đến từ Trung Quốc, với lý do nghi ngại xảy ra một làn sóng lây nhiễm mới. Về phần mình, Trung Quốc đã gọi những yêu cầu là bất tương xứng và có yếu tố chính trị.
Paracetamol không phải là loại thuốc duy nhất đang thiếu. Insulin và thuốc kháng sinh như amoxicillin cũng đang trở nên khan hiếm ở Pháp và trên toàn thế giới.
WTO cảnh báo về xu hướng hạn chế thương mại giữa các nước
Trong báo cáo công bố ngày 6/12, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết các quốc gia đang đưa ra các biện pháp hạn chế thương mại với nhịp độ ngày càng nhanh, đặc biệt là đối với thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và phân bón.
Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala phát biểu tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala nhấn mạnh rằng trong số 78 biện pháp hạn chế xuất khẩu đối với thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và phân bón được đưa ra kể từ cuối tháng 2 năm nay, 57 biện pháp vẫn còn hiệu lực, tác động đến khoảng 56,6 tỷ USD thương mại và những con số này đã tăng lên kể từ giữa tháng 10.
Tuy nhiên, cũng theo báo cáo, tính đến giữa tháng 10, gần 80% các hạn chế thương mại do đại dịch COVID-19 đã được bãi bỏ.
Ấn Độ dự tính hạn chế xuất khẩu gạo, thị trường thế giới lo lắng Ấn Độ, nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, có thể cắt giảm xuất khẩu vì nguồn cung trong nước đang bị đe dọa. Động thái này có nguy cơ gây thêm hỗn loạn cho thị trường lương thực toàn cầu. Gạo được vận chuyển tại một chợ bán buôn ngũ cốc ở Dankaur, Uttar Pradesh, Ấn Độ. Ảnh: Bloomberg Theo một...
Tin mới nhất
Đức dự kiến cấp chế độ nghỉ thai sản cho phụ nữ sảy thai
18:05:24 01/02/2025
Với quy định mới, phụ nữ bị sảy thai sau tuần thứ 13 của thai kỳ sẽ có thể lựa chọn nghỉ thai sản. Tuy nhiên, họ không bắt buộc phải nghỉ nếu không muốn.
Venezuela trả tự do cho 6 công dân Mỹ sau chuyến thăm của đặc phái viên Nhà Trắng
18:01:20 01/02/2025
Chúng tôi đã cất cánh và đang trên đường đưa sáu công dân Mỹ này về nhà. Họ vừa nói chuyện với Tổng thống Donald Trump và không ngừng cảm ơn ông ấy , ông Grenell viết trên mạng xã hội X, kèm theo bức ảnh chụp sáu người vừa được thả.
Israel tăng gấp đôi số tù nhân được thả trong đợt trao đổi mới
17:57:45 01/02/2025
Cửa khẩu biên giới Rafah với Ai Cập là một trong những điểm vào chính vào lãnh thổ Palestine và là tuyến đường quan trọng để viện trợ. Nhưng biên giới đã bị đóng cửa kể từ khi lực lượng Israel chiếm giữ phía Palestine vào tháng 5/2024.
Trên 67 triệu người ở vùng Sừng châu Phi thiếu lương thực nghiêm trọng
17:49:37 01/02/2025
Báo cáo của FAO và IGAD cho biết tình trạng di dời dân số đang ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh lương thực của nhiều cộng đồng tiếp nhận người nhập cư, gây thêm áp lực đối với nguồn lực của họ.
Cựu cố vấn cấp cao của Fed bị buộc tội làm gián điệp kinh tế
17:46:52 01/02/2025
Hai đồng phạm bị cáo buộc của Rogers được xác định là thành viên của cơ quan tình báo và an ninh Trung Quốc, nhưng đã đóng giả làm nghiên cứu sinh tại một trường đại học ở nước này.
Thông tin mới về số người thiệt mạng trong vụ rơi máy bay ở Philadelphia
17:44:42 01/02/2025
FAA sẽ phối hợp cùng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (NTSB) điều tra vụ việc. NTSB sẽ chỉ đạo cuộc điều tra và sẽ cung cấp tất cả các thông tin cập nhật.
Cần thêm nhiều hàng viện trợ nhân đạo tới Dải Gaza
17:39:23 01/02/2025
Cùng ngày, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) thông báo kể từ khi lệnh ngừng bắn được triển khai, khoảng 600 xe tải chở hàng viện trợ nhân đạo đã vào Dải Gaza mỗi ngày, trong đó có 50 xe chở nhiên liệu.
Mỹ: Hạn chế trực thăng tại Washington sau vụ va chạm máy bay
16:25:04 01/02/2025
FAA cấm hầu hết các loại trực thăng bay trên một số tuyến đường gần sân bay và chỉ cho phép trực thăng cảnh sát, trực thăng y tế, trực thăng phòng không và trực thăng vận tải tổng thống bay trong khu vực giữa sân bay và các cây cầu gần ...
Hạ thủy tàu buồm chở hàng dài nhất thế giới
15:17:49 01/02/2025
Dự án đã nhận được sự hỗ trợ từ Ngân hàng Đầu tư công của Pháp (BPI) và công ty vận tải biển CMA-CGM của Pháp. Ông Zanuttini cho biết xưởng sẽ sớm bắt đầu đóng một con tàu tương tự.
Mỹ: Máy bay chở 6 người lao xuống khu dân cư ở Philadelphia
15:12:25 01/02/2025
Jet Rescue, công ty cứu thương hàng không điều hành chuyến bay cho biết, một bệnh nhân nhi, người hộ tống của họ và 4 thành viên phi hành đoàn đã có mặt trên chuyến bay.
Những loại đồ uống ấm áp để bạn chào đón năm mới an lành
13:37:35 01/02/2025
Gừng là một loại gia vị với đặc tính tiêu hóa và chống buồn nôn. Uống một tách trà gừng ấm vào buổi sáng giúp kích thích hệ tiêu hóa, giảm đầy hơi và tăng cường tuần hoàn.
Nhật Bản quan ngại việc Mỹ rút khỏi WHO
10:00:02 01/02/2025
Ngày 31/1, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba bày tỏ quan ngại về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO).