Pháp, Đức muốn gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ để bàn về chiến dịch ở Syria
Tổng thống Pháp Macron tuyên bố sẽ tận dụng hội nghị thượng đỉnh NATO ở London vào tháng 12 tới để đương đầu với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ về chiến dịch chống người Kurd tại Syria.
Xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ được triển khai tại Tal Abyad, miền bắc Syria, ngày 13/10/2019. (Nguồn: THX/TTXVN)
AFP/Reuters đưa tin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 18/10 cho biết ông và người đồng cấp Đức và Anh sẽ sớm gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan để thảo luận về chiến dịch quân sự của Ankara ở Syria.
Ông Macron tuyên bố sẽ tận dụng hội nghị thượng đỉnh Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở London vào tháng 12 tới để đương đầu với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ về chiến dịch chống người Kurd tại Syria.
Cùng ngày, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố tạm ngừng các hoạt động thù địch ở miền Bắc Syria không phải là lệnh ngừng bắn thực sự, đồng thời kêu gọi Ankara chấm dứt ngay lập tức các chiến dịch quân sự tại quốc gia Trung Đông này.
Phát biểu với báo giới ở Brussels (Bỉ), ông Tusk nhấn mạnh: “Cái gọi là lệnh ngừng bắn không phải là điều chúng ta mong đợi. Thực tế, đó không phải là một lệnh ngừng bắn, mà chỉ là đề nghị đầu hàng của người Kurd. Chúng tôi phải nhắc lại lời kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt ngay hành động quân sự và rút lực lượng của nước này cũng như tôn trọng luật nhân đạo quốc tế.”
Hôm 17/10, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhất trí để tạm dừng cuộc tấn công ở Syria trong 5 ngày để cho phép lực lượng người Kurd rút khỏi vùng an toàn mà Ankara đặt ra./.
Theo (Vietnam )
Video đang HOT
Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ-Nga: Mối tình tay ba, ai cay đắng ứa lệ?
Thổ Nhĩ Kỳ là một cường quốc khu vực nên lựa chọn đầu tiên là sẽ lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ.
Lần thứ hai trong những năm gần đây, một cường quốc đã đưa ra tối hậu thư cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Lần này, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan được yêu cầu lựa chọn giữa NATO và Nga.
Nếu như lần trước ông Erdogan có thể thực hiện các yêu cầu nước ngoài mà không mất mặt, khi vào năm 2016, Erdogan đã chấp nhận xin lỗi Tổng thống Putin, thì bây giờ, Tổng thống Erdogan không như vậy. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan không thể, và không muốn chấp nhận yêu cầu của Washington.
Đấu khẩu Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ
Lễ kỷ niệm 70 năm NATO diễn ra trong bối cảnh có sự khác biệt chưa từng có giữa Hoa Kỳ và một trong những thành viên chủ chốt của liên minh là Thổ Nhĩ Kỳ - một quốc gia có quân đội về quy mô chỉ kém người Mỹ.
Từ Washington, nơi các bộ trưởng ngoại giao NATO đã tập trung tại hội nghị thượng đỉnh trong vài ngày qua, ngày càng có nhiều tuyên bố gay gắt được nghe thấy. Lý do chính thức là việc Thổ Nhĩ Kỳ miễn cưỡng tuân theo các yêu cầu của Hoa Kỳ để từ bỏ việc mua tổ hợp S-400 của Nga.
Đầu tiên, đại diện thường trực của Mỹ tại NATO, Kay Bailey Hutchison, trả lời câu hỏi về khả năng loại trừ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi NATO liên quan đến hệ thống phòng không S-400, nói rằng:
"Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh rất quan trọng. Thổ Nhĩ Kỳ đóng góp rất lớn cho liên minh, tham gia vào tất cả các nhiệm vụ của chúng tôi. Chúng tôi muốn Thổ Nhĩ Kỳ duy trì liên minh, nhưng họ không nên có hệ thống của Nga trên lãnh thổ của họ".
Một tháng trước, người Mỹ đã đe dọa không cung cấp máy bay F-35 (Thổ Nhĩ Kỳ tham gia trong dây chuyền sản xuất), vì được cho là có nguy cơ thông tin về chất lượng của những chiếc máy bay này bị người Nga nắm bắt thông qua S-400 sau khi nó được bán cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Đáp lại, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, Mevlut Cavusoglu người ở Washington, khẳng định rằng việc giao C-400 là một vấn đề đã được giải quyết, rằng:
"Chúng tôi đã làm việc với Nga, giống như nhiều đồng minh NATO khác, nhưng điều này không có nghĩa là chúng tôi đang làm suy yếu NATO. Cả phương Tây và Nga đều không thể buộc chúng tôi phải lựa chọn giữa họ. Điều này đã được thực hiện với Ukraine, và xem những gì đã xảy ra. "
Tại hội nghị thượng đỉnh NATO, Phó Tổng thống Mike Pence trước đó đã phát biểu:
Thổ Nhĩ Kỳ phải chọn, hoặc muốn duy trì một đối tác quan trọng trong liên minh quân sự thành công nhất trong lịch sử, hoặc muốn mạo hiểm an ninh của mối quan hệ đối tác này, đưa ra những quyết định liều lĩnh đe dọa toàn bộ liên minh bằng việc mua sắm S-400 gây nguy hiểm lớn cho NATO".
Đáp trả Mike Pence tại Hội nghị này, người đồng cấp Phó tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Fuat Oktay nói:
"Hoa Kỳ phải chọn. Họ có muốn trở thành đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ hay họ muốn mạo hiểm tình bạn của chúng ta bằng cách gia nhập lực lượng với những kẻ khủng bố để phá hoại sự bảo vệ của một đồng minh NATO khỏi kẻ thù?".
Chuyện lớn, nghiêm trọng rồi, đây có vẻ như không phải chỉ là về S-400 mà mâu thuẫn lớn, âm ỉ của Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ trong liên minh quân sự NATO. Tổ hợp phòng không S-400 của Nga chỉ là "giọt nước cuối cùng" mà thôi.
Thổ Nhĩ Kỳ thà làm kẻ thù của Nga hơn làm bạn với Mỹ!
Thật đáng ngạc nhiên khi cho đến giờ Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ vẫn được coi là đồng minh của nhau trong một liên minh quân sự NATO...trong khi chủ quyền và an ninh quốc gia và địa chính trị luôn bị Mỹ đe dọa...
Về an ninh quốc gia. Bạn Mỹ vẫn tiếp tục hỗ trợ cho người Kurd Syria - lực lượng mà Thổ Nhĩ Kỳ xác định là khủng bố đe dọa an ninh Thổ Nhĩ Kỳ, bất chấp Ankara làm mình làm mẫy, từ tố cáo đến đe dọa sử dụng vũ lực...bạn Mỹ vẫn bỏ ngoài tai.
Về chủ quyền quốc gia. Thổ Nhĩ Kỳ không muốn trở thành một con rối của Mỹ và kiên quyết chống lại. Khi cảm thấy chính quyền của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan "lệch hướng", bạn Mỹ đã tiến hành một cuộc đảo chính quân sự để thay đổi chính quyền...May mắn, Nga đã hỗ trợ thông tin tình báo, nếu không thì Erdogan số phận không biết sẽ ra sao...
Về địa chính trị. Thổ Nhĩ Kỳ không thích các kế hoạch của Mỹ để thành lập căn cứ NATO ở Síp (Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố phần phía bắc có người Thổ Nhĩ Kỳ cư trú và hoạt động thuộc chủ quyền của họ dù chưa được ai công nhận ngoài Thổ Nhĩ Kỳ).
Thổ Nhĩ Kỳ không hài lòng với đối thủ lịch sử Hy Lạp là đồng minh chính thức của mình trong NATO - đặc biệt là cuộc tập trận Iniohos bắt đầu trong tuần này, diễn ra ở Địa Trung Hải và Biển Aegean với sự tham gia của, đặc biệt là Hoa Kỳ và Israel.
Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều bất đồng với Hoa Kỳ trên khắp Trung Đông, đặc biệt, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không tham gia gây áp lực với Iran.
Ngoài những bất đồng về địa chính trị với Mỹ, mâu thuẫn về ý thức hệ còn nghiêm trọng hơn - những giá trị đạo đức của anh em Hồi giáo, người có tư tưởng chính trị có thể được coi là Erdogan không hợp khẩu vị với phương Tây hiện đại.
Theo Datviet
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo nối lại chiến dịch tấn công người Kurd ở Syria Ngày 18/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cảnh báo sẽ nối lại chiến dịch quân sự nhằm vào lực lượng vũ trang người Kurd tại Syria vào tối 22/10. Nếu thỏa thuận với Mỹ về việc tạm ngừng chiến dịch và cho phép các lực lượng người Kurd rút khỏi khu vực không được thực thi đầy đủ. Tổng thống Thổ...