Pháp dự báo tăng trưởng kinh tế yếu trong năm sau do khủng hoảng năng lượng
Pháp dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại đáng kể vào năm tới, trong bối cảnh lo ngại về nguy cơ suy thoái ngày càng lớn ở nước láng giềng Đức và châu Âu sau những tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Bộ trưởng Tài chính Bruno Le Maire trong một chuyến làm việc tại công ty điện STMicroelectronics (STM) ở Crolles, đông nam nước Pháp. Ảnh: AP
Theo hãng tin AFP, trong cuộc họp nội các ngày 26/9, Chính phủ Pháp đã đưa ra dự báo mức tăng trưởng trong năm tới là 1% – giảm mạnh so với mức ước tính 2,7% trong năm nay.
Bộ trưởng Tài chính Bruno Le Maire chỉ ra khi đất nước phải đối mặt với giá năng lượng và lương thực tăng cao, lạm phát ở Pháp dự kiến đạt 6% trong những tháng tới và 4% vào cuối năm sau.
Video đang HOT
Cùng ngày, Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế (OECD) có trụ sở tại Paris cho biết tổ chức này dự báo tăng trưởng năm tới gần như không đổi tại khu vực đồng euro, chủ yếu do suy thoái ở Đức, nơi tổng sản phẩm quốc nội dự kiến giảm 0,7%. Dự báo tăng trưởng của OECD đối với Pháp là 0,6% trong năm tới.
Tháng 9 này, Chính phủ Pháp công bố một kế hoạch trị giá 16 tỷ euro để giới hạn mức tăng giá khí đốt và điện trong năm sau.
“Tôi nghĩ điều khiến Pháp trở nên khác biệt so với nhiều quốc gia châu Âu là chúng ta tiếp tục tăng cường thu mua năng lượng vào năm 2023 nhờ mức giá trần đối với giá năng lượng”, Bộ trưởng Le Maire phát biểu tại cuộc họp báo.
Bộ trưởng Le Maire giải thích chi phí để thực hiện biện pháp này được chi trả một phần bằng các khoản đóng góp tài chính bắt buộc từ các nhà sản xuất năng lượng. Các nhà sản xuất này sẽ giúp hỗ trợ các gia đình và doanh nghiệp Pháp bị ảnh hưởng trong cuộc khủng hoảng.
Đầu tháng 9, cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu đã công bố kế hoạch giới hạn doanh thu của các nhà sản xuất điện kiếm được lợi nhuận lớn do ảnh hưởng từ cuộc xung đột Ukraine. Đề xuất này dự kiến huy động được 140 tỷ USD để giúp những người bị ảnh hưởng do giá năng lượng tăng cao.
Hiện Pháp không áp dụng thuế thu nhập đối với các công ty năng lượng. Phe đối lập với chính phủ Pháp đang thúc đẩy một cuộc trưng cầu dân ý và đề xuất một dự luật về một loại thuế như vậy vào tuần trước. Các nhà lập pháp Pháp đã đặt nghi vấn đối với những “ông lớn” được hưởng lợi từ việc tăng giá năng lượng như TotalEnergies và Engie.
Giám đốc điều hành của TotalEnergies, Patrick Pouyanné, cho biết công ty sẽ trả 30 tỷ USD tiền thuế đối với các hoạt động ở các nước khác trong năm nay. Tuy nhiên, tại Pháp, các hoạt động chính của tập đoàn, liên quan đến nhà máy lọc dầu và bán nhiên liệu, đều thua lỗ trong những năm trước. Bên cạnh đó, việc áp giá trần khí đốt và điện tại quốc gia này cũng sẽ ngăn công ty kiếm được lợi nhuận khổng lồ trong năm nay.
Ngân hàng Trung ương châu Âu tăng lãi suất lần đầu tiên sau 11 năm
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất chủ chốt lần đầu tiên kể từ năm 2011 nhằm chống lạm phát cho dù triển vọng tăng trưởng kinh tế ở khu vực đồng euro đang xấu đi.
Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) tại Frankfurt. Ảnh: Reuters
Theo tờ Thời báo New York và hãng tin Reuters (Anh), ECB đã tăng lãi suất tiền gửi thêm 50 điểm cơ bản, từ -0,5% lên 0%, gấp đôi so với mức 25 điểm cơ bản đã đưa ra sau cuộc họp trước đó. Đồng thời, cơ quan này đã công bố chương trình mua trái phiếu mới nhằm kiểm soát chi phí đi vay cho các quốc gia mắc nợ nhiều nhất trong khu vực đồng euro.
ECB đã không tăng lãi suất trong 11 năm qua và lãi suất huy động đã ở mức âm kể từ năm 2014.
Các nhà đầu tư cũng đang dự báo rằng Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất thêm 100 điểm cơ bản trong tháng này, sau khi một báo cáo lạm phát không mấy khả quan cho thấy áp lực về giá - vốn đã ở mức cao nhất trong hơn 40 năm - đang ngày một nặng nề.
Trước đó, hàng loạt các quan chức Fed trong vài tuần qua đã báo hiệu họ sẽ ủng hộ mức tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm lần thứ hai liên tiếp tại cuộc họp chính sách sắp tới vào ngày 26 - 27/7. Nhưng sau khi số liệu mới nhất công bố ngày 13/7 từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy chi phí khí đốt, thực phẩm và tiền thuê nhà tăng cao khiến Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tăng tới 9,1% so với cùng kỳ năm trước, quan điểm của những quan chức này có thể đã thay đổi.
Kinh tế Pháp tăng trưởng mạnh nhất trong 50 năm Gần hai tháng trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống, Chính phủ Pháp đón nhận những thông tin tốt lành: số người tìm việc đang ở mức thấp nhất, trong khi tăng trưởng kinh tế năm 2021 lại đạt kỷ lục. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Paris, Pháp, ngày 5/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN Phóng viên TTXVN tại Pháp...