Pháp đối mặt với dịch ban đỏ truyền nhiễm
Nước Pháp đang phải đối mặt với dịch ban đỏ nhiễm khuẩn do virus parvovirus B19 gây ra, khiến 5 trẻ em Pháp thiệt mạng kể từ đầu năm 2024.
Ngoài Pháp, nhiều quốc gia châu Âu khác như Đan Mạch, Ireland, Hà Lan hay Nauy cũng đang ghi nhận sự gia tăng số ca nhiễm parvovirus B19.
Kể từ đầu năm 2024, số ca nghi ngờ nhiễm parvovirus B19 đã tăng mạnh với khoảng 100 trẻ em dưới 15 tuổi phải đến phòng cấp cứu mỗi tuần – Ảnh: Yahoo
Trong thông cáo đưa ra đầu tuần, Cơ quan Y tế công Pháp đã cảnh báo về sự gia tăng số ca nhiễm parvovirus B19 gây ra dịch ban đỏ nhiễm khuẩn và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhất là trẻ em. Theo cơ quan này, bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn bắt đầu xuất hiện tại Pháp từ tháng 5/2023 khi số ca nhi phải nhập viện tăng bất thường tại bệnh viện Necker ở Paris.
Kể từ đầu năm 2024, số ca nhiễm đã tăng mạnh với khoảng 100 trẻ em dưới 15 tuổi phải đến phòng cấp cứu mỗi tuần vì nghi ngờ nhiễm parvovirus B19, so với chưa đến 10 trẻ em vào cùng kỳ năm ngoái. Tính đến nay, đã có 5 trẻ em chết vì ban đỏ nhiễm khuẩn và là con số cao bất thường so với tỷ lệ tử vong trung bình hàng năm là 1,8. Các ca tử vong đều rơi vào các bé dưới 1 tuổi, bị ức chế miễn dịch và trẻ sơ sinh do người mẹ đã bị lây nhiễm trước đó.
Video đang HOT
Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn thường được gọi là “bệnh thứ năm” về ngoại ban nhiễm trùng cùng với các bệnh sởi, rubella, sốt tinh hồng cầu, thủy đậu và bệnh ban đỏ, do vi khuẩn Parvovirus B19 gây ra, thường diễn ra vào mùa Xuân và gây phát ban ở trẻ em. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp (giọt nhỏ, hắt hơi, v.v.) và thường lành tính. Ở trẻ em, bệnh gây sốt nhẹ, nhức đầu hoặc cảm lạnh, phát ban trên cơ thể và mặt trẻ nổi mẩn đỏ đặc trưng ở má.
Tuy nhiên, parvovirus B19 có thể gây hậu quả nghiêm trọng hơn đối với những người bị suy giảm miễn dịch hoặc mắc bệnh thiếu máu mãn tính cũng như đối với phụ nữ mang thai vì virus có thể lây nhiễm trực tiếp sang thai nhi.
Hiện nguyên nhân của dịch ban đỏ nhiễm khuẩn vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng các chuẩn đoán đều cho rằng có thể liên quan đến việc dỡ bỏ các biện pháp phòng ngừa y tế sau các làn sóng dịch Covid-19. Việc ít tiếp xúc với parvovirus B19 trong thời gian giãn cách và phong tỏa đã khiến hệ miễn dịch của con người dễ bị tổn thương và lây nhiễm hơn sau khi trở lại nhịp sống bình thường.
Cơ quan Y tế công Pháp cho biết các quốc gia khác như Đan Mạch, Ireland, Hà Lan hay Na Uy cũng đang chứng kiến sự gia tăng số ca nhiễm parvovirus B19.
Đường thốt nốt giàu dinh dưỡng, được bác sĩ khen hết lời
Đường thốt nốt là đặc sản ở vùng biên giới phía Tây Nam, được người dân địa phương tự chế biến.
Đây là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho người bệnh thiếu máu.
Tôi là người thích ăn đồ ngọt như chè, các loại bánh truyền thống nhưng sợ đường trắng không tốt cho sức khỏe. Tôi dự định chuyển sang dùng đường thốt nốt. Bác sĩ tư vấn loại đường này có tốt hơn đường trắng không? (Vũ Hồng Nga - Đống Đa, Hà Nội)
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ - giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Trường đại học Y Dược TP.HCM tư vấn:
Đường có nhiều loại khác nhau và người dân hay dùng đường tinh luyện màu trắng và đường nâu.
Đường trắng được tinh chế loại bỏ hết các mùi vị của mía, các vitamin, chỉ còn saccarozo. Đường nâu chưa được tinh chế, giàu dinh dưỡng, đậm vị hơn, chứa canxi và các vitamin cần thiết, ít calo hơn.
Nhân dân ta trồng thốt nốt chủ yếu để lấy nước uống giải khát, chế biến rượu vang và cô đặc sản xuất đường. Đường thốt nốt có hương vị thơm ngon đặc biệt, có thể ăn luôn hoặc chế biến các món.
Hiện nay, người dân chế biến đường thốt nốt bằng phương pháp thủ công, không cho các hóa chất cũng như thành phần nhân tạo nào khác. Loại đường này là chất tạo ngọt tự nhiên và lành mạnh cho sức khỏe. Đường thốt nốt rất giàu các khoáng chất thiết yếu. Theo một số kết quả nghiên cứu, hàm lượng khoáng chất trong loại đường này cao hơn gấp 60 lần so với đường cát trắng.
Đường thốt nốt giàu chất sắt, cải thiện được tình trạng thiếu máu, tốt cho phụ nữ, đặc biệt là thanh thiếu niên và phụ nữ mang thai. Magie trong đường thốt nốt điều chỉnh hệ thần kinh. Các khoáng chất như canxi, kali, phốt pho có nhiều trong loại đường này.
Thành phần của đường thốt nốt kích thích sự hoạt động của các enzyme tiêu hóa và tẩy sạch đường ruột.
Trong dân gian, người dân lấy đường thốt nốt chữa chứng cảm lạnh, ho, phong hàn, làm sạch đường hô hấp, đào thải độc, làm sạch gan, giúp xương chắc khỏe.
Từ các dữ liệu trên, bạn hoàn toàn có thể dùng đường thốt nốt trong chế biến món ăn hằng ngày.
Lưu ý, thực phẩm này tốt nhưng nên ăn vừa đủ. Bạn chọn và sử dụng loại đường nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Người bệnh đái tháo đường nên áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, giảm lượng đường và carbs. Điều này giúp kiểm soát chỉ số đường huyết, tăng hiệu quả điều trị và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt. Việc thiếu máu do thiếu sắt kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu phải chú ý bổ sung sắt đầy đủ, đúng cách để có...