Pháp đối mặt làn sóng lây lan dịch COVID-19 thứ 7
Ngày 13/7, Cơ quan Y tế quốc gia Pháp (HAS) cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 127.642 ca mắc mới COVID-19 và 104 ca tử vong liên quan bệnh này.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Paris, Pháp ngày 2/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Các chuyên gia y tế cảnh báo khả năng xảy ra đợt bùng phát dịch thứ 7 ở Pháp với các dòng phụ BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron. Hiện ở Pháp có khoảng 19.580 bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị, trong đó có 1.184 trường hợp nguy kịch. Tính tới ngày 8/7, tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại Pháp đã vượt mốc 150.000 ca.
Trước tình hình này, HAS đã khuyến nghị mở rộng đối tượng đủ điều kiện tiêm vaccine ngừa COVID-19 mũi nhắc lại thứ hai cho người trên 60 tuổi đã tiêm mũi nhắc lại thứ nhất từ ngày 7/4.
Quốc hội Pháp cùng ngày thông qua dự luật tạm thời duy trì hệ thống giám sát và an ninh y tế trong cuộc chiến chống dịch COVID-19.
Chính phủ Pháp khuyến cáo người dân đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng.
Theo HAS, 79% dân số Pháp đã hoàn thành liều cơ bản vaccine ngừa COVID-19 và 59,4% đã tiêm nhắc lại.
Video đang HOT
WHO: Làn sóng COVID-19 'dữ dội' đang càn quét châu Âu
Dữ liệu từ Bộ Y tế Ý cho thấy số ca bệnh COVID-19 trong ngày của nước này đã vượt mức 100.000 ca ngày thứ hai liên tiếp, khi biến thể phụ BA.5 tiếp tục lây lan.
Nhiều nước châu Âu khác cũng ghi nhận ca nhiễm tăng cao.
Đám đông dự một buổi hòa nhạc ở Sermamagny, Pháp, vào hôm 3-7 - Ảnh: AFP
Theo Bộ Y tế Ý, nước này đã ghi nhận 107.786 ca nhiễm mới vào hôm 6-7, ít hơn khoảng 30.000 ca so với ngày trước đó, đưa tổng số trường hợp phải điều trị lên gần 1,15 triệu. Ngày trước đó, số ca nhiễm mới trong ngày của Ý đã vượt mốc 100.000 ca lần đầu tiên kể từ đầu tháng 2.
Theo báo The Guardian ngày 6-7, các quan chức y tế đang cảnh báo những người đi du lịch đến và đi từ lục địa châu Âu về số ca mắc COVID-19 tăng cao, đặc biệt là ở các điểm nóng du lịch, có nguy cơ cản trở kế hoạch của du khách.
Trong một số trường hợp, các quan chức y tế kêu gọi sử dụng khẩu trang trở lại và tái áp dụng các biện pháp khác, đồng thời kêu gọi khách du lịch thực hiện trách nhiệm cá nhân. Họ cảnh báo số ca mắc COVID-19 gia tăng có thể khiến chính quyền tái áp dụng các biện pháp hạn chế.
Hy Lạp, Tây Ban Nha, Pháp và Đức - cũng như các điểm đến xa hơn như các đảo vùng Caribê, Morocco và Tunisia - đều ghi nhận mức tăng ca nhiễm đáng kể.
Tại Hy Lạp, Bộ Y tế nước này cho biết hầu hết những người bị ảnh hưởng do COVID-19 hiện nay là những người trong độ tuổi 18 - 24, và các ca nhiễm tập trung nhiều nhất ở những khu vực du lịch nổi tiếng. Cuối tuần trước, khoảng 11.700 ca nhiễm mới đã được báo cáo trong vòng 24 giờ, tăng gần gấp 3 lần so với tuần trước đó.
Hy Lạp đã loại bỏ phần lớn các biện pháp hạn chế phòng COVID-19 vào tháng 5. Tuy nhiên, họ vẫn bắt buộc người dân đeo khẩu trang trong các không gian công cộng kín, trong đó có bệnh viện, các phương tiện giao thông công cộng và tàu du lịch.
Số ca COVID-19 tăng trở lại ở châu Âu trong bối cảnh nhiều người tham gia các sự kiện quy mô lớn và đi du lịch. Trong ảnh là bãi biển Ermones ở Corfu, Hy Lạp - Ảnh: EPA
Trên khắp Tây Ban Nha, số ca nhiễm đã tăng hơn 60% so với tháng trước. Đặc biệt, virus đang xuất hiện trên các đảo Mallorca, Ibiza, Menorca và Formentera - những điểm du lịch yêu thích của người Anh, Đức và các quốc gia Bắc Âu.
Các bác sĩ tại Tây Ban Nha đã gọi mức độ lây nhiễm COVID-19 hiện tại ở nước này là "đáng báo động". Truyền thông địa phương cho biết các cuộc tụ tập để tiệc tùng - sau nhiều năm trải qua các biện pháp hạn chế - đang tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự lây lan của biến thể phụ BA.5 (vốn dễ lây lan) của Omicron, dẫn tới một làn sóng dịch mới.
Theo ông Antonio Oliver - nhà virus học tại Bệnh viện Son Espases (bệnh viện lớn nhất ở đảo Mallorca), hiện nay 80% số ca nhiễm tại đây được cho là mắc biến thể phụ BA.5.
Những người mắc COVID-19 không còn bị bắt buộc tự cách ly ở Tây Ban Nha, nhưng nghĩa vụ đeo khẩu trang ở các không gian công cộng kín và trên phương tiện giao thông công cộng vẫn được áp dụng.
Trong khi đó, Bồ Đào Nha được coi là điểm đến du lịch có nguy cơ cao sau khi số ca nhiễm tăng cao. Du khách vẫn phải chứng minh rằng họ đã được tiêm vắc xin COVID-19, xét nghiệm hoặc đã hồi phục và vẫn phải đeo khẩu trang. Tỉ lệ nhiễm bệnh trong 7 ngày vẫn còn cao tại nước này so với hầu hết các quốc gia lân cận, ở mức 1.150 ca nhiễm/100.000 dân.
Tại Đức, trong bối cảnh số ca nhiễm tăng do biến thể phụ Omicron BA.5 lây lan, số ca tử vong vì COVID-19 hiện nay lên đến khoảng 500 ca mỗi tuần - mức mà các cơ quan y tế mô tả là cao không thể chấp nhận được. Số ca nằm trong khu chăm sóc đặc biệt đã tăng 12% so với một tuần trước.
WHO nói gì?
Theo Hãng tin Bloomberg, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá hiện nay châu Âu đang là tâm điểm của đợt tái bùng phát COVID-19 khi ngày càng nhiều người tham gia các sự kiện quy mô lớn và đi du lịch.
"Chúng ta đang chứng kiến một làn sóng COVID-19 dữ dội hơn nhiều quét qua châu Âu một lần nữa. Và chúng ta sẽ chứng kiến nó xảy ra ở những nơi khác, và hiện tại đã diễn ra ở Đông Nam Á và ở khu vực đông Địa Trung Hải" - ông Michael Ryan, giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của WHO, phát biểu tại cuộc họp báo ngày 6-7.
Nhìn chung số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã tăng 30% trong hai tuần qua, với các biến thể phụ của Omicron là BA.4 và BA.5 đang thúc đẩy ca nhiễm gia tăng ở châu Âu và Mỹ. WHO cho biết họ cũng đang theo dõi một dòng phụ mới của biến thể phụ BA2.75 đã được phát hiện ở Ấn Độ.
Hàn Quốc giảm độ tuổi đủ điều kiện tiêm mũi thứ 4 vaccine ngừa COVID-19 Ngày 13/7, Chính phủ Hàn Quốc công bố một loạt biện pháp kiểm dịch nhằm đối phó với sự bùng phát trở lại ca mắc COVID-19 do dòng phụ BA.5 của biến thể Omicron rất dễ lây lan và dự báo sẽ sớm trở thành biến thể thống trị ở nước này. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân...