Pháp dỡ bỏ lệnh cấm đối với các chuyến bay từ khu vực miền Nam châu Phi
Phóng viên TTXVN tại Paris dẫn nguồn tin từ hãng tin AFP cho biết ngày 1/12, người phát ngôn Chính phủ Pháp Gabriel Attal tuyên bố nước này sẽ cho phép nối lại các chuyến bay từ 10 quốc gia ở khu vực miền Nam châu Phi từ ngày 4/12, nhưng với những hạn chế vô cùng “nghiêm ngặt”, chỉ cho phép người dân Pháp và Liên minh châu Âu (EU) lên máy bay cùng với các nhà ngoại giao và tổ bay.
Theo người phát ngôn Gabriel Attal, những du khách này sẽ phải làm xét nghiệm COVID-19 khi đến Pháp, nếu kết quả âm tính vẫn phải cách ly 7 ngày, trong khi xét nghiệm dương tính sẽ yêu cầu cách ly 10 ngày.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Paris, Pháp. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Pháp cùng với nhiều quốc gia khác trên thế giới đã tạm dừng các chuyến bay từ miền Nam châu Phi trong những ngày gần đây sau khi Nam Phi thông báo sự xuất hiện của biến thể mới Omicron của virus SARS-CoV-2 rất dễ lây lan. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo tuần trước rằng lệnh cấm đi lại và ngừng các chuyến bay có nguy cơ gây hại nhiều hơn lợi, bởi việc này có khả năng ngăn cản các quốc gia chia sẻ dữ liệu về sự xuất hiện và phát triển của các biến thể virus mới.
Ông Gabriel Attal cho biết đến nay đã có 13 trường hợp nghi nhiễm Omicron được phát hiện tại Pháp và hiện các mẫu bệnh phẩm đang được gửi đi phân tích để xác nhận. Người phát ngôn Chính phủ Pháp cảnh báo “không nên chủ quan và ảo tưởng, rất có thể sẽ xuất hiện những trường hợp lây nhiễm biến thể mới này trên lãnh thổ của chúng ta trong những giờ, hoặc ngày tới”.
Ông Attal cũng thông báo rằng tất cả du khách đến từ bên ngoài EU sẽ phải xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 được thực hiện trong vòng 48 giờ, nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron. Ngoài ra, những du khách không được tiêm chủng đến từ các nước EU sẽ phải có kết quả xét nghiệm âm tính dưới 24 giờ.
Taliban xác nhận 3 vụ nổ tại thành phố Jalalabad
Thông tin thêm về các vụ nổ chiều 18/9 tại thành phố Jalalabad thuộc tỉnh Nangarhar, miền Đông Afghanistan, khiến nhiều người thương vong, hãng tin AFP của Pháp dẫn lời một quan chức Taliban tại đây xác nhận đã có 3 vụ nổ xảy ra, trong đó có ít nhất một vụ nhằm vào một xe tuần tra của lực lượng Taliban.
Lực lượng Taliban điều tra tại hiện trường vụ nổ bom xe ở thành phố Jalalabad, tỉnh Nangarhar, miền Đông Afghanistan ngày 18/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Với ít nhất 3 người thiệt mạng và 18 người bị thương, đây là các vụ nổ đầu tiên gây thương vong về người kể từ khi chính phủ mới được thành lập tại quốc gia Tây Nam Á này.
Quan chức trên cho biết thêm trong số các nạn nhân bị thương có cả phụ nữ và trẻ em.
Hình ảnh được chụp tại hiện trường một vụ nổ cho thấy một xe bán tải màu xanh lá cây với một lá cờ Taliban màu trắng, xung quanh là nhiều mảnh vỡ.
Thành phố Jalalabad là thủ phủ của tỉnh Nangarhar, từng là "căn cứ địa" của tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng nhánh tại Afghanistan. Mặc dù cả IS và Taliban đều là những chiến binh Hồi giáo dòng Sunni theo đường lối cứng rắn, nhưng hai lực lượng này có quan điểm khác biệt về chiến lược và tín ngưỡng. Đây là nguyên nhân dẫn tới các cuộc giao tranh đẫm máu giữa hai bên.
Taliban đã kiểm soát thủ đô Kabul của Afghanistan từ ngày 15/8 và công bố thành phần chính phủ mới, trong đó tất cả các vị trí cấp cao đều do các thủ lĩnh của phong trào này và mạng lưới Haqqani- vốn được cho là nhánh cứng rắn nhất của phong trào này.
Vì sao Pháp giận dữ khi Mỹ và đồng minh lập thỏa thuận lịch sử? Pháp có thể chịu nhiều thiệt hại khi Australia rút khỏi thỏa thuận mua tàu ngầm trị giá hàng tỷ USD và chuyển sang hợp tác với Mỹ và Anh. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và cựu Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đứng trên boong HMAS Waller, một tàu ngầm lớp Collins do Hải quân Hoàng gia Australia vận hành, tại Garden Island...