Pháp điều 40.000 cảnh sát đối phó biểu tình lan rộng
Ít nhất 180 vụ bắt giữ đã được thực hiện sau khi 40.000 cảnh sát Pháp được triển khai hôm 29/6 để chấm dứt tình trạng biểu tình và bạo loạn lan rộng sau vụ nổ súng khiến một thiếu niên nước này tử vong.
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin ngày 29/6 cho biết lực lượng cảnh sát đã thực hiện 180 vụ bắt giữ trong đêm bất ổn thứ hai tại nước này, khi bạo động trên đà lan rộng toàn quốc hậu vụ việc cảnh sát bắn chết một thiếu niên gốc Bắc Phi tại một điểm dừng giao thông ở ngoại ô Paris.
Ông Darmanin sau đó tuyên bố rằng 40.000 cảnh sát sẽ được triển khai trên cả nước, bao gồm 5.000 cảnh sát ở khu vực Paris trong tối 29/6 để chấm dứt tình trạng bất ổn. Con số này tăng gấp 4 lần so với số cảnh sát được điều động một ngày trước đó.
“Phản ứng của nhà nước phải cực kỳ kiên quyết”, ông Darmanin nói.
Người biểu tình ném pháo về phía cảnh sát. Ảnh: TG
Video đang HOT
Vụ bắn chết thanh niên 17 tuổi, được xác định là Nahel, xảy ra ở Nanterre, ngoại ô phía Tây Paris. Công tố viên địa phương cho biết các thẩm phán điều tra đã đưa viên cảnh sát liên quan vào diện điều tra chính thức về tội cố ý giết người.
Vụ việc đã dấy lên làn sóng phẫn nộ của người dân về tình trạng bạo lực của cảnh sát và vấn đề phân biệt chủng tộc có hệ thống bên trong các cơ quan thực thi pháp luật.
Sáng 29/6, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã triệu tập một cuộc họp với các bộ trưởng để thảo luận về cuộc khủng hoảng an ninh đang phải đối mặt.
Cảnh sát chống bạo động được triển khai để đối phó với tình trạng biểu tình. Ảnh: Getty
“Vài giờ qua đã được đánh dấu bằng cảnh bạo lực chống lại các đồn cảnh sát cũng như các trường học và tòa thị chính”, ông Macron nói tại cuộc họp. Trước đó, nhà lãnh đạo Pháp khẳng định hành động của viên cảnh sát là “không thể biện minh và tha thứ”.
Theo Reuters, trong đêm 28/6, khoảng 2.000 cảnh sát đã được triển khai khắp khu vực Paris. Tại Nanterre, một dãy xe đã bị đốt cháy trong khi những người biểu tình đã bắn pháo hoa vào hàng rào cảnh sát. Đụng độ cũng đã xảy ra giữa những người biểu tình và cảnh sát ở thành phố Lille và Toulouse.
Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne trong một tuyên bố trên Twitter đã kêu gọi mọi người cùng bình tĩnh, kiềm chế cơn phẫn nộ để tìm ra sự thật.
Tổng thống Mỹ đưa ra cam kết hạn chế súng đạn trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 30/8 đã có bài phát biểu tại bang Pennsylvania trước cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới, trong đó nhấn mạnh đến kế hoạch hạn chế bạo lực súng đạn.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Rockville, Maryland, ngày 25/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Bài phát biểu của ông Biden diễn ra tại thành phố Wilkes-Barre, nhằm quảng bá "Kế hoạch nước Mỹ an toàn hơn" (Safer America Plan), đồng thời khẳng định quyết tâm của ông trong thực hiện mục tiêu ban hành lệnh cấm các vũ khí tấn công tại Mỹ. Safer American Plan, do ông Biden khởi xướng, đã tài trợ hàng trăm tỷ USD cho các bang để thúc đẩy các chương trình thực thi pháp luật và an toàn công cộng.
Kế hoạch hạn chế súng đạn của ông Biden đề xuất việc huy động thêm 100.000 cảnh sát nhằm tăng cường an ninh đường phố, cũng như tăng đầu tư cho các hoạt động chống tội phạm và "các bước cần thiết để ngăn những đối tượng nguy hiểm sở hữu, sử dụng các loại súng".
Bài phát biểu trên là 1 trong 3 lần xuất hiện trước công chúng tại bang Pennsylvania của ông Biden trong tuần này, trong đó ông dự kiến có một bài phát biểu quan trọng tại thành phố Philadelphia vào ngày 1/9. Đây được coi là một trong những bang được quan tâm nhất trong thời gian vận động tranh cử, cũng là quê nhà của ông Biden.
Tối 1/9, ông Biden sẽ đến Philadelphia - thành phố được coi là nơi khai sinh ra nước Mỹ hiện đại - trong chuyến thăm mang tính biểu tượng. Tại đây, Tổng thống Biden sẽ có bài phát biểu với chủ đề "cuộc đấu tranh cho linh hồn của quốc gia". Đây là chủ đề tiếp nối nội dung tranh cử của đảng Dân chủ hướng tập trung vào việc bảo vệ lợi ích xã hội.
Tổng thống tiền nhiệm Donald Trump - nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong đảng Cộng hòa - cũng dự kiến có bài phát biểu riêng tại bang Pennsylvania ngày 3/9.
Cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ tại Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 8/11 tới. Kết quả cuộc bầu cử Thượng viện sắp tới ở Pennsylvania có thể quyết định liệu đảng Dân chủ có giữ được quyền kiểm soát Thượng viện trong 2 năm tới hay không.
Giới quan sát nhận định để bảo toàn được thế kiểm soát lưỡng viện như hiện tại, đảng Dân chủ và Tổng thống Biden sẽ phải xử lý tốt rất nhiều thách thức đối nội và đối ngoại như kinh tế, bạo lực súng đạn, xung đột Nga-Ukraine... Trong đó, vấn nạn bạo lực súng đạn được coi là chủ đề nóng tại Mỹ. Theo trang web Gun Violence Archive, mỗi năm quốc gia này ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp thiệt mạng do bạo lực súng đạn.
Iran tuyên bố đóng cửa biên giới với Iraq, khẩn cấp đưa công dân về nước Trong bối cảnh căng thẳng chính trị tại Iraq sau khi giáo sĩ Hồi giáo dòng Shi'ite Moqtada al-Sadr tuyên bố rời chính trường do tình trạng bế tắc chính trị khó giải quyết hiện nay, Iran đã tuyên bố đóng cửa với Iraq. Người biểu tình đụng độ với cảnh sát tại Baghdad, Iraq, ngày 1/10/2019. Ảnh: AFP/TTXVN Trong thông báo trên...