Pháp đề cao cải thiện quan hệ EU – Nga: Nỗ lực xoa dịu căng thẳng
Tầm quan trọng đặc biệt của mối quan hệ giữa Liên minh châu Âu (EU) và Nga đã được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề cập trong chuyến công du Litva vào đầu tuần này – chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm 3 ngày tới vùng Baltic của nhà lãnh đạo 42 tuổi.
Chuyến đi diễn ra vào thời điểm quan hệ giữa xứ sở Bạch dương và phương Tây vẫn lạnh lẽo và những nỗ lực đối thoại để xoa dịu căng thẳng chưa cho thấy kết quả rõ rệt.
Tổng thống Pháp E.Macron (phải) và Tổng thống Litva G.Nauseda tại thủ đô Vilnius.
Suốt những năm qua, quan hệ giữa Nga và các quốc gia EU bị phủ bóng bởi những tranh cãi xung quanh cuộc khủng hoảng Ukraine. Kể từ khi áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế với Mátxcơva vào tháng 7-2014, EU vẫn tiếp tục mở rộng và gia hạn các lệnh trừng phạt này. Để đáp trả, Nga cũng yêu cầu cấm nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng tiêu dùng từ các nước châu Âu.
Cuối tháng 6-2020, EU đã thông qua quyết định kéo dài thời hạn lệnh trừng phạt kinh tế Nga đến hết ngày 31-1-2021. Các đòn cấm vận thương mại, trừng phạt kinh tế đã gây tổn thất không nhỏ đối với cả hai phía. Ngoài ra, nhiều bất đồng khác giữa Mátxcơva với các nước phương Tây vẫn chưa tìm được cách hóa giải như vấn đề Syria, Iran, Triều Tiên…
Video đang HOT
Trong khi đó, quan điểm của Pháp đối với Nga được coi là khá ôn hòa và luôn giữ lập trường duy trì đối thoại. Pháp cũng là một trong những nước được Nga coi là Đối tác chiến lược. Giữa lúc tiến trình Anh rời khỏi EU (còn gọi là Brexit) chưa thực sự hoàn tất, còn nước Đức vẫn đang trong quá trình tìm kiếm ứng cử viên tiềm năng kế nhiệm Thủ tướng Angela Merkel, Pháp đã trở thành quốc gia “đầu tàu” của liên minh trong các vấn đề quốc tế. Một trong số đó là nỗ lực giúp khối này và Nga tăng cường đối thoại, giải quyết bất đồng, mang lại lợi ích cho toàn khu vực.
Là một trong những nhà lãnh đạo phương Tây tích cực ủng hộ việc cải thiện quan hệ giữa EU và Nga, Tổng thống E.Macron từng bày tỏ quan ngại việc đẩy Nga ra khỏi châu Âu là một sai lầm chiến lược, đồng thời nhiều lần kêu gọi các nước EU thúc đẩy thảo luận với Mátxcơva.
Theo ông chủ Điện Elysee, EU cần một cách tiếp cận mềm dẻo hơn với Nga mặc dù còn khác biệt trong nhiều vấn đề. Lựa chọn duy nhất là đối thoại chiến lược nhằm định hình một cấu trúc an ninh mới cho Lục địa già.
Vì vậy, thông điệp hồi sinh lòng tin giữa EU với Nga để thúc đẩy bình thường hóa quan hệ nhằm tránh những tổn thất từ các lệnh trừng phạt lẫn nhau cũng đã được Tổng thống E.Macron gửi gắm trong chuyến thăm Litva. Là quốc gia có vị trí gần gũi với Nga, song Litva đang có sự hiện diện tăng cường của lực lượng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Nước này cũng là một trong những quốc gia phản đối mạnh mẽ dự án Dòng chảy phương Bắc 2 dẫn khí đốt từ Nga tới châu Âu. Litva thời gian qua đã tăng cường chi tiêu cho quốc phòng trong bối cảnh Nga nỗ lực củng cố các căn cứ quân sự gần biên giới Litva ở Kaliningrad trên biển Baltic.
Tại buổi họp báo ở thủ đô Vilnius của Litva sau cuộc hội kiến với người đồng cấp nước chủ nhà tối 28-9, Tổng thống Pháp E.Macron cho rằng kỳ vọng về sự thịnh vượng kinh tế, tự do, hòa bình và an ninh đã trở thành hiện thực ở quốc gia Baltic này. Dù vậy, ông E.Macron nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác với Nga nếu muốn xây dựng một nền hòa bình bền vững ở châu Âu.
Theo Tổng thống Pháp, không thể biến Lục địa già thành một ốc đảo xa cách với nước Nga. Với lợi thế về không gian địa lý, vai trò của Litva có ý nghĩa quan trọng trong nỗ lực nhằm thúc đẩy sự xích lại gần nhau giữa EU và xứ Bạch dương. Mục tiêu của việc tăng cường hợp tác với Mátxcơva cũng không nằm ngoài mong muốn tránh cuộc đối đầu theo kiểu Chiến tranh Lạnh phiên bản mới và xoa dịu quan hệ Đông – Tây, góp phần tạo dựng môi trường hòa bình tại khu vực.
Czech trục xuất hai nhân viên ngoại giao Nga
Thủ tướng Czech Babis thông báo quyết định trục xuất hai nhân viên ngoại giao sau khi cáo buộc họ lan truyền tin giả về kế hoạch đầu độc ba chính trị gia Czech.
Tờ Respekt của Czech hồi tháng 4 dẫn các nguồn tin an ninh cho biết một công dân Nga sử dụng hộ chiếu ngoại giao đã tới Prague và mang theo ricin, một loại chất độc có thể sử dụng làm vũ khí sinh học. Khi đó, ba chính trị gia tại Prague được cảnh sát bảo vệ sau khi có hành động khiến Moskva tức giận.
Thủ tướng Czech Andrej Babis trong cuộc họp báo tại Kiev, Ukraine, tháng 11/2019. Ảnh: Reuters.
Thông tin làm trầm trọng thêm mối quan hệ vốn không tốt đẹp giữa Moskva và Prague. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói Respekt đưa "tin sai lệch" và có "tưởng tượng độc hại".
Ondrej Kolar, một trong ba chính trị gia có tên trong danh sách đầu độc giả mạo, dẫn đầu hoạt động phá dỡ tượng nguyên soái Liên Xô Ivan Konev. Thị trưởng Zdenek Hrib, chính trị gia khác được nhắc tới, ủng hộ đổi tên quảng trường Prague, nơi đặt trụ sở của đại sứ quán Nga, thành Vladimir Nemtsov, chính trị gia đối lập của Nga bị sát hạt năm 2015.
Chính trị gia còn lại là Pavel Novotny, người đặt đài tưởng niệm cho "Đội quân Vlasov", gồm các binh sĩ Liên Xô đào ngũ, từng tham gia chiến dịch nổi dậy chống phát xít Đức tại Prague tháng 5/1945. Liên Xô coi toàn bộ thành viên thuộc Đội quân Vlasov là phản quốc.
Thủ tướng Babis nói thông tin tình báo cho biết "trò bịp" là kết quả của cuộc đấu đá nội bộ tại đại sứ quán Nga. "Bên cạnh gánh nặng cho lực lượng an ninh của chúng tôi, (nhân viên đại sứ quán Nga) đã gây thêm rắc rối trong quan hệ hai nước và làm tổn hại đến danh tiếng tốt đẹp của Liên bang Nga tại Cộng hòa Czech", Babis nói.
"Nhân viên đại sứ quán đã gửi thông tin dàn dựng có chủ ý về kế hoạch tấn công nhằm vào các chính trị gia Czech cho (cơ quan tình báo) BIS", Thủ tướng Czech Andrej Babis nói trong cuộc họp báo tại thủ đô Prague hôm nay.
"Chúng tôi đã áp dụng các biện pháp phù hợp và đầy đủ, tuyên bố hai nhân viên đại sứ quán là người không được hoan nghênh", Thủ tướng Babis nói.
Ngoại trưởng Tomas Petricek nói cách tiếp cận của Nga khiến Czech không còn lựa chọn nào khác ngoài trục xuất các nhà ngoại giao, dù Prague "nhận thức được các bước tương xứng" của Moskva.
Vladimir Dzhabarov, Phó chủ tịch thứ nhất Ủy ban Đối ngoại của Hội đồng Liên bang (thượng viện) Nga, nói Moskva sẽ đáp trả tương xứng.
Nhiệt độ tại vùng băng giá của nước Nga tăng 10 độ C Trong tháng Năm vừa qua, nhiệt độ tại vùng đất nổi tiếng lạnh giá Siberia của Nga đã tăng 10 độ C so với mức trung bình. Đây cũng là tháng nóng lỷ lục trên toàn thế giới. Tháng 5 vừa qua là tháng nóng lỷ lục trên toàn thế giới. Ảnh: AFP/TTXVN Theo mạng lưới theo dõi biến đổi khí hậu của...