Pháp đẩy mạnh tiêm vaccine cho học sinh quay lại trường học
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, ngày 13/9, trả lời phỏng vấn báo chí, Bộ trưởng Bộ giáo dục quốc gia Pháp Jean-Michel Blanquer cho biết 10 ngày sau khai giảng năm học mới trong bối cảnh dịch COVID-19, tại nước này vẫn còn khoảng hơn 3.000 lớp học phải đóng cửa, tương ứng với hơn 0,5% trong tổng số 540.000 lớp học trong cả nước.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh tại Privas, đông nam nước Pháp, ngày 6/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó một tuần, Bộ trưởng Jean-Michel Blanquer thông báo trước Quốc hội Pháp là chỉ còn 545 lớp học bị đóng cửa. Ông Blanquer nhấn mạnh con số này sẽ tăng lên trong vài ngày tới và sau đó sẽ đi vào ổn định, trước khi giảm xuống một lần nữa nếu biểu đồ dịch bệnh đi theo đường cong thường có sau mỗi kỳ nghỉ. Ông khẳng định đây là biểu đồ được thấy ở vùng hải ngoại La Reunion, nơi các học sinh đã nhập học sớm hai tuần so với phần còn lại của nước Pháp.
Bộ trưởng Bộ giáo dục Pháp cũng thông báo đã có 67% trẻ em từ 12-17 tuổi được tiêm một mũi vaccine và 54% được tiêm đầy đủ vaccine chống COVID-19. Từ nay đến cuối tháng, tất cả học sinh Pháp sẽ được đề nghị tiêm vaccine thông qua nhà trường và số được tiêm đầy đủ được kỳ vọng sẽ nhanh chóng vượt qua tỷ lệ ba phần tư.
Để tổ chức khai giảng năm học thứ hai trong bối cảnh đại dịch, Bộ giáo dục Pháp đã giữ nguyên quy trình sức khỏe cấp độ 2 (trong 4 cấp), cho phép các nhà trường đón nhận trực tiếp tất cả học sinh nhưng yêu cầu các em phải đeo khẩu trang trong lớp học, ngoại trừ các trường mẫu giáo. Chỉ cần một trường hợp mắc COVID-19 cũng khiến lớp tiểu học liên quan phải đóng cửa. Ngược lại, trong trường hợp có lây nhiễm ở trường trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông, những học sinh có tiếp xúc nhưng chưa tiêm vaccine phải tự cách ly trong một tuần.
Trước làn sóng lây nhiễm lần thứ tư, ngày 25/8, chính quyền Pháp đã thông báo hoãn khai giảng 2 tuần đối với các trường học ở vùng hải ngoại Antilles và Guyane. Tại Guyane, quy trình chăm sóc sức khỏe đã được tăng cường và được áp dụng ở cấp độ 4 tại các vùng phân loại đỏ, theo đó học sinh lớp 3 và lớp 4 phải học trực tuyến.
Video đang HOT
Với các vùng phân loại vàng, khoảng 50% học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông phải học trực tuyến. Tại Antilles, các lớp học cũng sẽ hoạt động trở lại từ đầu tuần này nhưng chủ yếu được tổ chức trực tuyến trong ít nhất hai tuần.
Học sinh đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại trường học ở Nice, miền Bắc Pháp. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
* Australia ngày 13/9 thông báo nới lỏng các qui định phong tỏa phòng dịch COVID-19 đối với những người tại Sydney đã tiêm đủ liều vaccine, theo đó cho phép người dân được đi cắm trại theo nhóm nhỏ, lần đầu tiên sau nhiều tháng.
Các nhóm gia đình và bạn bè được phép tụ tập tại các công viên và bãi biển, sau 11 tuần kể từ đợt bùng phát biến thể Delta làm ngưng trệ mọi hoạt động tại thành phố lớn nhất Australia này. Tuy nhiên, quy định yêu cầu chỉ được 5 người đã tiêm đủ liều vaccine được phép tụ tập ngoài trời trong vòng 1 tiếng. Các khu vực điểm nóng về dịch tiếp tục được áp dụng các quy định hạn chế nghiêm ngặt hơn.
Tại Sydney, hạn chế di chuyển trong phạm vi 5 km vẫn được áp dụng. Lệnh ở nhà sẽ được dỡ bỏ đối với những người đã tiêm đủ liều vaccine tại Sydney và bang New South Wales khi tỷ lệ người dân tiêm đủ 2 mũi vaccine đạt 70% – dự kiến sẽ trong tháng 10 tới, căn cứ vào xu hướng tiêm chủng hiện nay.
Những nguy cơ từ việc một số nước tiêm vaccine tăng cường
Việc các quốc gia giàu có đang đẩy nhanh kế hoạch tiêm thêm mũi vaccine thứ 3 ngừa COVID-19 đang khiến nguồn cung cho các nước nghèo và nước đang phát triển trở nên hạn hẹp.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Zaventem, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau Mỹ, hiện đã có thêm ít nhất 20 quốc gia khác xác nhận sẽ triển khai chương trình tiêm mũi vaccine thứ 3 ngừa COVID-19. Động thái này đi ngược lại với lời kêu gọi của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng các nước nên ngừng kế hoạch tiêm tăng cường để chia sẻ lượng vaccine dự phòng cho các quốc gia còn đang thiếu.
Theo Tổng Giám đốc WHO Adhanom Ghebreyesus, hiệu quả thực sự của mũi vaccine tăng cường vẫn còn là một dấu hỏi và điều này chỉ thực sự cần với những người có hệ miễn dịch suy giảm mà thôi.
Trong một bài phân tích về chương trình tiêm chủng ở Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và Chile, tờ Financial Times cho biết 3 nước này đã triển khai hơn 10 triệu liều vaccine tăng cường, nhiều hơn tổng số vaccine đã được sử dụng tại 6 quốc gia châu Phi là Nigeria, Ethiopia, Chad, Cameroon, Cộng hòa Dân chủ Congo và Kenya. Hiện mới chỉ có 2% dân số châu Phi đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine, tỷ lệ thấp nhất trong các châu lục trên thế giới.
Ông John Nkengasong, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Phi, cảnh báo việc các nước tiêm phòng tăng cường thay vì chia sẻ vaccine với các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp và tỷ lệ ca mắc cao là "một tính toán sai lầm nghiêm trọng", bởi điều này sẽ tạo cơ hội cho các biến thể mới xuất hiện và thách thức chính các quốc gia đã được tiêm chủng đầy đủ.
Ông Nkengasong coi các chương trình tiêm chủng tăng cường là ví dụ của việc nước giàu ưu tiên phòng ngừa các ca bệnh nhẹ ở nước mình hơn là ngăn chặn các ca bệnh nặng và tử vong ở các nước nghèo và châu Phi có thể sẽ trở thành lục địa của COVID-19.
Theo ông Andrew Pollard, Giám đốc Oxford Vaccine Group, hãng sản xuất vaccine Oxford/AstraZeneca, việc các nước vội vã tiêm mũi thứ 3 là do mong muốn giảm thiểu rủi ro trong tương lai, nhưng điều này là không cần thiết nếu "không có bằng chứng rõ ràng" rằng những người đã tiêm đủ 2 mũi bị suy giảm khả năng miễn dịch.
Cũng theo ông Pollard, tiêm mũi vaccine thứ 3 cho một người đồng nghĩa với việc từ chối cơ hội tiêm phòng cho một người khác. Đó là chưa kể, lợi ích của việc tiêm mũi thứ 3 là rất nhỏ so với việc triển khai tiêm phòng ở những nước chưa được tiêm chủng
Tất nhiên theo một số nghiên cứu, đối với những người đã tiêm phòng đầy đủ, nguy cơ mắc bệnh có triệu chứng nặng có thể giảm dần theo thời gian nhưng tốc độ giảm không nhiều.
Hiện Israel đang là nước dẫn đầu trong việc triển khai tiêm mũi tăng cường, với hơn 70% người trên 60 tuổi và 44% người từ 50-59 tuổi đã được tiêm mũi thứ 3. Theo ông Ran Balicer, người đứng đầu Ủy ban cố vấn quốc gia về COVID-19 của Chính phủ Israel, quyết định này được đưa ra sau khi các cơ quan chức năng xem xét số lượng người phải nhập viện điều trị dù đã tiêm đủ 2 liều. Ông Balicer ước tính sẽ có thêm hàng trăm triệu liều vaccine tăng cường được sử dụng trên toàn thế giới do các nước đang phải tìm cách hạn chế tác động của biến thể Delta.
Trong khi đó, Mỹ dự kiến sẽ thông qua kế hoạch tiêm phòng tăng cường cho những người đã hoàn thành các mũi tiêm được 8 tháng (có thể là 1 hoặc 2 mũi tùy theo từng loại vaccine). Dự kiến, sẽ có hơn 100 triệu người Mỹ đủ điều kiện tiêm mũi tăng cường vào cuối năm nay.
Còn ở châu Âu, Đức và Pháp cũng đã ấn định ngày khởi động chiến dịch tiêm mũi thứ 3. Anh đang lên kế hoạch, nhưng nhiều khả năng sẽ chỉ tiêm mũi 3 cho những người dễ bị tổn thương về mặt lâm sàng.
Tăng cường khả năng chống chịu trước đại dịch Tốc độ tiêm phòng vaccine tại các nước đang được đẩy nhanh phần nào khiến số ca mắc và tử vong vì COVID-19 tại phần lớn các khu vực trên thế giới trong 7 ngày qua đều giảm. Nhiều nước cũng đã thay đổi chiến lược chống dịch để có thể "sống chung an toàn với COVID-19", tìm cách giảm thiểu số ca...