Pháp đang nhăm nhe đặt quan hệ với phe đối lập ở Syria
Bộ trưởng ngoại giao Syria – Walid al-Moallem gần đây đã lên tiếng đe doạ sẽ đáp trả không khoan nhượng bất cứ quốc gia nào.
Ngoại trưởng Alain Juppe
Báo chí Nga cho hay chính quyền Pháp đã có dự định thiết lập mối quan hệ với Ủy ban quốc gia do phe đối lập Syria tạo ra trong lúc chính trường tại quốc gia này đang có những dấu hiệu tồi tệ.
Thông tin về việc Paris sẽ đặt quan hệ mật thiết với chính quyền của phe đối lập tại Syria đã được Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe lên tiếng xác nhận.
Video đang HOT
Pháp chào đón những nỗ lực tổ chức của phe chống đôi ở Syria – Ngoại trưởng Alain Juppe nói tại một cuộc họp với các quan chức ngoại giao hàng đầu của châu Âu tại Luxembourg.
Bộ trưởng ngoại giao Syria – Walid al-Moallem
Trong khi đó, Bộ trưởng ngoại giao Syria – Walid al-Moallem gần đây đã lên tiếng đe doạ sẽ đáp trả không khoan nhượng bất cứ quốc gia nào thừa nhận tính hợp pháp của uỷ ban do phe đối lập tạo ra.
Trước đó, cách đây 1 tuần, phe đối lập ở Syria đã tuyên bố thành lập Ủy ban quốc gia Syria để chống lại chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad.
Pháp hiện tại là một trong những quốc gia đang muốn đẩy mạnh các biện pháp trừng phạt đối với chính quyền Syria kể từ khi nổ ra các cuộc biểu tình đòi Tổng thống và chính quyền đương nhiệm của Syria từ chức.
Theo Giáo Dục VN
Pháp cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về vụ diệt chủng năm 1915
Theo Reuters, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy ngày 7/10 đã cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ rằng, nước này có thể sớm bị Pháp xem là bất hợp pháp nếu không thừa nhận việc sát hại hàng loạt người Armenia trong thời kỳ đế chế Ottoman năm 1915 là diệt chủng.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đang trong chuyến thăm Armenia 2 ngày. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ông Sarkozy, đang ở thăm Armenia, điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du Kavkaz, đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ có "cử chỉ hòa giải" và thừa nhận hành động diệt chủng. Nếu không, Pháp "sẽ xem xét việc tiến tới sửa đổi luật pháp để trừng phạt hành động phủ nhận này."
Ông Sarkozy cảnh báo các biện pháp này có thể được thực thi rất nhanh song tuyên bố này của ông không phải là một tối hậu thư.
Thách thức trên của Tổng thống Pháp - nước phản đối nỗ lực gia nhập Liên minh Châu Âu (EU) của Thổ Nhĩ Kỳ - đã ngay lập tức làm cho Ankara giận dữ.
Phát biểu tại một cuộc họp báo cùng ngày, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cho rằng, Pháp cần đối diện với quá khứ thực dân của mình trước khi rao giảng cho các nước khác. Theo ông, Pháp "không có quyền dậy bài học lịch sử cho Thổ Nhĩ Kỳ hay buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt với lịch sử."
Trong chuyến công du Kavkaz, ông Sarkozy cũng sẽ tới nước Azerbaijan giàu dầu mỏ và Gruzia, quốc gia nằm trên hành lang vận chuyển dầu mỏ và khí đốt từ biển Caspian tới Châu Âu. Ông cũng đã kêu gọi Armenia và Azerbaijan giải quyết tranh chấp đối với khu vực ly khai Nagorno-Karabakh ở Azerbaijan có phần đông người Armenia sinh sống, vốn đã dẫn tới một cuộc chiến giữa hai nước vào thập niên 1990./.
Theo Dân Trí
68% dân Pháp tin ông Sarkozy sẽ thất bại vào 2012 Theo kết quả cuộc thăm dò dư luận Viavoice được báo Libération công bố ngày 2/10, có tới 2/3 người dân Pháp được hỏi (68%) cho rằng Tổng thống Nicolas Sarkozy sẽ không trúng cử trong cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào năm 2012 nếu như ông ra tranh cử. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Những người được hỏi cho biết...