Pháp chuyển nơi neo đậu tàu Mistral vì không chịu được chi phí
Nhiều khả năng nguyên nhân khiến Pháp chuyển nơi neo đậu tàu Mistral là vì phí neo đậu tại cảng Saint-Nazaire quá cao khiến Pháp không chịu nổi.
Theo thông tin từ Sputnik ngày 10/9, một trong hai chiếc tàu Mistral đóng cho Nga đã bất ngờ được Pháp chuyển nơi neo đậu từ cảng Saint-Nazaire đến Vịnh Biscay.
Nhiều khả năng nguyên nhân khiến Pháp chuyển nơi neo đậu tàu Mistral là vì phí neo đậu tại cảng Saint-Nazaire quá cao.
Nguồn tin trên cho biết, căn cứ theo dữ liệu từ hệ thống quản lý – giám sát tàu thuyền AIS, 1 trong 2 tàu Mistral mà Pháp đóng cho Nga đã rời khỏi cảng Saint-Nazaire nước Pháp. Sau đó, con tàu đã được đưa đến Vịnh Biscay (bờ biển phía Tây Bắc nước Pháp)
Căn cứ vào số liệu của AIS, Sputnik cho biết con tàu vừa được chuyển đến nơi neo đậu mới mang tên Vladivostok, nó đã đến Vịnh Biscay trong vòng 24h trước khi AIS phát hiện tín hiệu và hiện tại đang ở ngoài khơi Concarneau (một xã của tỉnh Finistère, thuộc vùng Bretagne, miền Tây Bắc nước Pháp).
Dù chưa có nguồn tin chính thức nào về nguyên nhân của sự di chuyển nơi neo đậu trên, tuy nhiên theo nhận định của Lenta, nhiều khả năng nguyên nhân xuất phát từ phí neo đậu tại cảng Saint-Nazaire quá cao khiến Pháp không chịu nổi.
Video đang HOT
Nhận định trên hoàn toàn có cơ sở bởi ngay từ đầu năm 2015, Pháp đã lên kế hoạch chuyển cặp tàu Mistral đóng cho Nga từ cảng Saint-Nazaire đến nơi neo đậu mới có chi phí bến đỗ “mềm hơn”.
Thông tin này được Lenta dẫn nguồn tờ Le Télégramme cho biết, lý do buộc Pháp phải đi tới quyết định này là do chi phí cao tại cảng neo đậu, bao gồm bến đỗ và các dịch vụ bảo đảm đi kèm, tương đương 2,5 triệu euro mỗi tháng.
Theo quy định, chi phí lưu đậu của cặp tàu Mistral Pháp đóng cho Nga được chi từ hợp đồng. Tuy nhiên, sau khi kết thúc thời gian, việc chuyển giao cho Nga chưa được thực hiện, chi phí lưu đậu hạch toán vào Công ty đóng tàu DCNS của Pháp.
Bản thân lãnh đạo Công ty này thừa nhận, họ không đủ chi phí để tiếp tục duy trì sự lưu đậu của các tàu đóng cho Nga.
Hợp đồng đóng mới hai tàu hỗ trợ đổ bộ trực thăng được Tập đoàn Rosoboronexport của Nga và công ty DCNS của Pháp ký kết hồi tháng 6/2011.
Thanh Ngọc
Theo_Người Đưa Tin
Tranh cãi Pháp-Nga về chấm dứt hợp đồng bán tàu Mistral
Tranh cãi Pháp-Nga về chấm dứt hợp đồng bán tàu Mistral
Pháp vừa gửi dự thảo chấm dứt hợp đồng bán tàu Mistral cho Nga, trong đó đề xuất trả cho Nga tổng "chi phí và thiệt hại" là 784,6 triệu euro.
Trong khi đó, phía Nga tính toán thiệt hại lên tới 1,136 tỷ euro.
Tờ Kommersant ngày 15/5 dẫn nguồn tin trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật của Nga cho biết, Pháp đã gửi cho Moscow dự thảo văn bản về việc chấm dứt thỏa thuận liên chính phủ về hợp đồng chế tạo và mua bán hai chiếc tàu Mistral.
Thỏa thuận sơ bộ về vụ mua hai tàu Mistral được ký kết giữa Phó Thủ tướng Nga Igor Sechin và Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Alain Juppé vào ngày 25/1/2011. Thỏa thuận chính thức được ký giữa tập đoàn Rosoboronexport và công ty đóng tàu DCNS của Pháp vào ngày 17/6/2011. Thời hạn cuối cùng để hoàn thành hợp đồng là ngày 16/5/2015 và có thể gia hạn thêm tới ngày 25/5/2015.
Tàu Mistral Pháp đóng cho Nga vẫn không thể rời cảng.
Tuy nhiên đến thời điểm này, hợp đồng hiện không thể thực hiện được do áp lực của các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine. Hơn nữa mỗi tháng trì hoãn, Pháp sẽ tổn thất khoảng 5 triệu euro phí bến bãi và bảo dưỡng tàu...
Theo nguồn tin của Kommersant, để kết thúc các tranh cãi căng thẳng và tổn thất kinh tế, Pháp đã gửi cho phía Nga dự thảo chấm dứt hợp đồng. Theo tài liệu này, Pháp đề xuất trả cho Nga tổng "chi phí và thiệt hại" là 784,6 triệu euro.
Tất nhiên, phía Nga không đồng ý với giải pháp này. Theo ước tính của Nga, những chi phí và tổn thất mà nước này phải gánh chịu khi thương vụ mua tàu Mistral bị đổ bể là 1,163 tỷ euro. Số tiền này bao gồm 892,9 triệu euro tiền đặt cọc và số còn lại là chi phí đào tạo thủy thủ đoàn điều khiển tàu (400 người), chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng ở Vladivostok, chi phí chế tạo trực thăng Ka-52k (4 chiếc nguyên mẫu) cho tàu Mistral.
Theo Kommersant, bất đồng vẫn không dừng lại ở đó. Người Pháp chưa tính tới những rủi ro và chi phí liên quan tới việc tháo dỡ tàu Mistral và hoàn lại các thiết bị do Nga chế tạo cho con tàu này. Theo quan điểm của Nga, Pháp phải gánh chịu các chi phí này.
Công ty đóng tàu DCNS của Pháp khẳng định rằng hợp đồng bị hủy vì lý do bất khả kháng. Tuy nhiên, Nga đã bác bỏ lý do này khi cho biết hai bên đã ký kết hợp đồng trên cơ sở luật pháp chứ không phải vì lý do nào.
Theo Kommersant, Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin cùng ngày đã gửi thông báo cho Tổng thư ký Quốc phòng và An ninh Quốc gia Pháp Louis Gauthier (người được ủy quyền đàm phán về vấn đề này), rằng Nga không hài lòng với đề xuất bồi thường của Pháp. Hiện Nga đang chuẩn bị gửi cho Pháp các ý kiến và đề xuất của mình bằng văn bản chính thức.
Trước đó, ngày 9/5, ông Rogozin lên tiếng cho rằng phía Pháp không thể đưa ra quyết định về việc bán tàu Mistral cho bất cứ ai mà không cần sự đồng ý của Moscow bởi Nga đang cầm trong tay giấy chứng nhận sở hữu những chiếc tàu này.
Theo GDVN
Theo_Kiến Thức
6 nước cùng quan tâm, Mistral có thể về Đông Nam Á Theo tin mới nhất, có tới 6 nước châu Á đã bày tỏ sự quan tâm đến tàu sân bay trực thăng lớp Mistral mà Pháp không bàn giao cho Nga. Danh sách các nước muốn mua Mistral ngày càng dài nhưng...ảo Theo truyền thông Nga và phương Tây, hiện có 8 nước đang bày tỏ sự quan tâm đến 2 tàu sân...