Pháp chuẩn bị cho khả năng không có thỏa thuận giữa Anh và EU
Ngày 16/11, phát biểu trên kênh truyền hình CNews, Bộ trưởng Giao thông Pháp Elisabeth Borne cho biết Pháp đang chuẩn bị nhiều biện pháp khác nhau, đặc biệt là các biện pháp kiểm soát hải quan và kiểm tra tại cảng, trong trường hợp không đạt được thỏa thuận nào khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.
Bộ trưởng Giao thông Pháp Elisabeth Borne. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Bà Borne khẳng định Pháp đang chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất là không có bất cứ thỏa thuận nào giữa Anh và EU về vấn đề Brexit, theo đó Pháp sẽ kiểm soát hải quan, kiểm tra thú y và kiểm tra tại các cảng.
Trước đó, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe c ảnh báo bất chấp đạt được dự thảo thỏa thuận giữa Anh và EU, triển vọng Anh rời EU mà không có bất cứ thỏa thuận nào vẫn có thể xảy ra.
Hồi tháng 10 vừa qua, Bộ trưởng Công vụ và Hành chính công của Pháp Gerald Darmanin, người phụ trách hải quan, cho biết nước này đã thuê thêm 700 nhân viên hải quan bổ sung và các phương tiện tăng cường kiểm soát biên giới nhằm chuẩn bị cho trường hợp Anh không đạt được thoả thuận nào trong các cuộc đàm phán rời EU.
Sau khi nhận được sự ủng hộ của Nội các Anh, bản dự thảo thỏa thuận Brexit cần được Quốc hội nước này thông qua, song đây được dự báo là một tiến trình đặc biệt khó khăn.
Video đang HOT
Hiện có 40 khoảng nghị sỹ thuộc đảng Bảo thủ cầm quyền sẵn sàng bỏ phiếu chống bản dự thảo thỏa thuận trên. Để thông qua được thỏa thuận, Thủ tướng May cần được sự ủng hộ của ít nhất 320 trong số 650 nghị sỹ tại Hạ viện. Một số thành viên nội các Anh đã từ chức để phản đối kế hoạch Brexit mà Thủ tướng Anh đưa ra.
Thậm chí, nghị sỹ hàng đầu của đảng Bảo thủ Jacob Rees Mogg đã đề nghị Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Anh Theresa May.
Theo vietnamplus
Sau trưng cầu dân ý, New Caledonia vẫn thuộc Pháp
Kết quả cuộc trưng cầu dân ý ngày 4.11 cho thấy người dân New Caledonia lựa chọn ở lại thay vì độc lập hoàn toàn khỏi nước Pháp.
Đa số người dân New Caledonia đi bỏ phiếu lựa chọn không độc lập hoàn toàn khỏi Pháp - Ảnh: AP
Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu ước tính đạt khoảng 80%. Họ lựa chọn giữa hai phiếu "Có" hoặc "Không" để trả lời duy nhất câu hỏi "Bạn có muốn New Caledonia có chủ quyền đầy đủ và trở nên độc lập không?".
Hãng tin APcho biết sau khi 202/284 điểm bỏ phiếu công bố kết quả, số người chọn "Không" chiếm 60% trong 123.000 phiếu được kiểm tính đến 23 giờ 10 (giờ địa phương).
Tỷ lệ cử tri New Caledonia đi bỏ phiếu rất cao - Ảnh: AP
Tổng thống Emmanuel Macron đã có bài phát biểu khi cuộc trưng cầu có kết quả sơ bộ. Ông bày tỏ niềm tự hào khi đa số người dân muốn New Caledonia tiếp tục là một phần lãnh thổ của Pháp, đồng thời khẳng định "không có con đường nào khác ngoài đối thoại" để làm rõ tương lai của quần đảo phía nam Thái Bình Dương này. Thủ tướng Pháp Edouard Philippe dự kiến sẽ gặp mặt các quan chức New Caledonia.
Một điểm bỏ phiếu ở thủ đô Nouméa trong ngày 4.11 - Ảnh: AP
Quần đảo New Caledonia nằm cách phía đông nước Úc chưa tới 2.000km, dân số khoảng 269.000 người gồm người Kanak bản địa, người gốc Âu cùng người di cư từ các nơi khác.
Người Kanak đã có quá trình dài đấu tranh đòi độc lập. Pháp đã đàm phán hai hiệp ước lớn để xoa dịu cộng đồng người này. Hiệp định Matignon 1988 được thiết kế để mang lại sự phát triển công bằng hơn cho xã hội New Caledonia, còn Hiệp ước Noumea 1998 mở đường cho việc phát triển nền tự chủ dựa trên ý tưởng "chủ quyền được chia sẻ", công nhận quyền chính trị của người Kanak và lập ra thời gian biểu cho cuộc trưng cầu dân ý năm nay.
Nhờ vậy mà New Caledonia có một hội đồng địa phương đặt trụ sở tại thủ đô Nouméa và quyền quản lý các vấn đề riêng ở nhiều lãnh vực đối nội. Chính quyền Paris chỉ kiểm soát vấn đề quốc phòng, đối ngoại cùng chính sách giáo dục đại học.
Vị trí địa lý của New Caledonia - Ảnh: Twitter
New Caledonia là một tài sản chiến lược, hỗ trợ vị thế của Pháp như một cường quốc toàn cầu trong hàng hải lẫn quân sự. Quần đảo cũng là cơ sở để họ có thể mở rộng ảnh hưởng địa chính trị của mình ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt thông qua tư cách thành viên của các tổ chức khu vực như Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương.
Cẩm Bình (theo AP, ABC News, RTE)
Theo motthegioi
Máy quét sân bay phát hiện dụng cụ nghi dùng để ám sát Khashoggi Tờ Sabah của Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay, 14/11, cho biết hệ thống máy quét tại sân bay đã phát hiện trong vali của các thành viên "đội ám sát Jamal Khashoggi" có chứa ống tiêm, máy chích điện, bộ đàm, kéo... Chân dung nhà báo Jamal Khashoggi. Ảnh: Reuters Theo Sabah, những người sở hữu hộ chiếu ngoại giao Ả Rập Saudi...