Pháp cảnh báo ‘nguy cơ’ từ thiết bị Huawei đối với mạng 5G
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian ngày 23/1 cảnh báo ‘các nguy cơ’ khi triển khai mạng không dây thế hệ mới 5G sử dụng các thiết bị do tập đoàn công nghệ viễn thông Huawei của Trung Quốc cung cấp.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian ngày 23/1 cảnh báo “các nguy cơ” khi triển khai mạng không dây thế hệ mới 5G sử dụng các thiết bị do tập đoàn công nghệ viễn thông Huawei của Trung Quốc cung cấp.
Phát biểu trước một ủy ban của Thượng viện, ông Le Drian cho biết: “Chúng ta đều ý thức rõ về các nguy cơ từ vị trí của Huawei trong các mạng chính, các nguy cơ cũng có thể xuất phát từ sự hoạt động rộng của Huawei trong mạng 5G.”
Ông nói thêm rằng chính phủ Pháp sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết vào thời điểm thích hợp.
Trước đó, người đứng đầu cơ quan an ninh mạng quốc gia Pháp cho biết chính phủ Pháp đang có kế hoạch yêu cầu giám sát và kiểm soát các thiết bị 5G do lo ngại an ninh.
Pháp đã hòa cùng với một số nước phương Tây khác bày tỏ lo ngại rằng việc sử dụng các trạm gốc của Huawei và các thiết bị khác có thể tạo điều kiện cho Trung Quốc tiếp cận với cơ sở hạ tầng mạng quan trọng của toàn thế giới, cho phép họ theo dõi các chính phủ nước ngoài.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Le Drian cho biết ông sẽ thảo luận các lo ngại trên với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị khi ông này thăm Paris trong ngày 24/1.
(Nguồn: Euronews)
Công nghệ 5G cho phép truyền gần như lập tức một lượng lớn dữ liệu, được xem là chìa khóa để đi vào thế giới Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IoT), trong đó hàng tỷ bộ cảm biến sẽ được tích hợp vào các thiết bị gia dụng, hệ thống an ninh, thiết bị theo dõi sức khỏe, khóa cửa, xe hơi và thiết bị đeo…
Huawei đã đầu tư hàng tỷ USD vào công nghệ này, chủ yếu cạnh tranh với hãng Ericsson của Thụy Điển và Nokia của Phần Lan.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Mỹ, Anh và nhiều nước khác đã cảnh báo về các nguy cơ an ninh của Huawei. Ban lãnh đạo Huawei đã phản ứng mạnh mẽ với các cáo buộc của phương Tây. Chủ tịch Huawei Lương Hoa cảnh báo sẽ rút các đối tác tại các nước không hoan nghênh tập đoàn này.
Tháng 12/2018, cảnh sát đã bắt giữ Giám đốc Tài chính của Huawei, bà Mạnh Vãn Chu, cũng là con gái của nhà sáng lập tập đoàn này, theo đề nghị truy nã của Mỹ do vi phạm các trừng phạt của Mỹ chống Iran.
Trung Quốc cáo buộc Washington “hành xử kiểu bắt nạt” sau khi chính quyền Mỹ xác nhận các kế hoạch tìm cách dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ xét xử.
Theo VietNamPlus
Nhà sáng lập 74 tuổi của Huawei là 'fan ruột' Apple và Steve Jobs
Trong buổi phỏng vấn tuần qua trước truyền thông quốc tế, nhà sáng lập và chủ tịch Huawei Nhậm Chính Phi đã tiết lộ những điều ít ai biết của công ty và cuộc sống riêng tư của ông.
Ông Nhậm Chính Phi tại trụ sở Huawei ở Thâm Quyến, Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg.
Nhà sáng lập và Chủ tịch Huawei, ông Nhậm Chính Phi đã giữ im lặng trước công chúng trong năm 2018, khi công ty của ông phải chịu sức ép khủng khiếp trên toàn cầu. Lần lượt Mỹ, Anh, Úc và New Zealand đã ban hành lệnh cấm đối với thiết bị viễn thông của Huawei. Ông thậm chí vẫn chưa xuất hiện kể cả khi con gái và Giám đốc tài chính Huawei, Mạnh Vãn Chu bị bắt giữ ở Canada.
Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi một lãnh đạo cấp cao Huawei bị buộc tội gián điệp tại Ba Lan, ông Nhậm Chính Phi đã phá vỡ sự im lặng để bảo vệ hình ảnh của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi với truyền thông quốc tế.
Bản sao của cuộc thảo luận dài 13 trang được CNN chia sẻ đã làm sáng tỏ thêm về tỷ phú ẩn dật 74 tuổi này.
Ông ngưỡng mộ Apple và huyền thoại Steve Jobs
Trong nhiều năm, Mỹ đã cảnh báo các nước đồng minh phương Tây về việc Huawei có thể hoạt động dưới chỉ đạo của chính phủ Trung Quốc.
Khi được hỏi Huawei sẽ làm gì nếu Bắc Kinh yêu cầu công ty cung cấp dữ liệu tại các quốc gia khác, ông Nhậm Chính Phi đã đề cập đến Apple như một hình mẫu lý tưởng mà công ty đang hướng đến.
Ông Phi nói: " Chúng tôi sẽ không bao giờ làm tổn hại đến lợi ích của khách hàng. Apple là hình mẫu mà chúng tôi hướng đến trong việc bảo vệ quyền riêng tư. Chúng tôi sẽ học hỏi từ Apple".
Vào năm 2016, Apple đã từ chối giúp FBI truy cập vào iPhone của thủ phạm vụ xả súng ở San Bernardino, bang California. Biểu tượng công nghệ Mỹ gọi chỉ thị này là "sự vi phạm của của chính phủ Mỹ". Sau đó, FBI đã phải mua bộ công cụ bẻ khóa của bên thứ 3 để xâm nhập thiết bị.
Huawei đã nhiều lần bác bỏ những cáo buộc rằng sản phẩm của họ tiềm ẩn hiểm họa an ninh quốc gia và nhấn mạnh công ty được sở hữu hoàn toàn bởi các nhân viên. Ông Phi tiết lộ, hiện cá nhân ông sở hữu 1,14% cổ phần Huawei, nhưng ông có thể noi gương nhà sáng lập huyền thoại Steve Jobs và tự giảm cổ phần của mình.
Năm 1980, sau khi bị buộc rời khỏi Apple, Steve Jobs đã bán đi gần như toàn bộ cổ phần tại công ty. Ông Jobs đã lặp lại điều này vào năm 1990, khi mất niềm tin vào định hướng phát triển của Apple.
Chủ tịch Nhậm Chính Phi nói: "Cổ phần của Steve Jobs tại Apple là 0,58%. Điều này nghĩa là có khả năng tôi sẽ giảm bớt cổ phần của mình. Tôi nên học hỏi từ Steve Jobs".
Ông sẵn sàng đóng cửa Huawei
Nhà sáng lập 74 tuổi của Huawei đã giành 20 năm để xây dựng công ty trở thành một đế chế hùng mạnh trong lĩnh vực thiết bị viễn thông và smartphone. Tuy nhiên, ông Nhậm Chính Phi khẳng định thà đóng cửa công ty còn hơn làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc.
Ông Phi nói: "Chúng tôi chắc chắn sẽ nói không với bất kỳ yêu cầu nào như vậy". Chủ tịch Huawei tiếp tục: "Chúng tôi thà đóng cửa Huawei còn hơn làm bất kỳ điều gì gây tổn hại cho khách hàng để trục lợi riêng".
Ông không thân thiết với 3 người con của mình
Các giám đốc cấp cao của Huawei. Ảnh: SCMP.
Giám đốc điều hành và con gái của ông Nhậm Chính Phi, Mạnh Vãn Chu đã bị cuốn vào vòng xoáy chính trị khi bị chính phủ Canada bắt giữ theo yêu cầu của Mỹ. Bà Chu bị nghi ngờ vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Hiện bà Chu đang được tại ngoại và bị quản thúc tại một ngôi nhà ở thành phố Vancouver, trước khi phiên tòa xét xử cuối cùng diễn ra vào ngày 6.2.2019.
Mặc dù chia sẻ rằng ông nhớ con gái rất nhiều, nhưng ông Phi vẫn khá mơ hồ khi nói về mối quan hệ với bà Chu: "Đó là một mối quan hệ chặt chẽ ở một số khía cạnh, nhưng không quá gần gũi như những người khác".
Ông Phi cho biết: "Trong suốt thời thơ ấu của con gái, tôi đã ở trong quân đội. Mỗi năm tôi đi vắng 11 tháng và chỉ có 1 tháng dành cho gia đình". Ông Phi nói thêm: "Mối quan hệ giữa chúng tôi trong thời thơ ấu và tuổi thiếu niên không mạnh mẽ như vậy".
Sau khi giải ngũ, ông Phi nói ông phải chiến đấu vì sự sống còn của Huawei, thường xuyên làm việc 16 tiếng mỗi ngày. Ông thừa nhận ông không thân thiết với bất kỳ người con nào và cảm thấy bản thân mắc nợ chúng.
Ông muốn sống lâu nhất có thể
Khi được hỏi về kế hoạch nghỉ hưu ở Huawei, ông Nhậm Chính Phi hóm hỉnh nói: "Thời điểm mà tôi nghỉ hưu sẽ phụ thuộc vào lúc mà Google phát minh ra loại thuốc mới cho phép con người sống mãi mãi. Và tôi đang chờ loại thuốc đó".
Được biết Alphabet, công ty chủ quản của Google, đang đầu tư vào nghiên cứu và phát triển một công nghệ khiến "cái chết trở thành một lựa chọn" và có vẻ như nhà sáng lập 74 tuổi của Huawei muốn sống càng lâu càng tốt.
Ông Phi cũng đề cập tới một phát biểu trong chuyến thăm tới ngôi làng hẻo lánh gần đỉnh Everest: "Tôi đã nó với mọi người rằng nếu cá nhân tôi sợ chết thì làm thế nào để thúc đẩy người của mình tiến lên phía trước?"
Theo CNN
Chủ tịch Huawei trả đòn tẩy chay: Tạm biệt Mỹ, Anh Chủ tịch tập đoàn Huawei cảnh báo sẽ rút khỏi thị trường Mỹ và Anh nếu như không được chào đón. Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos - Thụy Sĩ ngày 22/1, Chủ tịch Tập đoàn Huawei Lương Hoa cho biết, Huawei có thể chuyển giao công nghệ cho các quốc gia chào đón Huawei. Chủ tịch...