Pháo đài Mỹ ở Philippines từng khiến Nhật bất lực
Mỹ mất 11 năm để biến 4 đảo ở vịnh Manila thành các pháo đài đối phó với những cuộc tấn công của Nhật nhằm vào Philippines năm 1941.
Những người từng đến vịnh Manila của Philipppines sẽ thấy một pháo đài bê tông nổi lên giữa biển với 4 nòng pháo chĩa thẳng ra phía đại dương. Đó là Fort Drum, một trong những lô cốt kiên cố do Mỹ xây dựng và được ví như “thiết giáp hạm không chìm” bảo vệ cửa ngõ vào vịnh Manila.
Philippines cùng Puerto Rico và Guam là các thuộc địa được Tây Ban Nha nhượng lại cho Mỹ vào năm 1898, sau thất bại trong Chiến tranh Tây Ban Nha – Mỹ. Để bảo vệ thuộc địa mới khỏi nguy cơ xâm lược, Mỹ đã tiến hành Kế hoạch Chiến tranh màu Cam nhằm ngăn tàu chiến đối phương đi vào vịnh Manila và đảm bảo sự yểm trợ cần thiết để quân đồn trú ở Bataan có thể cầm chân địch trong 6 tháng.
Đảo El Frail trước khi được cải tạo thành Fort Drum. Ảnh: US Army .
Washington đã gia cố bốn hòn đảo trước cửa vịnh Manila gồm Corregidor, Caballo, Carabao và El Frail trong giai đoạn 1909-1913, biến chúng thành các pháo đài với tên gọi lần lượt là Fort Mills, Fort Hughes, Fort Frank và Fort Drum.
Fort Mills là pháo đài lớn và quan trọng nhất, trong khi Fort Drum có hình dáng độc đáo nhất vì bề ngoài giống với một thiết giáp hạm thực sự.
Để xây dựng Fort Drum, lực lượng công binh thủy quân lục chiến Mỹ phải san phẳng đảo El Frail, sau đó đổ bê tông tạo thành lô cốt có hình thiết giáp hạm. Pháo đài dài 73 m, rộng gần 49 m, cao 12 m so với mực nước biển, có tường dày 9-12 m và mặt trần dày 6 m. Bên trong pháo đài có 4 tầng được kết nối bằng trục đường hầm chạy dọc hòn đảo.
Fort Drum được trang bị 13 pháo các loại, chia thành 4 khẩu đội. Khẩu đội chủ lực gồm Wilson và Marshall được trang bị hai tháp pháo nòng đôi cỡ 355,6 mm, có khả năng bắn chìm mọi tàu chiến vào thời điểm đó từ khoảng cách hơn 20 km. Khẩu đội Roberts được trang bị 4 pháo 152 mm trong ụ cố định để bảo vệ bãi thủy lôi. Khẩu đội cuối cùng không có tên riêng, được triển khai ba pháo 76 mm, trong đó hai khẩu làm nhiệm vụ phòng không.
Video đang HOT
Mỹ còn bố trí lực lượng đồn trú gồm 200 binh sĩ trong pháo đài, được trang bị nhiều đèn pha đường kính 2,4 m để hỗ trợ chiến đấu ban đêm. Quá trình xây dựng Fort Drum được tiến hành trong giai đoạn 1909-1919. Sau khi hoàn thành, nó được coi là pháo đài bất khả xâm phạm với mọi loại vũ khí trên thế giới vào thời điểm đó.
Các pháo đài này lần đầu tham gia thực chiến vào năm 1941, khi Nhật Bản ném bom đảo Corregidor và các đảo khác ngày 29/12/1941 và 2-6/1/1942. Pháo đài Fort Mills trên đảo Corregidor bị thiệt hại nặng, nhưng các pháo phòng không vẫn tiếp tục hoạt động, bắn rơi nhiều máy bay Nhật. Trong khi đó, Fort Drum vẫn nguyên vẹn dù bị oanh tạc dữ dội.
Nhật Bản sau đó từ bỏ chiến dịch oanh tạc các pháo đài vì quá tốn kém về khí tài và nhân mạng, trong khi hiệu quả không cao. Họ chuyển sang tấn công lực lượng Mỹ đồn trú ở Bataan trên đất liền.
Sau khi lực lượng Mỹ thất thủ ở Bataan ngày 25/1/1942, Nhật bắt đầu chuẩn bị cho chiến dịch pháo kích các pháo đài nổi ở vịnh Manila. Từ ngày 5/2, dưới sự chỉ huy của thiếu tướng Toshinori Kondo, quân Nhật sử dụng hai pháo 155 mm và 4 pháo 105 mm công kích pháo đài Fort Drum. Tuy nhiên, pháo đài này vẫn nguyên vẹn dù bị trúng hơn 100 quả đạn pháo.
Giữa tháng 2/1942, Nhật Bản tăng cường hỏa lực bằng hai pháo 150 mm. Các pháo đài Mỹ tìm cách bắn trả nhưng đều trượt mục tiêu vì không có trinh sát chỉ điểm vị trí địch. Sau khi thiếu tá Jess Villamor chụp ảnh các khẩu đội pháo Nhật từ trên không, quân Mỹ mới có những phát bắn trúng đích đầu tiên.
Fort Drum năm 1946. Ảnh: US Navy .
Nhật Bản tiếp tục tăng viện 10 pháo 240 mm đến đồi Pico de Loro ở Calumpang, gần Fort Frank. Ngày 15/3-22/3, những khẩu pháo mới này tấn công 4 đảo pháo đài và phá hủy phần lớn vũ khí, nhưng các pháo 355,6 mm của Fort Frank chỉ bị hư hỏng. Fort Drum vẫn sống sót sau những đợt tấn công và chỉ bị sứt mẻ 0,1 m ở các bức tường bê tông.
Quân Nhật lên kế hoạch chiếm Corregidor và các đảo pháo đài khác sau khi lực lượng Mỹ ở Bataan đầu hàng ngày 9/4/1942. Nhật huy động hơn 100 khẩu pháo cỡ nòng 75-240 mm để tấn công 4 pháo đài Mỹ dưới sự yểm trợ của khoảng 50 oanh tạc cơ từ ngày 11/4. Trừ Fort Drum, toàn bộ pháo trên những căn cứ còn lại đều bị hủy diệt.
Để hạ Fort Drum, quân Nhật sử dụng máy bay tấn công liên tục trong 4 ngày nhưng chỉ gây thiệt hại nhỏ cho khẩu đội Marshall. Đến ngày 5/3, mọi khẩu pháo của pháo đài này bị phá hủy trước khi Nhật Bản tung hai tiểu đoàn đột kích. Ngày 6/5, tướng Wainwright, chỉ huy lực lượng Mỹ ở Fort Drum, ra lệnh đầu hàng.
Mỹ bắt đầu giải phóng Philippines từ 20/10/1944, một trong những mục tiêu quan trọng nhất là Fort Drum. Sự kiên cố của pháo đài buộc lực lượng Mỹ sử dụng chiến thuật đặc biệt để giành lại quyền kiểm soát.
Ngày 13/4/1945, Mỹ điều một Tàu đổ bộ Hạng trung (LSM) và một xuồg đổ bộ cơ giới (LCM) áp sát Fort Drum, đồng thời triển khai một trung đội bắn tỉa cảnh giới để công binh đặt thuốc nổ.
Fort Drum (trước) và thiết giáp hạm USS New Jersey năm 1983. Ảnh: US Navy .
Khi các mũi tấn công đã vào vị trí, các thủy thủ trên tàu LCM đổ 11.356 lít dầu và xăng vào một số lỗ thông hơi của pháo đài, trong khi nhiều khối bộc phá được nhồi vào một số vị trí khác. Tàu Mỹ di chuyển đến vị trí an toàn rồi kích nổ bộc phá, tạo ra vụ nổ dây chuyền thổi bay cửa chính có đường kính một mét, nặng hơn một tấn của pháo đài.
Đám cháy do hỗn hợp dầu và xăng gây ra kéo dài trong suốt nhiều ngày. Quân Mỹ chỉ có thể tiến vào trong pháo đài khi ngọn lửa tự tắt hôm 18/4 và phát hiện 65 thi thể cháy đen của lính Nhật, giành lại quyền kiểm soát Fort Drum.
Ngày nay, Fort Drum không còn tác dụng quân sự và chỉ là phế tích nằm ở cửa vịnh Manila.
Diễn biến mới nhất về siêu bão rời Philippines, hướng về Việt Nam
Siêu bão Goni mạnh nhất thế giới năm 2020 đã suy yếu đáng kể sau khi quét qua một khu vực rộng lớn ở Philippines, hạ cấp trở thành một cơn bão nhiệt đới trước khi hướng về Việt Nam.
Ảnh chụp siêu bão Goni vào ngày 31.10, trước khi đổ bộ vào Philippines.
Siêu bão Goni đổ bộ Philippines vào sáng sớm ngày 1.11, đem theo mưa lớn và gió mạnh, sức gió ở thời điểm bão đổ bộ lên tới 217 km/giờ, theo New York Times.
Trái với những dự đoán ban đầu, siêu bão đã "tha" cho thủ đô Manila với 13 triệu người sinh sống, khi hầu như không gây ảnh hưởng đến khu vực này.
Siêu bão đổ bộ khiến ít nhất 10 người thiệt mạng, tất cả đều ở vùng Bicol trên đảo Luzon, hòn đảo đông dân nhất ở Philippines. Hầu hết các nạn nhân thiệt mạng do ngã xuống dòng sông chảy xiết, một người tử vong do bị cây đè lên người, Al Francis Bichara, thống đốc tỉnh Albay ở Bicol, cho biết.
Đến cuối ngày 1.11, siêu bão Goni mạnh nhất thế giới năm 2020 đã hạ cấp trở thành bão nhiệt đới thông thường, theo cơ quan dự báo thời tiết quốc gia Philippines.
Bão Goni quét qua đảo Luzon và tiến vào Biển Đông trong sáng sớm ngày 2.11. Theo New York Times, bão dự kiến sẽ đổ bộ vào Việt Nam trong tuần này, nhưng không còn tạo ra nguy hiểm như ở Philippines.
Ở thời điểm áp sát Philippines ngày 31.10, siêu bão Goni đạt sức gió kỷ lục, lên tới 291 km/giờ và là một trong những cơn bão mạnh nhất trong lịch sử. Cơn bão khiến nhiều người Philippines gợi nhớ về siêu bão Hải Yến từng đổ bộ năm 2013.
Ở Manila, nhiều khu vực bị mất điện dù nơi này không bị bão tàn phá. Hàng ngàn cư dân Manila cũng đã được lực lượng Bảo vệ Bờ biển và các quan chức thiên tai địa phương sơ tán, đặc biệt là những người sống ở các khu vực nguy hiểm gần Vịnh Manila.
"Chúng tôi ở trong trạng thái cảnh giác cao độ từ ngày 30.10", Thị trưởng Manila Francisco Domagoso nói, theo New York Times.
Mỹ viện trợ bom thông minh cho Philippines Quân đội Philippines nhận lô bom, tên lửa Mỹ đầu tiên sau khi Trump cam kết cấp 18 triệu USD vũ khí giúp nước này chống phiến quân. "Việc chuyển giao lô vũ khí này cho thấy cam kết mạnh mẽ và lâu dài của chúng tôi với liên minh quan trọng của mình", Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O'Brien...