Pháo đài cổ xưa nhất thế giới lộ diện giữa ‘vùng bí ẩn’ nước Nga
Nhóm khảo cổ Nga – Đức đã tìm thấy một hệ thống pháo đài 8.000 tuổi ‘không thể tin nổi’ ẩn mình ở hoang mạc kỳ thú Siberia của Nga.
Theo Heritage Daily, đây là pháo đài cổ xưa nhất từng được khai quật, bao gồm các công trình phòng thủ phức tạp bao quanh một khu định cư 8.000 năm tuổi.
Vùng đất hoang vắng nơi chứa đựng phế tích pháo đài cổ xưa nhất thế giới – Ảnh: Nikita Golovanov
Pháo đài trải rộng trên 2 cụm cấu trúc định cư cổ đại là Amnya I và Amnya II.
Trong đó, Amnya I bao gồm các địa điểm bề mặt còn tồn tại như bờ đê và mương bao quanh mũi một mỏm đất và 10 hố lõm là dấu tích của các căn nhà.
Mười hố lõm nhà khác cũng được phát hiện cách khoảng 50 m về phía Đông, thuộc khu định cư Amnya II.
Phát hiện khảo cổ vô giá này đến từ nỗ lực của nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi TS Henny Piezonka từ Viện Khảo cổ học Tiền sử thuộc Đại học Tự do Berlin (Đức), phối hợp với các cộng sự từ Viện Lịch sử và Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Đại học Liên bang Urals (Nga) và Đại học Christian Albrechts (Đức).
Các cuộc khai quật cũng tìm thấy 45 chiếc bình gốm trong khu phức hợp, bao gồm dạng nhọn và phẳng thể hiện 2 kiểu gốm truyền thống riêng biệt của các nền văn minh Siberia cổ xưa.
Niên đại 8.000 năm của pháo đài và khu định cư đã được xác định thông qua phương pháp định tuổi bằng đồng vị carbon phóng xạ, điều giúp xác lập địa điểm này là một di sản lớn của thế giới – pháo đài lâu đời nhất từng được biết đến.
Các cuộc điều tra địa tầng và thực vật cổ khác của nhóm nghiên cứu cũng cho thấy cư dân khu vực phía Tây Siberia này có lối sống phức tạp dựa trên nguồn tài nguyên dồi dào của những cánh rừng taiga.
Video đang HOT
Đây chỉ là một trong hằng hà sa số những phát hiện thú vị từ vùng đất vắng vẻ của nước Nga hiện đại.
Từ Siberia bí ẩn và kỳ thú, các nhà khảo cổ học, cổ nhân loại học, cổ sinh vật học khắp thế giới đã khai quật được vô số tàn tích, kho báu của người dân cổ đại, hay xa xưa hơn là các mẫu vật hiếm có thuộc về các loài người cổ và nhiều động vật đã tuyệt chủng.
Anh Thư
Kỳ thú loài dơi đáng yêu nhất thế giới có bộ lông trắng như mây
Trong số khoảng 1.300 loài dơi trên thế giới, dơi trắng Honduras nhỏ bé là một ngoại lệ hiếm hoi được coi là dễ thương và đáng yêu.
Chúng có thể được tìm thấy trong các khu rừng nhiệt đới của các nước Trung-Mỹ như Honduras, Nicaragua, Costa Rica và các khu vực phía tây của Panama.
Loài dơi trắng độc đáo này còn có tên gọi là dơi trắng Honduras, tên khoa học là Ectophylla alba, cũng là đại diện duy nhất trong chi Ectophylla, có vẻ ngoài nổi bật với lớp lông mao trắng muốt, cơ thể nhỏ bé với chiều dài chỉ từ 3,7cm - 4,7cm.
Sinh sống trong các khu rừng mưa ở miền bắc Nicaragua, phía đông Costa Rica, Tây Panama và đông Honduras, những con dơi trắng đáng yêu chủ yếu sống ký sinh trên các thân cây và tán cây lớn, đặc biệt là các cây chuối.
Rất ít xuất hiện và được coi là loài động vật quý hiếm, loài dơi trắng khiến nhiều người tò mò.
Bộ lông trắng muốt bên cạnh những bộ phận khác trên cơ thể đều màu vàng rực khiến những con dơi trắng Honduras trông vô cùng ngộ nghĩnh.
Đàn dơi trắng núp mình trong tàu lá chuối to rộng trông hệt như những chú lợn tí hon siêu đáng yêu.
Không chỉ có vẻ ngoài đáng yêu, dơi trắng Honduras còn có bản tính hiền lành, xứng đáng là loài dơi đáng yêu nhất thế giới.
Sống theo bầy đàn, thông thường khoảng từ 6 đến 10 cá thể, có đàn lớn lên đến 12 cá thể. Thức ăn chủ yếu của dơi trắng nhỏ xinh là trái cây và một số loài thực vật.
Dơi trắng Honduras chủ yếu sống ký sinh trên các thân cây và tán cây lớn, đặc biệt là các cây chuối.
Loài dơi dễ thương này còn nổi danh vì khả năng dựng lều từ lá chuối. Chúng có thể biến những tàu lá chuối lớn thành nơi trú ngụ của mình.
Nhiều chuyên gia động vật cho biết đó là cách ngụy trang tuyệt vời trong môi trường sống tự nhiên của loài dơi này. Khi mặt trời xuyên qua những tán lá của rừng rậm, bộ lông trắng của dơi như chuyển màu xanh lục khiến chúng càng khó phát hiện.
Trong bầy, những con dơi lớn hơn sẽ có nhiệm vụ bảo bọc những con dơi nhỏ hơn, chúng sẽ cắn lá cây để cuộn quanh người những con dơi nhỏ, bảo vệ cả đàn khỏi mưa nắng và kẻ thù tự nhiên.
Dơi trắng hiếm khi bay, kể cả vào buổi đêm bởi vẻ ngoài nổi bật của chúng rất dễ trở thành mục tiêu của những động vật ăn thịt hung ác.
Đặc biệt, dơi trắng Honduras có khả năng sử dụng carotenoid để tạo ra màu vàng cam ở tai, mũi và môi. Khả năng độc đáo này từng được nghiên cứu y học giúp hiểu và điều trị bệnh thoái hóa điểm vàng ở người.
Trong số khoảng 1.300 loài dơi trên thế giới, dơi trắng Honduras nhỏ bé là một ngoại lệ hiếm hoi được coi là đáng yêu.
Loài thực vật quý hiếm đã tồn tại 2,5 triệu năm có nguy cơ tuyệt chủng Tại hoang mạc nổi tiếng có một loại cây cọ rất kỳ lạ có thể sống hàng trăm năm, rễ dài hàng chục mét và nở hoa phụ thuộc vào lượng mưa trong thời điểm thích hợp. Loài thực vật kỳ lạ được nhắc đến ở đây chính là cây Joshua. Được biết, Joshua là loại cây quý hiếm, độc đáo trong giới...