‘Soi’ bằng vệ tinh, 100 bóng ma 3.500 tuổi hiện ra giữa đồng
Phân tích hình ảnh vệ tinh và ảnh chụp trên không, các nhà khoa học Ireland, Serbia và Slovenia đã tìm thấy hơn 100 cụm cấu trúc chưa từng biết, hứa hẹn vén màn bí ẩn Trung Âu cổ đại.
Cuộc khảo sát vệ tinh diễn ra ở lưu vực Carpathian phía Nam Trung Âu, nơi các nhà khảo cổ tin rằng chứa đựng rất nhiều tàn tích của các nền văn hóa thời đại đồ sắt.
Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi PGS Barry Molloy từ Đại học Dublin (Ireland) đã lần theo manh mối các “ bóng ma” mà vệ tinh tiết lộ, thực hiện khảo sát thực địa và thăm dò địa vật lý và xác định đó đúng là hơn 100 di chỉ khảo cổ rất lâu đời.
Một cụm cấu trúc cổ đại hiện ra lờ mờ giữa đồng – Ảnh: ĐẠI HỌC DUBLIN
Theo Heritage Daily, phần lớn các địa điểm được xây dựng từ năm 1600 đến năm 1450 trước Công nguyên và hầu như đều đã sụp đổ từ khoảng năm 1200 trước Công nguyên, bị bỏ hoang hàng loạt.
Video đang HOT
Các địa điểm này chứa cả những cấu trúc mang tính rào chắn, là hệ thống phòng thủ sơ khai và có thể là tiền thân của các mô hình phòng thủ mà những pháo đài châu Âu nổi tiếng sau này áp dụng.
Nói cách khác, các “bóng ma” còn thể hiện cách mà kỹ thuật xây dựng của người Trung Âu cổ đại dần phát triển qua nhiều thời kỳ.
Một số địa điểm lớn hơn liên quan đến mạng lưới này đã được biết đến trước đây, là các pháo đài sơ khai cỡ lớn. Tất cả cho thấy đó là một phần của cả một mạng lưới nhiều cộng đồng nhỏ cùng tồn tại và phụ thuộc lẫn nhau.
Trong bài công bố trên tạp chí khoa học PLOS One, các cộng đồng trong khu vực này trải dài bên sông Tisza, được gọi chung là Nhóm địa điểm Tisza ( TSG), mỗi cộng đồng nằm cách nhau 5 km, là một mạng lưới hợp tác.
TSG đóng vai trò quan trọng như một trung tâm đổi mới ở châu Âu thời tiền sử, là bước ngoặt trong việc xây dựng hệ thống xã hội cổ đại cho khu vực.
Trong thời kỳ TSG suy tàn – khoảng năm 1200 trước Công nguyên – các kỹ thuật quân sự, công nghệ đào đất phức tạp của họ đã phổ biến khắp châu Âu, đi kèm với sự lan tỏa của nền văn hóa.
Bộ dữ liệu khổng lồ ẩn chứa trong các “bóng ma”, nay đã nằm lẫn khuẩn bên dưới các cánh đồng trù phú ở lưu vực Carpathian, sẽ là cơ sở cho một loạt các nghiên cứu khác về các nền văn minh và sự phát triển khoa học kỹ thuật ở châu Âu cổ đại.
Vệ tinh gián điệp vô tình chụp được 400 "bóng ma" thời La Mã
Quá trình giải mật các vệ tinh gián điệp của quân đội Mỹ thời Chiến tranh Lạnh đã vô tình tiết lộ hàng loạt "kho báu khảo cổ" hàng thế kỷ đang ẩn mình ở Trung Đông.
Theo Live Science, 400 "bóng ma" bí ẩn, xuất hiện mờ nhạt, nhiều hình thù trong ảnh vệ tinh gián điệp chính là tàn tích của các pháo đài nằm dọc theo biên giới phía Đông của Đế chế La Mã cổ đại, tiếp giáp Ba Tư.
Cụm cấu trúc khổng lồ trải rộng trên diện tích 300.000 km vuông, từ khu vực sông Tigris ở Iraq ngày nay đến vùng đồng bằng sông Euphrates ở Syria.
Một "pháo đài ma" vừa được tìm thấy trong cụm 400 cấu trúc trải rộng trên địa phận Iraq - Syria ngày nay. Ảnh: ANTIQUITY
Sự phân bố từ Đông sang Tây của các pháo đài cho thấy chúng được xây dựng nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thông thương xuyên biên giới, chứ không phải để đẩy lùi quân xâm lược, theo bài công bố vừa được đăng tải trên tạp chí Antiquity.
Theo GS nhân chủng học Jesse Casana từ Trường Đại học Dartmouth (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu, hệ thống công sự này từng được biết đến và các nhà sử học - khảo cổ học đã tranh luận về mục đích người La Mã xây dựng chúng từ thập niên 30 của thế kỷ trước.
116 pháo đài đã được các cuộc khảo sát bằng phương pháp chụp ảnh trên không những năm 1920-1930 tiết lộ.
Tuy nhiên, vệ tinh gián điệp cũ của Mỹ đã tiết lộ cụm pháo đài với một quy mô lớn hơn, chi tiết hơn, nhằm tìm lại một đoạn lịch sử đã mất của hai đế chế hùng mạnh cổ đại La Mã - Ba Tư, không chỉ nổi tiếng về sức mạnh quân sự mà còn là văn hóa, công nghệ, hoạt động giao thương.
"Việc phân tích cẩn thận những dữ liệu mạnh mẽ này có tiềm năng to lớn trong những khám phá tương lai ở vùng Cận Đông và xa hơn nữa" - GS Casana nói.
Phát hiện cũng đặc biệt quý giá do được ghi nhận từ những năm 1960-1970. Nhiều "bóng ma" thấy được trong hình ảnh vệ tinh đến nay đã bị xóa nhòa bởi tự nhiên và cả các tác động nhân tạo như các khối đô thị đè lên bên trên. Vì vậy, đó sẽ là bản đồ "vàng" cho các cuộc khai quật.
Bản đồ mới cho thấy núi lửa 'làm loạn' trên Mặt trăng bùng nổ nhất Hệ Mặt trời Mặt trăng vệ tinh Io của sao Mộc được bao phủ bởi hàng trăm ngọn núi lửa đang hoạt động và giờ đây, các chuyên gia đã có bản đồ đầu tiên mô phỏng hiện tượng này. Dù nhiều Mặt trăng vệ tinh trong Hệ Mặt trời có đặc điểm kỳ quặc, hấp dẫn khác nhau, nhưng khó có thể sánh ngang với...