Pháo đài bay B-52 còn bay đến năm 2040
Tuy đã già cỗi, nhưng các pháo đài bay B-52 của Mỹ (76 chiếc, chiếc cuối chế tạo vào năm 1963) vẫn còn đủ sức bay phục vụ đến những năm 2040, theo hãng Boeing.
B-52H của Không lực Mỹ dù già cỗi vẫn còn bay phục vụ đến những năm 2040 – Ảnh: Không lực Mỹ
Trang tin warisboring ngày 7.8 cho hay mới đây cựu thống đốc bang Arkansas là Mike Huckabee trong cuộc tranh luận giữa các ứng viên đảng Cộng hòa ra tranh cử tổng thống, đã kịch liệt chê bao các máy bay ném bom B-52. Ông ta nói rằng Mỹ chỉ còn 44 chiếc B-52 và chiếc cuối cùng chế tạo vào tháng 11.1962, đến nay đa số có tuổi còn lớn hơn ông mà vẫn tiếp tục bay. Vì vậy ông cho các chiếc B-52 này cực kỳ đáng ngại.
Tuy vậy trang tin warisboring cho biết Không lực Mỹ có đến 76 chiếc B-52H. Trước đây Mỹ có 94 chiếc, nhưng vào năm 2008 Tổng thống George W. Bush cắt giảm đi 18 chiếc, còn 76 chiếc. Mới đây một chiếc bị tai nạn hư phần thân và Không lực Mỹ đã điều 1 chiếc trong nghĩa địa máy bay ra thay thế nó.
Thực sự các chiếc B-52 đã già cỗi. Hãng Boeing bàn giao chiếc đầu tiên cho Không lực Mỹ vào năm 1961, chiếc cuối cùng vào năm 1963 chứ không phải 1962 như ông Huckabee nói. Và hãng Boeing cam đoan loại oanh tạc cơ 8 động cơ này còn bay cho đến những năm 2040.
Tuổi thọ của cấu trúc máy bay là có hạn chế ở phần cánh trên của máy bay, vào khoảng 36.000 giờ bay. Tuy vậy đến năm 1999, máy bay B-52 trung bình có 14.700 giờ bay, theo báo cáo của Globalsecurity.org năm 2011. Hãng Boeing tin rằng số giờ bay trung bình còn lại tối thiểu là 17.800 giờ. Các chiếc B-52 già nhất mới bay tổng cộng khoảng 21.000 giờ và chỉ bay khoảng 380 giờ mỗi năm.
Như vậy các chiếc B-52H mới hoạt động được nửa vòng đời của nó, thậm chí năm 2015 này chiếc B-52H còn trẻ hơn nó cách đây vài năm khi Không lực Mỹ chi hàng tỉ USD nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc cùng trang thiết bị chiến đấu hiện đại, radar, động cơ.
Như vậy B-52 vẫn còn là biểu tượng của sức mạnh quân đội Mỹ, và sẽ còn phục vụ dài dài cho dù tổng thống tới của Mỹ là ông Huckabee hay bà Hillary Clinton đi nữa, theo warisboring.
Theo Thanh Niên
Quân đội Trung Quốc đã có 36 "máy bay ném bom B-52" săn tàu Mỹ
Trung Quốc có 2 trung đoàn máy bay H-6K, có thể thâm nhập Thái Bình Dương đi săn tàu chiến Mỹ, thậm chí xâm nhập vùng phòng không Guam Mỹ.
Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 19 tháng 7 dẫn tạp chí "Tuần san" Mỹ ngày 17 tháng 7 có bài viết cho rằng, hiện nay, lực lượng máy bay ném bom Trung Quốc có 2 trung đoàn, tổng cộng khoảng 36 chiếc máy bay ném bom H-6K mới.
Máy bay ném bom H-6K Không quân Trung Quốc
Trong tình hình được tiếp dầu trên không 2 lần, loại máy bay ném bom này có thể mang theo 12 tấn đạn dược, bao gồm tên lửa Ưng Kích-12 (YJ-12) và Trường Kiếm-20 (CJ-20);
Video đang HOT
Nó có thể cất cánh từ căn cứ, bay tới 3.100 dặm Anh, có thể thâm nhập Thái Bình Dương, đi săn tàu chiến Mỹ, thậm chí bay vào trong phạm vi bao quát của hỏa lực máy bay ném bom Mỹ ở Guam để thực hiện nhiệm vụ tấn công.
Thế giới hiện nay chỉ có 3 nước sở hữu máy bay ném bom hạng nặng tầm xa. Nga sở hữu khoảng 170 máy bay ném bom Tu-95 Bear, Tu-22 Backfire va Tu-160 Blackjack.
Mỹ đã triển khai 160 máy bay ném bom chiến lược tầm xa hạng nặng cánh cụp siêu âm B-1 Lancer, máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Spirit và máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-52 Stratofortress.
Quy mô lực lượng máy bay ném bom của Trung Quốc ít hơn, có khoảng 130 máy bay ném bom H-6. Hơn nữa, phần lớn máy bay H-6 lấy Tu-16 do Liên Xô chế tạo thời kỳ Chiến tranh Lạnh làm nền tảng, đều thiếu năng lực tải trọng và tuần tra tầm xa như rất nhiều máy bay ném bom của Mỹ, Nga.
Máy bay ném bom H-6K Không quân Trung Quốc
Tuy nhiên, tình hình này đã thay đổi. Trải qua nhiều năm nỗ lực, có bài báo cho biết, Không quân Trung Quốc đẫ trang bị 2 trung đoàn, tổng cộng khoảng 36 chiếc máy bay ném bom H-6K kiểu mới.
H-6K có thể nói là B-52 của Bắc Kinh, là một loại máy bay ném bom hạng nặng tầm xa, tiết kiệm nhiên liệu, dễ sử dụng, đã được thử thách nhiều và trang bị thiết bị điện tử hàng không hiện đại cùng với vũ khí chính xác.
Mặc dù nói một cách công bằng, máy bay ném bom B-52 có thể mang theo nhiều bom và tên lửa hơn, hơn nữa hành trình cũng xa hơn. Nhưng, ở Thái Bình Dương rộng lớn, khoảng cách sẽ giảm hiệu suất tác chiến của phần lớn máy bay ném bom.
Trong thời kỳ chiến tranh, sự thực có thể sẽ chứng minh, máy bay ném bom H-6K là một trong những máy bay quân sự quan trọng nhất của Trung Quốc.
Máy bay ném bom H-6K là "phiên bản nâng cấp thế kỷ 21" của máy bay ném bom H-16 do Liên Xô chế tạo. Tu-16 hoàn thành bay thử lần đầu tiên vào tháng 4 năm 1952, là loại máy bay ném bom phản lực cỡ lớn đầu tiên của Liên Xô.
Máy bay ném bom H-6K Không quân Trung Quốc
Thiết bị động cơ của loại máy bay này bao gồm 2 động cơ tua bin phản lực AM-3, có thể mang theo 10 tấn tên lửa - lắp đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường.
Tu-16 (NATO gọi là Badger) là một loại máy bay ném bom đã trải qua nhiều thách thức, chắc chắn, dùng bền, tương tự B-52 do Mỹ chế tạo, bay thử lần đầu tiên vào năm 1954, đến nay đã trải qua nhiều lần nâng cấp, hơn nữa trong tương lai cũng sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.
Moscow lấy Tu-16 làm nền tảng, đã nghiên cứu chế tạo ra nhiều loại máy bay quân sự, thưc hiên các nhiệm vụ như trinh sát, tác chiến điện tử, tiếp dầu trên không và chống tên lửa hành trình.
Cùng với kết thúc của Chiến tranh Lạnh, Moscow sử dụng Tu-22M và Tu-160 (NATO lần lượt gọi là Backfire va Blackjack) nhanh hơn, hiện đại hơn để thay thế máy bay ném bom Badger. Nhưng, Tu-16 vẫn tích cực hoạt động ở Trung Quốc.
Trung Quốc nhập khẩu máy bay ném bom Tu-16 vào thập niên 50 của thế kỷ trước. Trong 60 năm tiếp theo, trên nền tảng những máy bay này, Tây An đã sản xuất gần 200 máy bay ném bom H-6.
Tương tự với Liên Xô, Trung Quốc lấy H-6 4 chỗ ngồi phiên bản tiêu chuẩn làm nền tảng, đã nghiên cứu chế tạo ra nhiều loại máy bay ném bom phái sinh, thực hiện nhiều loại nhiệm vụ.
Máy bay ném bom H-6K Không quân Trung Quốc
Máy bay H-6A là máy bay ném bom lắp đạn hạt nhân, H-6B là máy bay ném bom trinh sát, H-6C là máy bay ném bom lắp đầu đạn thông thường.
Hiện nay, Trung Quốc cũng đã nghiên cứu chế tạo ra máy bay tiếp dầu trên không H-6U và máy bay lắp tên lửa hành trình H-6H, H-6M và H-6K.
Tuy nhiên, trước khi H-6K bay thử lần đầu tiên vào năm 2007, kết cấu bên trong của tất cả máy bay ném bom Trung Quốc đều có nguồn gốc từ sản phẩm cũ vào thập niên 50 của thế kỷ trước. H-6K đã từ bỏ động cơ kiểu cũ, đã lắp thiết bị điện tử hàng không hiện đại, được nâng cấp rất lớn so với loại cũ trước đó.
H-6K đã sử dụng động cơ phản lực cánh quạt D-30 mạnh hơn để thay thế cho động cơ tua bin phản lực AM3 ban đầu. Trong tình hình không tiến hành tiếp dầu trên không, một chiếc máy bay ném bom H-6K được vũ trang đầy đủ trước khi quay về có thể tuần tra khoảng 1.900 dặm Anh, đây là một tiến bộ to lớn so với loại máy bay cũ.
Điều gây ấn tượng hơn là, trong tình hình được tiếp dầu trên không 2 lần và mang theo 12 tấn đạn dược, H-6K có thể cất cánh từ căn cứ bay 3.100 dặm Anh, vũ khí mang theo bao gồm 6 quả tên lửa chống hạm siêu âm Ưng Kích-12 (YJ-12) hoặc tên lửa hành trình tấn công đối đất cận âm Trường Kiếm-20 (CJ-20), tầm bắn của 2 loại tên lửa này lần lượt là 250 va 1.500 dặm Anh.
Máy bay ném bom H-6K Không quân Trung Quốc
Với sự hỗ trợ của máy bay tiếp dầu, một chiếc máy bay H-6K lắp tên lửa YJ-12 hoặc CJ-20 có thể thâm nhập Thái Bình Dương, đi săn tàu chiến Mỹ, thậm chí bay vào phạm vi bao quát hỏa lực của máy bay ném bom Mỹ tại Guam - ở đây cách đất liền Trung Quốc khoảng 3.000 dặm Anh.
Đương nhiên, chính như Hans Christensen của Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra, điều này trước hết đòi hỏi máy bay H-6K có thể đột phá mạng lưới phòng thủ của Quân đội Mỹ.
Nhưng, Jon Solomon đến từ "Truyền bá thông tin" cũng chỉ ra, máy bay chiến đấu Trung Quốc có thể sẽ bay theo để bảo vệ máy bay ném bom. Ông cho rằng, H-6K có thể sẽ bay mấy ngàn dặm Anh dưới sự bảo vệ của máy bay chiến đấu J-11.
Tuy nhiên, chỉ bay xa an toàn như vậy còn chưa đủ. Tấn công tầm xa - đặc biệt là phát động tấn công nhằm vào các mục tiêu di động trên biển - cần thận trọng tính toán và ngắm chuẩn chính xác.
H-6K trang bị hệ thống radar không đối đất hiện đại, điều này có thể có lợi cho dẫn đường YJ-12 định vị mục tiêu, nhưng chắc chắn không thể hỗ trợ cho CJ-20. Bởi vì, CJ-20 cần được định vị sẵn tọa độ mục tiêu trước khi bắn.
YJ-12 lắp thiết bị tìm mục tiêu ở bên trong, nhưng máy bay ném bom cần đưa tên lửa đến khu vực chính xác, tăng khả năng dò tìm và bắn trúng tàu địch cho tên lửa.
Máy bay ném bom H-6K Không quân Trung Quốc
Trong báo cáo sưc manh quân sư cua Trung Quôc vào năm 2013, Lầu Năm Góc giải thích, không rõ Trung Quốc phai chăng có năng lực thu thập thông tin mục tiêu chính xác và kịp thời truyền nó tới hệ thống bắn để thực hiện thành công nhiệm vụ tấn công ở vùng biển ngoài chuỗi đảo thứ nhất hay không.
Dù sao, ở đó cách khu vực duyên hải Trung Quốc vài nghìn dặm Anh. Trong chiến đấu, máy bay ném bom tầm xa chỉ có trong trường hợp nhận được mục tiêu tấn công chính xác thì mới có thể phát huy đầy đủ tác dụng.
Trên phương diện năng lực thực hiện nhiệm vụ đột kích của máy bay ném bom, Trung Quốc có thể còn chưa tiến hành chuẩn bị đầy đủ dẫn đường cho máy bay ném bom H-6K mới.
Giáo sư William Murray thuộc Học viện chiến tranh Hai quân My cho rằng, dư luận quốc tế có thể giả định hợp lý Trung Quốc đã từng đánh giá họ phải có những năng lực nào, hơn nữa còn mạnh tay đầu tư xây dựng để đáp ứng những nhu cầu này.
Máy bay ném bom H-6K Không quân Trung Quốc
Đông Bình (nguồn mạng sina)
Theo giaoduc
Mỹ sẽ cung cấp "pháo đài bay" B-52 cho Israel đối phó Iran? Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu là một trong những người lớn tiếng nhất, phản đối thỏa thuận hạt nhân Iran. Để xoa dịu những quan ngại của ông, một cựu cố vấn cao cấp của Tổng thống Barack Obama đã đề nghị cung cấp cho Israel loại máy bay ném bom phá boongke B-52. Sau thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa Iran...