Pháo CAESAR mạnh mẽ, chính xác nhưng… không hiệu quả?
Là loại pháo tự hành hàng đầu do Pháp sản xuất, tuy nhiên tính hiệu quả của pháo CAESAR khi tác chiến tại địa bàn rừng núi đang bị nghi ngờ.
Điểm yếu “chết người”
Trang military-informant dẫn nguồn tin quân sự Saudi Arabia cho biết, Quân đội Saudi Arabia – lực lượng đứng đầu liên minh quân sự chống phiến quân Houthi ở Yemen, hiện đang đẩy mạnh các chiến dịch tấn công.
Tuy nhiên, trong nhiều tình huống, Saudi Arabia tấn công phiến quân Houthi khong hiệu quả. Nói về nguyên nhân của vấn đề này, military-informant cho biết một phần nguyên nhân là do “siêu” pháo tự hành CAESAR.
Theo nguồn tin này, dù sở hữu hỏa lực mạnh cùng độ chính xác cao nhưng những pháo tự hành CAESAR của nước này đã hoàn toàn bị “mù” khi tác chiến chống phiến quân Houthi.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do các hệ thống radar có tầm phát hiện thấp. Lục quân Saudi Arabia hiện đang tìm cách thực hiện nhiệm vụ trinh sát, chỉ thị mục tiêu dọc biên giới với Yemen, sử dụng các loại khí tài như khinh khí cầu, máy bay không người lái tại các khu vực vùng núi.
Tuy nhiên, các loại radar phản pháo của Saudi Arabia không hiệu quả tại địa hình không bằng phẳng. Ngoài ra, chúng có tầm phát hiện thấp trong khi các hệ thống pháo phản lực đa nòng của phiến quân Houthi lại có tầm bắn trên 30km.
Ngoài điểm yếu nói trên, pháo tự hành CAESAR còn tỏ ra khá hạn chế trong nhiệm vụ vượt chướng ngại và bảo vệ trước hỏa lực địch thấp, đặc biệt cơ số đạn tác chiến không nhiều khiến cho loại pháo này được cho là không thực sự mạnh như những gì Pháp công bố.
Pháo tự hành CAESAR 155mm.
Video đang HOT
CAESAR được yêu thích tại Đông Nam Á
Tại triển lãm quốc phòng IDEX 2015 tại Các tiểu vương quốc A-rập Thống nhất (UAE) hồi tháng 4/2015 vừa qua, Tập đoàn vũ khí Nexter của Pháp đã ký được hợp đồng cung cấp pháo tự hành CAESAR cho nhiều nước, trong đó có Li-băng (24 khẩu), Indonesia (thêm 36 khẩu), Qatar (không công bố số lượng) và một khách hàng khác tại Đông Nam Á mua 18 khẩu.
CAESAR là pháo tự hành được đặt trên xe vận tải chuyên dụng 6 bánh Mercedes-Benz LJ250L với động cơ 176 KW và hộp truyền động 8 số.
CAESAR được trang bị các hệ thống cần thiết cho hoạt động tác chiến độc lập, kíp chiến đấu 5 người. Cơ số đạn tiêu chuẩn cho pháo là 18 viên, tốc độ bắn 6-8 phát/phút, tầm bắn tối đa 40km, lên đến 50km với đạn pháo tăng tầm.
Pháo CAESAR bắn được tất cả các loại đạn pháo 155mm tiêu chuẩn NATO bao gồm: Đạn thông thường, đạn chống tăng, đạn khói, đạn phản lực. Đáng chú ý là CAESAR có thể bắn đạn pháo chống tăng dẫn đường Bonus.
Mỗi quả đạn Bonus mang 2 đạn con thông minh có tầm bắn 34km, tầm bắn tối đa với đạn tăng tầm là 42km hoặc lên đến 50km nếu sử dụng đạn phản lực.
Vì CAESAR có khả năng sử dụng đồng thời nhiều loại đạn khác nhau nên có thể tiêu diệt nhiều loại mục tiêu đa dạng, thậm chí là ngay cả các loại xe tăng, xe bọc thép hiện đại được trang bị lớp thép bảo vệ chắc chắn.
Pháo được trang bị hệ thống định vị quán tính Sigma-30 cho việc nhắm mục tiêu, máy tính điều khiển FAST-Hit và hệ thống thông tin chiến thuật chiến trường C4I.
Thời gian triển khai sẵn sàng chiến đấu hoặc chuyển sang trạng thái hành quân mất chưa đầy một phút. Pháo có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau như: Đạn pháo thông thường, đạn nổ mảnh, đạn chất nổ mạnh HE, đạn chống tăng.
Pháo tự hành CAESAR có thể hoạt động chiến đấu trong phạm vi 600km, tốc độ tối đa lên đến 100km/h, tốc độ trung bình 50km/h. Ngoài ra, pháo có thể vận chuyển dễ dàng đến chiến trường bằng máy bay vận tải C-130.
Pháo tự hành CAESAR phô diễn sức mạnh
Tuấn Vũ
Theo_Báo Đất Việt
Vì sao Bắc Kinh đem quân áp sát biên giới Trung-Triều?
Việc Bắc Kinh đem quân áp sát biên giới Trung-Triều phải chăng chỉ là một biện pháp dự phòng hay là một thông điệp đe dọa nào đó gửi đến Bình Nhưỡng?
Việc Bắc Kinh đem quân áp sát biên giới Trung-Triều phải chăng chỉ là một biện pháp dự phòng hay là một thông điệp đe dọa nào đó gửi đến Bình Nhưỡng?
Ngay cả khi Hàn-Triều đang phán cấp cao ở làng đình chiến Bàn Môn Điếm để tháo ngòi xung đột, Trung Quốc vẫn chuẩn bị cho mình một kịch bản riêng đề phòng trường hợp xấu nhất xảy ra trên Bán đảo Triều Tiên. Trong kịch bản đó có việc Bắc Kinh đem quân áp sát biên giới Trung-Triều.
Pháo chống tăng tự hành PTZ-89 của Trung Quốc.
Cuối tuần trước, các phương tiện truyền thông, mạng xã hội Trung Quốc đã đua nhau tung ảnh xe tăng, vũ khí hạng nặng di chuyển qua các con đường của thành phố Yanji ở tỉnh Cát Lâm nằm trên biên giới Trung -Triều.
Một mạng xã hội ở Trung Quốc đăng hình ảnh một đoàn tàu chở pháo tự hành, với chú thích là để tham gia lễ duyệt binh sắp tới ở Bắc Kinh. Khá trùng hợp là bức ảnh lại lại rất giống với những bức ảnh được chụp ở thành phố Yanji.
Sau khi phân tích những bức ảnh được đăng tải, NK News cho biết đây là một lữ đoàn cơ giới được trang bị pháo chống tăng tự hành PTZ-89 (Type 89), pháo phòng không tự hành PGZ-95 (Type 95 SPAAA) và pháo tự hành cỡ nòng 155 mm".
Một đoàn tàu chở pháo tự hành được nhìn thấy ở thành phố Yanji ở tỉnh Cát Lâm nằm trên biên giới Trung-Triều.
Chuyên gia Kim Min-seok của Diễn đàn Quốc phòng và An ninh Triều Tiên nói với NK News rằng Trung Quốc thường đưa các lực lượng bổ sung tăng cường cho khu vực biên giới khi xảy ra căng thẳng gia tăng trên Bán đảo Triều Tiên. Ông Kim Min-seok nói: "Trong khi xảy ra vụ Triều Tiên nã pháo vào đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc năm 2010 và sau cuộc thanh trừng &'nhân vật số 2' Jang Song Thaek năm 2013, nhiều đơn vị lớn của Trung Quốc đã được đưa tới khu vực biên giới Trung-Triều để đề phòng bất trắc".
Các nhà phân tích của NK News cũng cho rằng với việc đem xe tăng, trọng pháo đến sát biên giới Trung-Triều, Bắc Kinh muốn để gửi một thông điệp đến Bình Nhưỡng rằng "chớ có làm điều gì quá đáng".
Đáng chú ý là các bức ảnh Trung Quốc dồn quân đến sát biên giới Trung-Triều được tung lên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội đúng vào lúc đàm phán cấp cao liên Triều đang diễn ra. Có ý kiến cho rằng đây chính là sức ép mà Trung Quốc tạo ra để đàm phán cấp cao liên Triều đi đến kết quả mong muốn.
Nếu quả thực việc Trung Quốc đem quân đến biên giới để đe dọa Bình Nhưỡng vào lúc đàm phán liên Triều, thì tiếng gầm rú của xe tăng xem ra lại khá êm tai đối với Hàn Quốc.
Mới đây, Seoul đã thông báo rằng Tổng thống Park Geun-hye sẽ đến Bắc Kinh tham dự lễ kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ II, bất chấp có tin nói Mỹ đã thúc ép bà hủy bỏ chuyến đi này. Có lẽ, bà Park Geun-hye hy vọng Bắc Kinh sẽ đáp lại "tấm thịnh tình" bằng cách hối thúc Triều Tiên giảm quy mô căng thẳng. Thông báo về chuyến đi Bắc Kinh của Tổng thống Park Geun-hye được đưa ra vào ngày 20/8, ngay sau khi xảy ra vụ đọ pháo qua biên giới Hàn-Triều.
Ngày hôm sau (21/8), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh lên tiếng về căng thẳng trênBán đảo Triều Tiên và nói rằng Bắc Kinh "quan ngại sâu sắc về những gì đã xảy ra gần đây" trên Bán đảo Triều Tiên và "phản đối mọi hành động có thể leo thang căng thẳng. Bà Hoa Xuân Oánh thúc giục" các bên liên quan giữ bình tĩnh và tự kiềm chế".
Minh Châu (Theo The Diplomat)
Theo_Kiến Thức
Báo Nga: TQ đã thay đổi Khái niệm "Chiến tranh Nhân dân" Trung Quốc đã thay đổi Khái niệm "Chiến tranh Nhân dân" vốn chỉ dựa vào sự vượt trội về nhân lực và các trang bị vũ khí, khí tài lạc hậu. Trang mạng Gearmix.ru (Nga) đăng tải bài viết nói về 5 loại vũ khí tối tân mà Trung Quốc có thể sử dụng để kiểm soát các "chuỗi đảo thứ nhất" khiến...