Pháo binh Hàn-Triều: “Kẻ tám lạng, người nửa cân”
Sau màn “đấu pháo” ngày 31/3 ở Hoàng Hải, giới phân tích tập trung mổ xẻ tương quan lực lượng về pháo binh giữa hai miền Triều Tiên.
Theo nhận định ban đầu, Triều Tiên có ưu thế về số lượng trong khi Hàn Quốc lại tỏ ra vượt trội về chất lượng.
Triều Tiên có “siêu pháo” M-1978 và pháo phản lực M-1985
Giới phân tích cho rằng pháo binh chính là lực lượng mạnh nhất của Quân đội Nhân dân Triều Tiên và có thể gây nhiều thương vong nhất cho Hàn Quốc, một khi chiến tranh nổ ra.
Chủ lực của pháo binh Triều Tiên là pháo tự hành M-1978 Koksan cỡ nòng 170mm.
Chủ lực của pháo binh Triều Tiên là pháo tự hành M-1978 Koksan cỡ nòng 170mm. Loại pháo này do Triều Tiên thiết kế cứu chế tạo và lắp trên khung gầm xe tăng Type-59. Tuy tốc độ bắn chậm, nhưng M-1978 Koksan có tầm bắn rất xa, lên đến 60 km. Theo các số liệu không chính thức, Triều Tiên có khoảng 500 khẩu pháo loại này.
Theo Global Security.org, pháo tự hành tầm xa M-1978 Koksan 170mm lần đầu tiên được “trình làng” trong một cuộc duyệt binh năm 1985. Phiên bản M-1978 không mang theo cơ số đạn trên pháo tự hành, nhưng phiên bản sau này là M-1989 Koksan có thể mang theo cơ số đạn 12 viên.
Từ năm 1993, Triều Tiên đã tăng cường sức mạnh pháo binh tiền tuyến. Quân đội Hàn Quốc ước tính đến năm 1998, Triều Tiên đã hoàn thành việc triển khai pháo tự hành 170mm với tầm bắn trên 50km và pháo phản lực phóng hàng loạt 240mm MRLS trong khu vực trung tâm và phía tây của đất nước.
Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, đặc biệt là chương trình đầy tham vọng nhằm nâng cao sức chiến đấu của lực lượng mặt đất. Một phần quan trọng của chương trình này liên quan đến việc triển khai một số lượng lớn pháo phản lực phóng loạt cỡ 240mm và pháo tự hành 170mm gần khu phi quân sự.
Tuy số lượng súng pháo tự hành M-1978/1989 Koksan không công khai, nhưng theo ước tính Triều Tiên hiện có khoảng 500 trọng pháo binh tầm xa có thể bắn tới thủ đô Seoul, tăng gấp đôi so với hồi giữa những năm 1990.
Video đang HOT
Chỉ có điều, kích thước quá khổ của pháo tự hành M-1978/1989 khiến cho nó dễ trở thành mồi ngon của xe tăng hoặc tên lửa chống tăng hiện đại.
Loại pháo phản lực uy lực nhất của Quân đội Triều Tiên là M-1985 cỡ nòng 240mm có tầm bắn khoảng 43 km, mang đầu đạn nặng 90 kg.
Không những thế, Triều Tiên còn có lợi thế về pháo phản lực phóng loạt. Quân đội Triều Tiên sở hữu khá nhiều loại pháo phản lực phóng loạt cỡ nòng 107, 122, 200, 240mm với số lượng lến đến hàng ngàn khẩu đội. Loại pháo phản lực uy lực nhất của Quân đội Triều Tiên là M-1985 cỡ nòng 240mm có tầm bắn khoảng 43 km, mang đầu đạn nặng 90 kg.
Theo tính toán của một nhà phân tích an ninh Hàn Quốc, lực lượng pháo binh Triều Tiên “có thể bắn 10.000 quả đạn mỗi phút đến Seoul và các vùng lân cận”.
Hàn Quốc khoe “cơn ác mộng” K-9 và tên lửa Spike NLOS
Trong khi đó, Hàn Quốc chỉ có khoảng 156 khẩu pháo phản lực K136/A1 cỡ nòng 130mm tầm bắn khoảng 23 km. Loại pháo phản lực mạnh nhất của Hàn Quốc là M270 của Mỹ, nhưng nước này chỉ có khoảng 58 khẩu cỡ nòng 227mm, với tầm bắn từ 30-60 km tùy biến thể.
Pháo tự hành K-9 Thunder 155mm của Hàn Quốc quả là “cơn ác mộng” đối với Triều Tiên
Pháo tự hành K-9 Thunder 155mm của Hàn Quốc quả là “cơn ác mộng” đối với Triều Tiên – với khả năng cơ động cao, phản ứng nhanh, bắn chính xác và có thể mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật. Pháo tự hành K-9 Thunder – do Hàn Quốc tự thiết kế chế tạo – ngang hàng với M-109 của Mỹ, PzH 2000 của Đức hay AS-90 của Anh và hội tụ những công nghệ mới nhất của công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc, vượt trội so với bất kỳ loại trọng pháo nào của Triều Tiên.
Hàn Quốc còn phát triển đạn pháo tiêu chuẩn K307 dành cho K-9 Thunder và qui trình nạp đạn hoàn toàn là tự động. Ngoài 48 quả đạn pháo 155mm dự trữ trong xe, K-9 còn được bổ sung đạn từ xe nạp đạn tự hành K10. Hàn Quốc phát triển K10 với sự đồng nhất về khung thân và bánh xích với K-9.
Về khả năng cơ động, K-9 sử dụng động cơ diesel 1.000 mã lực, đạt tốc độ tối đa 67km/h và tầm hoạt động khoảng 480km. Loại pháo tự hành này di chuyển tốt trên địa hình phức tạp của bán đảo Triều Tiên.
Để đối phó với pháo binh Triều Tiên, Hàn Quốc còn mua của Israel loại tên lửa Spike NLOS. Với trọng lượng 70 kg, tên lửa Spike NLOS có khả năng tiêu diệt mục tiêu cách xa đến 25 km.
Tên lửa Spike NLOS có khả năng tiêu diệt hiệu quả công sự, xe tăng và các mục tiêu khó tấn công khác.
Tên lửa Spike NLOS có thể lắp trên mọi loại phương tiện và tích hợp với các phương tiện chỉ huy tác chiến hiện đại, thu nhận thông tin để dẫn tên lửa từ các sở chỉ huy, máy bay không người lái, vệ tinh hoặc phương tiện quan sát của bệ phóng. Spike NLOS là vũ khí vừa tấn công, vừa phòng ngự. Kích thước nhỏ gọn, triển khai nhanh chóng và hỏa lực mạnh của Spike NLOS cho phép nó tiêu diệt hiệu quả công sự, xe tăng và các mục tiêu khó tấn công khác.
Nói tóm lại, về pháo binh, Triều Tiên áp đảo về số lượng nhưng Hàn Quốc lại có sự vượt trội về chất lượng. Chỉ có điều, bất lợi lớn nhất của Hàn Quốc là thủ đô Seoul nằm trong tầm bắn của các loại pháo mặt đất tầm xa của Triều Tiên. Đây sẽ là hiểm họa lớn, nếu xảy ra xung đột giữa hai miền Triều Tiên.
Theo Theo Đơi sông Phap luât
Điểm danh vũ khí lục quân "lợi hại" của Trung Quốc
Pháo phản lực PHL-03, WS-2, pháo tự hành PLZ-05, xe tăng Type 99... là những vũ khí mà truyền thông Trung Quốc coi là lợi hại nhất trong lục quân nước này.
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt tầm xa PHL-03 do Trung Quốc sản xuất có thể đạt tầm bắn đến 150km. Dù vậy, Trung Quốc không công bố chi tiết về những loại đạn rocket dùng cho hệ thống. Theo ước tính của truyền thông nước ngoài thì một đơn vị chiến đấu PHL-03 có thể bắn liên tục từ 96 cho tới 144 phát/phút, phạm vi bao trùm hết 2 km2.
Hệ thống pháo phản lực Vệ Sĩ-2 (WS-2) hiện là loại pháo có cỡ nòng lớn nhất, bắn xa nhất của Lục quân Trung Quốc. Tầm bắn của nó có thể lên tới 480km, đường kính đạn rocket lên tới 406mm, bán kính sát thương một quả đạn tới 450m. Pháo Vệ Sĩ-2 có thể sử dụng nhiều loại đạn khác nhau như đạn nổ thường, đạn nổ phá mảnh, đạn chùm và kể cả đạn tự dẫn chính xác cao. Nếu pháo phản lực M270 của Mỹ có thể bắn 2 quả rocket thì Vệ Sĩ-2 của Trung Quốc có thể bắn tới 6 quả, đồng thời không thua kém về độ chính xác.
Pháo tự hành PLZ-05 do Trung Quốc phát triển từ đầu những năm 2000, có thể là sao chép công nghệ pháo 2S19 Msta-S Nga. Hiện nay, PLZ-05 đã được biên chế trong các đơn vị thuộc binh chủng pháo binh của Quân đội Trung Quốc, đồng thời nó cũng được xem là một trong những trang bị quốc phòng chủ lực có thể xuất khẩu trong tương lai.
PLZ-05 trang bị pháo cỡ nòng 155mm kết hợp với hệ thống nạp đạn tự động cho tốc độ bắn cao. Theo đánh giá, độ tin cậy, tầm bắn, tính năng, giá thành của PLZ-05 đều ưu việt hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó, pháo M-109A6 do Mỹ sản xuất.
Pháo tự hành PLZ-45 do Tập đoàn Công nghiệp phương Bắc (NORINCO) Trung Quốc chế tạo từ đầu những năm 1990 với mục đích trang bị cho binh chủng pháo binh và phục vụ xuất khẩu (trong ảnh là pháo PLZ-45 xuất khẩu cho Quân đội Kuwait). Đây được xem là một trong những cỗ pháo tự hành uy lực nhất Quân đội Trung Quốc, không thua kém nhiều so với Nga, Mỹ.
PLZ-45 trang bị hệ thống pháo cỡ 155mm L45 kết hợp hệ thống nạp đạn bán tự động, có thể nạp đạn bằng tay khi nòng pháo đang ngẩng ở bất kỳ góc bắn nào. Pháo có thể bắn các đạn nổ thường, nổ phá, nổ chùm và cả đạn chính xác cao.
Đại liên hạng nặng Type 89 12,7mm là vũ khí quan trọng trong Quân đội Trung Quốc, có thể tiến hành chi viện hỏa lực cho các phân đội.
Súng phóng lựu tự động QLZ-87 là thiết kế sao chép công nghệ mẫu AGS-17 Liên Xô với một số cải tiến nhỏ. QLZ-87 sử dụng đạn tiêu chuẩn 35/32 mm, trọng lượng súng khi không mang đạn là 20 kg (biến thể hạng nặng mang giá đỡ chuyên dụng) và12 kg (biến thể hạng nhẹ mang giá 3 chân), chiều dài thân súng 970mm, tốc độ bắn 500 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 600m. Với đặc tính là nhẹ, dễ cơ động nên QLZ-87 được ứng dụng tác chiến trên nhiều phương tiện tác chiến khác nhau, song chủ yếu là trang bị cho người lính để yểm trợ tác chiến cho các đơn vị bộ binh khi gặp hỏa lực chế áp của đối phương.
Súng phóng lựu bán tự động QLB-06 có trọng lượng 9,1 kg, chiều dài thân súng 1.046 mm, hộp tiếp đạn từ 6-15 viên, trọng lượng tối đa khoảng 9,6 kg, tầm bắn 1.750m, tầm bắn hiệu quả 600m ( hoặc 800m nếu sử dụng kính ngắm quang học), tốc độ bắn lý thuyết 250 phát/ phút, tốc độ bắn thực tế dưới 150 phát/phút.
Xe tăng Type 99 là thành quả to lớn của Trung Quốc trong lĩnh vực vũ khí thiết giáp lục quân. Tính năng tác chiến của nó đã đạt trình độ tăng chủ lực hàng đầu thế giới. Type 99 được trang bị một pháo nòng trơn 125mm chế tạo dựa trên khẩu pháo trang bị cho xe tăng T-72M1 Nga. Nó sử dụng loại đạn đạn pháo xuyên giáp cao tốc mới có thể bay với tốc độ 1.780 m/s, tăng khả năng xuyên giáp lên tới 850mm. Loại đạn pháo xuyên giáp này giúp cho hỏa lực của nó mạnh hơn 30% khi so sánh với pháo Rheinmetall 120mm trên xe tăng Leopard 2 của Đức và M1A1 của Mỹ.
Đáng chú ý, xe tăng Type 99 còn được trang bị vũ khí lade có thể dùng để phá hủy khí tài ngắm bắn bệ phóng tên lửa chống tăng và thậm chí là làm mù kíp lái xe tăng địch.
Xe tăng lội nước ZTD-05 được trình làng lần đầu tiên năm 2009. Trước đây, Trung Quốc có loại Type 63A, nhưng xe này quá chậm, trong khi đó yếu tố thành công của các cuộc đổ bộ là sự nhanh chóng và hiệu quả do vậy nước này đã tập trung nghiên cứu xe tăng lội nước ZTD-05. Với tốc độ cao, hiệu suất làm việc tốt nó nhanh chóng được đưa vào biên chế của Quân đội Trung Quốc và được sản xuất hàng loạt.
ZTD-05 dùng khung thân cơ sở xe chiến đấu bộ binh ZBD-2000, trang bị pháo nòng xoắn 105mm có thể bắn nhiều loại đạn gồm cả đạn tên lửa chống tăng có điều khiển.Có thể nói đây là loại xe tăng lội nước tốt nhất của Quân đội Trung Quốc.
Theo Kiến thức
Những pháo tự hành nguy hiểm nhất thế giới Quân đội nhiều nước sở hữu các loai phao tư hanh vơi tôc đô bắn nhanh, uy lực mạnh, sức tàn phá lớn nhât thê giơi. BM-13, hay còn được biết đến với cái tên Katyusha huyền thoại, la đại diện nổi tiếng nhất của các pháo phản lực tự hành của Liên Xô. BM-13 gồm một xe tải gắn các ray phóng....