Phán xét người khác, thói xấu cần phê phán
Phán xét người khác là cách đánh giá cảm tính, thiên lệch, đầy định kiến. Đó là một thói xấu nhưng ít người nhận thấy
Đây là cuộc hội thoại của chị Hằng và cậu con trai lớp 7: “Mẹ ơi con xin lỗi, hôm nay toán con chỉ được 8 điểm thôi ạ” – “Cái gì, con lại làm ẩu rồi phải không? Mẹ biết ngay mà. Mẹ đã dặn đi dặn lại là phải thử lại trước khi nộp bài, sao con không làm hả?” – “Con thử rồi mà mẹ. Nhưng…” – “Thử rồi thì không thể nào lại 8 điểm được. Con còn cãi à?”. Cậu con không có cách nào khác, đành phải cúi đầu nhận lỗi, bởi mẹ đã có sẵn bản kết tội và hoàn toàn không muốn nghe cậu giãi bày lý do.
Câu chuyện thì thầm của hai cô gái công sở: “Hôm nay nàng C. vừa bị sếp gọi lên nhé. Thấy từ phòng sếp ra cái mặt xụ một đống” – ” Vậy hả? Chắc bị sếp chửi rồi. Thế nào cũng có ngày bị như vậy mà” – “Làm ăn kiểu đó, bảo sao không bị giũa. Chỉ giỏi cái trang điểm, ăn diện, mắt liếc lẳng lơ thôi”. Đương nhiên, nạn nhân của vụ bàn tán không hay biết gì về những lời thì thầm phía sau lưng mình, mà nếu như kẻ bị đưa ra mổ xẻ là kẻ khác thì chính cô cũng sẽ sốt sắng tham gia.
Phán xét đúng sai đối với một câu chuyện mà mình không biết rõ là cách đánh giá cảm tính, thiên lệch, đầy định kiến.
Hai câu chuyện trên minh chứng cho thói xấu nhiều người mắc phải: phán xét kẻ khác. Người ta khen chê, dè bỉu, bàn tán về mỗi sự việc xảy ra quanh mình, người ta sẵn sàng biến thành những thẩm phán, quan tòa kết tội, đánh giá kẻ khác một cách thật nhiệt tình và cũng không kém phần riết róng.
Người ta cũng hay có thói quen phán xét người khác qua vẻ bề ngoài, qua những biểu hiện bên ngoài.
Sự phán xét như thế nào là tùy thuộc vào cá nhân mỗi người, vào hoàn cảnh sống, tính cách, quan niệm, góc nhìn riêng… Chúng ta phán xét người khác theo những tiêu chuẩn của cá nhân mình, và đến lượt mình, chúng ta lại phải chịu đựng những phán xét của người khác theo những tiêu chuẩn của cá nhân họ. Do vậy, sự phán xét là vô cùng phong phú, nhiều vẻ, và cũng hết sức cá nhân, cảm tính.
Phán xét đúng sai đối với một câu chuyện mà mình không biết rõ, không có đầy đủ dữ kiện là một việc làm vô ích, chẳng có ý nghĩa gì. Đó là cách đánh giá cảm tính, thiên lệch, đầy định kiến. Câu chuyện quen thuộc dưới đây là một ví dụ:
Có một đôi vợ chồng già mua một chú lừa để đi du lịch khắp đất nước. Thấy hai vợ chồng cùng cưỡi trên con lừa, người dân bàn tán: “Con lừa bé thế kia mà hai người ngồi lên, thật tội nghiệp”. Nghe thế, người vợ quyết định xuống đi bộ để người chồng cưỡi lừa.
Một nhóm nông dân đi làm về, trông thấy hai người bèn thốt lên: “Là chồng mà lại để vợ đi bộ thế sao?”. Nghe thế, người chồng quyết định để vợ lên lừa còn mình thì xuống đi bộ.
Đi qua một khu chợ, mấy bà hàng rong trông thấy liền rì rầm: “Người chồng già yếu thế kia, không biết cô vợ có biết thương chồng không?”. Nghe thế, người vợ cũng xuống đi bộ cùng người chồng.
Video đang HOT
Đến một thị trấn nọ, người dân nhìn thấy họ bèn nói: “Có lừa mà không biết sử dụng, thật là ngu ngốc”.
Rõ ràng, những phán xét đúng sai, nên thế này nên thế khác, những bình luận đánh giá của người ngoài cuộc chỉ làm cho sự việc thêm phức tạp rắc rối. Những phán xét đó luôn luôn đi kèm áp đặt, đi kèm suy diễn, đi kèm với thói thóc mách xoi mói.
Cách phán xét tùy tiện này phá hủy các mối quan hệ tốt đẹp, bởi đương nhiên, người trong cuộc không thể vui vẻ hài lòng khi nhận những phán xét hết sức ngẫu hứng, tùy tiện và xa sự thật kiểu ấy. Môi trường xã hội cũng không thể coi là lành mạnh, tốt đẹp, bởi thiếu đi sự cảm thông và thấu hiểu.
Bản chất của cuộc sống là phức tạp, bản chất của con người là không dễ thấu hiểu. Bạn không thể nhìn đúng bản chất cuộc sống khi thích phán xét kẻ khác qua cái nhìn nông cạn, hời hợt. Bạn cũng có thể dìm ai đó xuống bùn đen, chỉ vì vô tình phán xét người ta.
Người Việt có câu: “Có ở trong chăn mới biết chăn có rận”; “Có phải ăn nhạt mới biết thương mèo” chính là nhắc nhở người phán xét nên đặt mình vào hoàn cảnh của người trong cuộc, đừng vội vàng đánh giá, bởi chỉ có người đã trải qua cảnh ngộ tương tự mới có thể thấu hiểu nỗi niềm, cảnh ngộ của người đang bị phán xét.
Sống cảm thông, thấu hiểu, chia sẻ, yêu thương, thay vì cứ chăm chăm phán xét người khác, bạn sẽ hạnh phúc hơn nhiều.
Chúng ta cũng nên nhìn lại chính mình trước khi cất lời phán xét người khác. Nếu chính chúng ta cũng thấy rằng mình không hoàn hảo, thì lẽ nào ta lại có thể hồn nhiên phán xét kẻ khác một cách nhiệt tình?
Chúng ta đã bước sang kỷ nguyên hội nhập, văn minh, không thể giữ nguyên nếp sống tiểu nông, nhìn ngó nhà hàng xóm qua hàng rào và phán xét mọi việc một cách cảm tính.
Sống cảm thông, thấu hiểu, chia sẻ, yêu thương, thay vì cứ chăm chăm phán xét người khác, bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn là bạn tưởng, và vì thế, sẽ hạnh phúc hơn nhiều.
Theo thegioitiepthi.vn
Hôn nhân chính là học yêu đi yêu lại, chỉ duy nhất một người!
Đừng tự hỏi mình: "Tôi có chọn đúng người không?", bởi chìa khóa thành công của hôn nhân không nằm ở việc chọn đúng người. Chìa khóa nằm ở việc nắm bắt được những giai đoạn khủng hoảng và vượt qua chúng.
Ngày anh trao chiếc nhẫn, tôi biết anh chính là người thân, là quá khứ, hiện tại và là cả tương lai...
(Ảnh: Pinterest)
Có một câu chuyện tôi đã nghe từ rất lâu rồi mà vẫn nhớ đến tận bây giờ. Khi một đôi vợ chồng già được hỏi "Bí quyết nào khiến ông bà sống được cùng nhau lâu đến thế?", cụ ông đã trả lời đơn giản mà thấm thía thế này:
"Chúng tôi sống ở thời mà cái gì hỏng hóc, chúng tôi sẽ sửa chứ không vứt nó đi".
Tôi không có từ ngữ nào khác, ngoài việc tán thành cả hai tay!
Đối với tôi, hôn nhân là khi bạn quyết định đưa "chúng ta" lên trước "cái tôi", là khi bạn nhìn người ta và biết rằng đây là người đàn ông duy nhất bạn thuộc về, là người mà từ ngày bạn đeo lên tay chiếc nhẫn anh ấy trao, bạn biết anh ấy là người thân, là quá khứ, hiện tại và tương lai của bạn. Nên cho dù anh ấy có làm sai thế nào, hai người cũng sẽ ở bên nhau, vì là người thân, ràng buộc nhau cả đời, nên luôn cùng nhìn vào mặt sáng của vấn đề để giải quyết tốt đẹp mọi chuyện. Câu trước tranh cãi, câu sau "yêu anh/yêu em" sẽ là chuyện rất thường.
Hôn nhân là khi bạn biết mình muốn ở bên người ta, không vì nguyên nhân gì cả, chỉ đơn giản vì việc ở bên anh ấy đối với bạn rất tự nhiên, tự nhiên như hơi thở. Đến mức bạn chẳng còn nhớ cuộc sống một mình nó ra làm sao nữa, đến mức bạn thoải mái làm đủ mọi trò, dù có ngố cách mấy, trước mặt anh ấy, không bận tâm cái gọi là "thể diện, hình tượng".
Hôn nhân là khi làm được "tương kính như tân" - luôn tôn trọng, tương thân như ngày đầu mới về chung một nhà. Càng làm được tốt thì càng về lâu về già, làm sao có chuyện "chán nhau" mà rời bỏ nhau đâu?
Vui hay buồn, nhẹ nhàng hay nặng nề đều do chính mình mà ra cả.
(Ảnh: Pinterest)
Nhiều người vẫn nghĩ tình yêu là màu hồng, là đẹp như cổ tích. Khi cưới nhau rồi, phô bày mọi đỏ đen cho nhau rồi thì sẽ hóa bùn hết.
Nhưng bạn ạ, đến cả truyện cổ tích cũng không phải truyện cổ tích. Nếu bạn biết cái kết thật sự, chứ không phải những happy ending mà người ta gắn cho nó. Như trong "Cô bé quàng khăn đỏ" nguyên gốc, không có bác thợ săn, không có người bà đang ốm. Chỉ có một cô bé đi trong rừng, nghe lời lừa phỉnh của con Sói và tin theo để bị Sói ăn thịt. Hết. Nhân vật chính là cô bé cả tin và con Sói béo.
Hay "Nàng tiên cá" thực ra cũng chẳng có happy ending nào hết. Cuối cùng hoàng tử vẫn lấy cô gái khác, nàng tiên cá thì tuyệt vọng chết đi và hóa thành bọt biển, tan biến vào hư vô. Không có cái kết một đám cưới Hoàng gia lộng lẫy rồi Hoàng tử, Tiên cá chung sống với nhau hạnh phúc trọn đời.
(Ảnh: Pinterest)
Vui hay buồn, nhẹ nhàng hay nặng nề đều do chính mình mà ra cả. Ai chẳng đã có lần ôm ngực mà khóc không thành tiếng rồi, chỉ là có quyết tâm bỏ lại tất cả và vượt qua hay không.
Chỉ cần nhớ rằng, đến cuối cùng, ai sẽ là người ở lại bên mình, ai sẽ là người vẫn nắm tay mình, để mà đối tốt với người ta, trân quý người ta, vậy là tự nhiên hôn nhân sẽ trở nên viên mãn.
Vậy đấy, hôn nhân chính là học yêu đi yêu lại, chỉ duy nhất một người. Những ai nói hôn nhân là mồ chôn của tình yêu, hay hôn nhân là một cuốn tiểu thuyết ái tình mà hai nhân vật chính chết ngay ở chương một đều là những người không có niềm tin vào tình yêu, vào đối phương, và vào chính mình. Nếu tình yêu đủ lớn, thì tất cả những thử thách, khó khăn ấy, chúng ta đều sẽ vượt qua mà thôi. Dù lâu hay dù mau, chúng ta cũng sẽ phải học cách cùng nhau vượt qua giông bão.
Mỗi người sẽ có một quan điểm riêng, nhưng tôi luôn quan niệm, một khi đã kết hôn, thì tức là số phận mình được định sẵn gắn kết với người đó, có thể do duyên, có thể do nợ. Cho dù thế nào, thì trong đời chỉ cần cưới một lần là đủ. Còn bạn, bạn nghĩ sao?
(*Bài viết theo quan điểm cá nhân)
Theo bestie.vn
Học tập cách yêu của 'ông bà anh' để tình yêu luôn ấm nồng Tình yêu trải qua sự bào mòn của thời gian rồi sẽ phai nhạt dần. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể "hâm nóng" lại bằng những cử chỉ nhỏ nhặt, ấm áp và đong đầy yêu thương. Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đã từng một lần nở nụ cười khi bất chợt thấy đôi vợ chồng già dắt tay...