Phản ứng thông thường sau tiêm vắc xin phòng COVID-19
Mới đây, Bộ Y tế Việt Nam, Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) đã có thông cáo báo chí chung khẳng định: Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 an toàn góp phần đẩy lùi đại dịch.
Ảnh minh họa
Dưới đây là video Phản ứng thông thường sau tiêm vắc xin phòng COVID-19:
Đại dịch COVID-19 đã lây lan và bùng phát mạnh tại 222 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, tính đến ngày 13/4/2021 đã có hơn 137,3 triệu người mắc và 2,95 triệu bệnh nhân tử vong, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống xã hội, giáo dục và kinh tế của mỗi quốc gia cũng như toàn cầu.
Để nhanh chóng ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, bên cạnh các biện pháp phòng ngừa tích cực bao gồm: đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, giữ khoảng cách an toàn…, việc sử dụng vắc xin phòng ngừa chủ động càng ngày càng trở nên cấp bách tại từng quốc gia và toàn cầu.
Trên cơ sở các nghiên cứu, đánh giá hiện nay về hiệu quả, tính an toàn của vắc xin phòng COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 là biện pháp chủ động, hiệu quả nhất để phòng, chống dịch COVID-19, các nước cần đẩy mạnh triển khai tiêm vắc xin phòng chống COVID-19 để tăng tỷ lệ miễn dịch phòng COVID-19 trong cộng đồng và ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.
Để nhanh chóng ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, đặc biệt là với sự xuất hiện và lây nhiễm mạnh của các biến chủng vi rút SARS-CoV-2, độ bao phủ hiệu quả của vắc xin phòng COVID-19 phải đạt tới 75% dân số thế giới, đảm bảo tất cả các quốc gia và tất cả mọi người đều được hưởng lợi, bao gồm cả những người khó tiếp cận nhất.
Vắc xin phòng COVID-19 do AstraZeneca sản xuất được cấp phép sử dụng tại hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và được WHO thông qua chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 15/2/2021.
WHO khuyến cáo các trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca là phản ứng bình thường của cơ thể trong quá trình đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin; trường hợp xuất hiện tình trạng giảm tiểu cầu và huyết khối tĩnh mạch có liên quan đến tiêm vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca là rất hiếm gặp; trong khi lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 mang lại trong việc bảo vệ mỗi cá nhân và cả cộng đồng trước COVID-19 lớn hơn rất nhiều so với những rủi ro rất hiếm gặp nói trên.
Bình Định tập trung ứng phó bệnh tay, chân, miệng ở trẻ em
Ông Lê Quang Hùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định cho biết, từ đầu năm đến ngày 8/4, số ca mắc tay chân miệng trên toàn tỉnh là 170 ca, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2020.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh tay chân miệng. - Ảnh: syt.binhdinh.gov.vn
Theo ông Hùng, những ngày gần đây, bệnh tay chân miệng ở trẻ em trong tỉnh tăng cao. Chỉ tính riêng 3 tuần gần đây, tỉnh Bình Định ghi nhận 130 ca mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có một bệnh nhi 19 tháng tuổi tử vong. Hiện Bình Định có 7 ổ dịch, 9/11 huyện, thị trong toàn tỉnh đã ghi nhận có trường hợp mắc tay chân miệng (trừ huyện Vĩnh Thạnh, An Lão).
Trước tình hình ca mắc tay chân miệng tăng cao, ngành Y tế Bình Định đã tổ chức chiến dịch khử trùng tại các huyện, thành phố trong tỉnh. Đồng thời, thực hiện truyền thông, phát tờ rơi, khuyến khích người dân tích cực tham gia công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng.
Sở Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Bồng Sơn, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố, Bệnh viện Bình Định và Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình khẩn trương kiểm tra, rà soát về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất, vật tư y tế tại đơn vị, bảo đảm sẵn sàng tiếp nhận và điều trị bệnh tay chân miệng; sẵn sàng hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn cho các địa phương khi có yêu cầu hỗ trợ.
Ông Hùng nhận định, thời gian tới, tình hình dịch bệnh tay chân miệng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng số ca mắc, do đó người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp để chủ động phòng, chống bệnh tay chân miệng như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhiều lần trong ngày; thực hiện ăn chín, uống chín, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng; đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng...
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc bệnh như sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông, cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để tránh bệnh diễn biến nặng.
Nước rửa tay hay xà phòng tốt hơn? Theo trang tin Insider , Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo để bảo vệ sức khỏe tối ưu, mọi người nên ưu tiên sử dụng xà phòng và nước khi vệ sinh tay thay vì các loại nước rửa tay chứa cồn. CDC Mỹ khuyến cáo để bảo vệ sức khỏe tối ưu, mọi người nên...