Phản ứng sau tiêm chủng ở trẻ
Mặc dù tiêm vacxin là phương pháp rất an toàn để phòng bệnh. Nhưng đôi khi một số phản ứng sau tiêm chủng có thể xảy ra. Nhận biết, xử lý đúng cách phản ứng sau tiêm chủng sẽ giúp đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa các nguy hiểm sức khỏe cho trẻ.
Cho đến thời điểm hiện tại, vacxin vẫn là phương tiện được đánh giá an toàn và hiệu quả để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong cộng đồng. Trong một số trường hợp nhất định trẻ có thể sẽ gặp phải một số phản ứng sau tiêm chủng, tuy nhiên tỷ lệ này là rất nhỏ trên thực tế.
Để tiện cho việc theo dõi và xử lý các phản ứng sau tiêm chủng ở trẻ, người ta thường chia các phản ứng này thành hai nhóm là các phản ứng sau tiêm chủng thông thường và các phản ứng nặng sau tiêm chủng.
Nhận biết sớm, xử lý đúng cách các phản ứng sau tiêm chủng để đảm bảo an toàn cho bé (ảnh: internet)
1. Những phản ứng sau tiêm chủng thông thường
Những phản ứng sau tiêm chủng thông thường sau tiêm chủng là những phản ứng nhẹ xuất hiện sau tiêm chủng vài giờ hoặc có thể là vài ngày, có tỷ lệ xuất hiện cao trên thực tế, và có thể tự hết mà không cần thiết thực hiện các can thiệp y tế.
Những phản ứng sau tiêm chủng thông thường bao gồm:
- Sốt: Sốt là phản ứng sau tiêm chủng toàn thân rất thường gặp ở trẻ. Sốt sau tiêm chủng thường là sốt nhẹ dưới 38,5 độ C, bắt đầu khởi phát sau khi tiêm vài giờ và sẽ tự hết sau 1-2 ngày. Nếu trẻ sốt cao liên tục, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được thăm khám và xử lý.
- Sưng đỏ tại chỗ tiêm: Sưng đỏ sau tại chỗ tiêm cũng là một phản ứng sau tiêm chủng thông thường mà trẻ có thể gặp phải. Trẻ thường biểu hiện bằng trạng thái sung đỏ tại chỗ tiêm sau khi tiêm chủng khoảng 1 ngày. Tình trạng này thường tự hết sau khoảng vài ngày cho tới 1 tuần.
- Đau khớp: Sau tiêm chủng vacxin trẻ có thể xuất hiện tình trạng đau một số khớp trên cơ thể. Tình trạng đau khớp sau tiêm chủng có thể chỉ là thoáng qua nhưng cũng có thể kéo dài lên đến hàng tuần hoặc thậm chí 10 ngày. Đau khớp do phản ứng sau tiêm chủng tự hết mà không cần điều trị đặc hiệu, một số trường hợp có thể được xem xét sử dụng giảm đau.
- Bầm tím, chảy máu sau tiêm chủng: Tình trạng giảm tiểu cầu sau tiêm chủng (tế bào máu đảm nhận chức năng đông máu) có thể khiến trẻ xuất hiện các vết bầm tím bất thường hoặc các chảy máu tự nhiên như chảy máu cam, chảy máu chân răng,… Tuy nhiên tình trạng này thường thoáng qua, nhẹ và tự khỏi.
Ngoài ra, một số phản ứng sau tiêm chủng thông thường khác cũng có thể xảy ra như trẻ mệt mỏi, lả người, ít hoạt bát hơn, ăn không ngon miệng, sưng hạch sau tiêm BCG,…
Video đang HOT
2. Phản ứng nặng sau tiêm chủng
Không giống các phản ứng sau tiêm chủng thông thường, các phản ứng nặng sau tiêm chủng là những phản ứng hiếm khi xảy ra hơn, tuy nhiên phản ứng ở mức nặng và thường cần can thiệp y tế để xử lý, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Một số phản ứng nặng sau tiêm chủng ở trẻ:
- Sốc phản vệ: Sốc phản vệ sau tiêm chủng là một phản ứng sau tiêm chủng cực kỳ nguy hiểm, diễn tiến nhanh chóng và có khả năng tử vong cao. Tình trạng sốc phản vệ có thể được nhận biết sớm với các biểu hiện như phù, thở khò khè, khó thở, nhịp tim nhanh, đái ỉa không tự chủ, huyết áp tụt,…
- Quá mẫn vacxin: Quá mẫn với vacxin sau tiêm chủng cũng là một phản ứng nặng sau tiêm chủng mà cha mẹ cần chú ý. Phản ứng quá mẫn với vacxin có thể biểu hiện bằng các triệu chứng như thở khò khè, ngắt quãng, phù nề ở mặt hoặc toàn thân,…
- Co giật sau tiêm chủng: Sau tiêm chủng, trẻ có thể xuất hiện các cơn co giật ở toàn thân. Những cơn co giật có thể xuất hiện đơn độc hoặc cũng có khi xuất hiện cùng với sốt và một số triệu chứng khác.
- Nhiễm trùng huyết: Nhiễm khuẩn huyết là một phản ứng sau tiêm chủng hết sức nặng nề. Nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết chủ yếu là do vệ sinh không đảm bảo như vô khuẩn dụng cụ tiêm và động tác tiêm không tốt, chăm sóc sau tiêm không đảm bảo,…
Nhìn chung đối với các trường hợp trẻ có phản ứng sau tiêm chủng nặng, cha mẹ cần phải nhận biết sớm nhất các triệu chứng và đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được cấp cứu kịp thời.
Có thể thấy rằng, những phản ứng sau tiêm chủng ở trẻ có thể là nhẹ và thoáng qua nhưng cũng có thể hết sức nguy hiểm cần được cấp cứu kịp thời. Do vậy, cha mẹ cần tự trang bị cho mình kiến thức, đảm bảo thực hiện đúng các hướng dẫn của cán bộ y tế về chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm chủng để đảm bảo phát hiện và xử lý đúng cách khi các phản ứng sau tiêm chủng xảy ra.
QN
Cần chuẩn bị những gì trước khi tiêm chủng cho trẻ?
Chuẩn bị trước khi tiêm chủng là bước quan trọng và không thể thiếu để quá trình tiêm chủng diễn ra an toàn và hiệu quả. Do vậy, cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức chính xác để chuẩn bị đầy đủ trước khi cho trẻ tiêm chủng.
Tiêm chủng là cách hữu hiệu nhất hiện nay để tạo miễn dịch chủ động giúp trẻ chống lại các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như lao, viêm gan B, bạch hầu, ho gà,... Tuy nhiên, rất nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa thực sự hiểu về tiêm chủng cũng như các chuẩn bị trước khi tiêm chủng cho trẻ để quá trình này diễn ra an toàn và hiệu quả hơn.
Những chuẩn bị trước khi tiêm chủng cho trẻ mà cha mẹ cần nhớ:
1. Đảm bảo tình trạng sức khỏe của trẻ
Tiêm vacxin thực chất là đưa các kháng nguyên lạ vào cơ thể để kích thích hệ miễn dịch của trẻ. Do vậy, tiêm vacxin cho trẻ sẽ hiệu quả và an toàn nhất khi trẻ đủ khỏe mạnh để có thể tạo miễn dịch đối với các kháng nguyên chủ động đưa vào cơ thể thông qua tiêm chủng.
Nếu tiêm vacxin vào các thời điểm mà trẻ có các vấn đề bất thường thì chẳng những làm giảm hiệu quả của vacxin và còn làm gia tăng biến chứng của tiêm phòng. Do đó, vấn đề đầu tiên trong chuẩn bị trước khi tiêm chủng cho trẻ mà cha mẹ cần nhớ là phải đảm bảo tình trạng của trẻ ở trạng thái thích hợp.
Những trường hợp sức khỏe của trẻ có thể không thích hợp để tiêm chủng bao gồm:
- Trẻ bị sốt trong ba ngày gần đây nhất.
- Trẻ mắc các bệnh (bệnh nhiễm khuẩn, bệnh mãn tính, bệnh ngoài da,...) tại thời điểm tiêm chủng diễn ra.
- Trẻ sinh non, nhẹ cân, suy dinh dưỡng.
- Trẻ mới hoặc đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch.
Cha mẹ cần chuẩn bị trước khi tiêm chủng cho trẻ về các thông tin, vấn đề sức khỏe trẻ và thông báo chúng với bác sĩ tiêm chủng để có các quyết định chuyên môn chính xác.
2. Chuẩn bị sổ tiêm chủng
Các thông tin được ghi lại trong sổ tiêm chủng của trẻ là rất có giá trị để bác sĩ có thể theo dõi tình hình tiêm chủng của trẻ. Những thông tin được ghi nhận đầy đủ trong sổ tiêm chủng sẽ giúp ghi lại các thông tin về tiêm chủng như loại vacxin, thời điểm tiêm, số mũi đã tiêm,... sẽ giúp bác sĩ thực hiện đầy đủ quá trình tiêm chủng cho trẻ một cách chính xác hơn.
Các trường hợp mất số tiêm chủng cần phải thông báo với bác sĩ ngay để được tra cứu thông tin, cấp lại sổ mới.
3. Thông báo về các tiền sử dị ứng của trẻ cho bác sĩ
Tiền sử về dị ứng (dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc,...) của trẻ là những thông tin cực kỳ quan trọng cần được chuẩn bị trước khi tiêm chủng cho trẻ và cần chắc chắn đã được được thông báo với bác sĩ.
Một cơ địa dị ứng sẵn có có thể dễ dàng hơn trong việc xảy ra dị ứng khi tiêm vacxin, nếu không được theo dõi kỹ, phát hiện sớm thì có thể để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ.
Nếu không có khả năng nhớ các loại thuốc mà con em mình đã dị ứng, thì các bậc cha mẹ nên ghi lại những tên thuốc này vào sổ để có thể tra cứu khi cần thiết, đặc biệt trong chuẩn bị trước khi tiêm chủng cho trẻ.
4. Khai báo về tiền sử dụng thuốc
Việc tiêm vacxin có thể bị chống chỉ định tương đối hay tuyệt đối khi trẻ đang sử dụng hoặc đã sử dụng một số loại thuốc nhất định, chẳng hạn các thuốc ức chế miễn dịch,...
Do đó, trong quá trình chẩn bị trước khi tiêm chủng cho trẻ, cha mẹ cần thông báo với bác sĩ về tiền sử sử dụng thuốc của trẻ. Đặc biệt là các loại thuốc có thời gian sử dụng kéo dài trên hai tuần.
5. Đảm bảo vệ sinh trước khi tiêm chủng
Khi chuẩn bị trước khi tiêm chủng cho trẻ, yếu tố vệ sinh của trẻ cũng là một vấn đề mà cha mẹ nên quan tâm.
Hãy vệ sinh cơ thể của trẻ thật sạch sẽ trước khi tiêm chủng, mặc quần áo sạch,... để có thể hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn sau tiêm chủng cho trẻ.
6. Một số chuẩn bị trước khi tiêm chủng cho trẻ khác
Bên cạnh các chuẩn bị trước khi tiêm chủng như đã nêu trên thì cha mẹ cũng nên nhớ một số điều sau đây để quá trình tiêm chủng diễn ra tốt hơn.
- Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ tốt hơn ở giai đoạn trước tiêm chủng nhằm nâng cao thể trạng cho trẻ, giúp hệ miễn dịch của trẻ khỏe mạnh hơn. Ngay trước lúc tiêm chủng không nên cho trẻ ăn quá no, hoặc quá đói.
- Chuẩn bị quần áo thích hợp cho trẻ trước khi tiêm chủng bằng cách mặc đủ ấm cho trẻ nếu trời lạnh, hoặc thoáng mát nếu tiêm vào mùa hè để tránh tiết mồ hôi,... Tuy nhiên, quần áo cho trẻ cần đảm bảo đơn giản, dễ mặc và dễ cởi để bác sĩ dễ thao tác hơn khi tiêm.
Trên đây là một số lưu ý trong chuẩn bị trước khi tiêm chủng cho trẻ mà cha mẹ cần nhớ để tiêm chủng diễn ra an toàn và hiệu quả hơn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn để được giải đáp chính xác nhất khi có các thắc mắc về tiêm chủng cho trẻ.
QN
Làm rõ nguyên nhân trẻ phản vệ sau tiêm chủng ở Sơn La Sở Y tế tỉnh Sơn La đã báo cáo với Bộ Y tế, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương và mời các chuyên gia lên kiểm tra, đánh giá tình hình và tìm nguyên nhân. Như đã đưa tin, trong đợt tiêm chủng cho trẻ em vừa qua, tại tỉnh Sơn La đã có một số trường hợp trẻ bị phản vệ...