Phản ứng lạ của bạch tuộc cái khi bị con đực quấy rối
Bạch tuộc cái chống đỡ những con đực quấy rối chúng bằng cách ném vỏ sò, đất cát và các mảnh vụn khác.
Phản ứng lạ của bạch tuộc cái khi bị con đực quấy rối
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Sydney đã ghi hình những con bạch tuộc ở Vịnh Jervis trên bờ biển phía nam của New South Wales.
Phân tích đoạn phim, họ phát hiện ra rằng những con bạch tuộc cái phát sinh một phương pháp hữu ích để chống lại con đực đến quấy rối.
Những con bạch tuộc cái sẽ cố tình ném vỏ sò, bùn cát vào đối phương đang muốn tiến tới giao phối nhưng chúng không muốn. Các nhà nghiên cứu giải thích rằng bạch tuộc cái giấu bùn cát, vỏ sò nhỏ và các vật thể khác giới cơ thể bằng xúc tu. Sau đó biến chúng thành viên đạn bắn ra cùng tia nước vào đối phương.
Hành vi này có chủ ý khác với hành vi chúng xây dựng hang ổ hay ném ăn. Con đực mặc dù có thể tránh được chút ít trong các cuộc tấn công ấy nhưng phần lớn là sẽ bỏ cuộc.
Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng không phải tất cả các nạn nhân đều là con đực muốn giao phối. Hành vi tấn công này cũng xuất hiện đối với kẻ thù là con cái. Trong số 13 vụ việc, có 5 nạn nhân là con đực, 8 là con cái.
Việc sinh sản là công việc nghiêm túc đối với bạch tuộc. Một con cái có thể đẻ tới 100.000 quả trứng trong suốt thời gian sinh sản kéo dài từ một đến hai tuần. Khi chúng nở ra, ấu trùng sẽ bơi trên bề mặt nhưng phần lớn sẽ bị sóng lớn nhấn chìm hoặc bị các sinh vật biển lớn hơn tấn công.
Video đang HOT
Bạch tuộc cái tấn công khi bị con đực quấy rối
Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy bạch tuộc định cư trong gáo dừa mà con người vứt xuống biển. Hành động này khiến các nhà nghiên cứu tin rằng đây là loài động vật không xương sống biết cách sử dụng công cụ thông minh đầu tiên.
Nhóm nghiên cứu quan sát hơn 20 sinh vật tiến hành xây nhà. Công việc không chỉ đơn giản là chui xuống dưới lớp vỏ tiện nghi có sẵn mà chúng tìm cách thu thập nửa quả dừa, xếp chồng lại với nhau, vận chuyển trong khoảng cách 21 mét.
Theo nghiên cứu khoa học, bạch tuộc có vòng đời tương đối ngắn tuỳ từng loài. Có loài chỉ sống được 6 tháng nhưng cũng có loài sống được tới 5 năm. Những con đực có thể chỉ sống được vài tháng sau khi kết đôi còn con cái sẽ chết không lâu sau khi ổ trứng nở.
Thế giới kỳ lạ và huyền diệu dưới đáy đại dương ai nhìn cũng trầm trồ kinh ngạc
Những bức ảnh chiến thắng Cuộc thi ảnh nghệ thuật dưới nước năm 2020 hé lộ một thế giới kỳ lạ và huyền diệu dưới đáy đại dương.
Từ những con cá phát sáng cho đến những con sư tử biển đùa nghịch, các nhiếp ảnh gia đã ghi lại được sự kỳ diệu và kỳ thú của thế giới dưới nước.
Ở hạng mục góc rộng, cuộc thi ảnh nghệ thuật dưới nước năm 2020 đã kết thúc với chiến thắng cuối cùng thuộc về nhiếp ảnh gia Gaetano Dario Gargiulo với bức ảnh độc đáo về bạch tuộc.
Gaetano Dario Gargiulo đã ghi lại cận cảnh chiếc xúc tu của một con bạch tuộc trong vùng biển ở New South Wales, Australia.
Nhiếp ảnh gia chia sẻ: "Tôi nhận thấy một con bạch tuộc và tôi đã đặt máy ảnh của mình gần hang của nó để ghi lại được những khoảnh khắc tự nhiên nhất".
Cùng chiêm ngưỡng một số tác phẩm nổi bật khác trong Cuộc thi ảnh nghệ thuật dưới nước năm 2020:
Ngoài khơi đảo Pico ở Bồ Đào Nha, Gilles Auroux đã chụp được hình ảnh này về một con cá mập xanh. Nhiếp ảnh gia cho rằng đó là một trong "loài cá mập tao nhã nhất". Gilles Auroux đã cố gắng chụp lại sự sang trọng và tốc độ của loài cá mập này. Trong bức ảnh cận cảnh, con cá mập trông giống như một viên đạn, đầu tên lửa đang lao đi với chiếc mũi rất dài.
Nhiếp ảnh gia Qing Lin đã ghi lại được khoảnh khắc con cá voi lưng gù mẹ và con ở ngoài khơi bờ biển Vava'u, một nhóm đảo ở Tonga. Mùa hè là khoảng thời gian kỳ diệu ở Tonga. Đó là khi cá voi lưng gù mẹ di chuyển từ Nam Cực về để sinh con.
Qing Lin cho biết: "Hình ảnh cho thấy con cá voi lưng gù mẹ yên lặng nghỉ ngơi trên mặt nước trong khi con non hiếu động đang chơi đùa bên cạnh".
Bức ảnh kỳ lạ cho thấy dường như con cá ngựa đang phát quang dưới máy ảnh của nhiếp ảnh gia Galice Hoarau chụp tại vùng biển Siladen, Indonesia. Loài cá ngựa rất nhỏ bé này sống trên các bức tường đá ngầm, khó nhìn thấy.
Nhiếp ảnh gia Sayaka Ichinoseki đã mất khoảng 4 giờ để chụp được hành ảnh những con cá ở bán đảo Hokkaido Shakotan ở Nhật Bản.
Hình ảnh đầy lông lá này là hình ảnh con tôm nhỏ màu cam sống ngoài khơi bờ biển Tulamben, Indonesia. Nhiếp ảnh gia Ludvic Galko-Rundgren đã nhanh tay ghi lại được khoảnh khắc thú vị trong thế giới tự nhiên dưới đại dương.
Trong bóng đêm, nhiếp ảnh gia Steven Kovacs chụp được khoảnh khắc hai con cua đang ôm nhau, giao phối ngoài khơi bờ biển Palm Beach, Florida. Bức ảnh "Cua giao phối" của Kovacs giành chiến thắng ở hạng mục hành vi của sinh vật biển.
Hình ảnh rùng rợn và huyền bí này cho thấy hình một con ấu trùng nhỏ xíu, thuộc một nhóm các loài cá rạn san hô.
Nhiếp ảnh gia Jeff Molder tác giả của bức ảnh cho biết: "Rất khó để chụp được những sinh vật siêu nhỏ trong đại đương, tôi thường ví thử thách chụp ảnh này giống như việc chụp những con đom đóm vào ban đêm".
Hình ảnh những tán tảo bẹ ngoài khơi bờ biển California của nhiếp ảnh gia Jon Anderson cho thấy vẻ đẹp kỳ diệu nằm ngay dưới bề mặt đại dương.
Vùng biển yên tĩnh với những chùm ánh sáng cường độ cao xuyên qua tán cây tảo bẹ, nhiếp ảnh gia đã vô cùng kiên nhẫn và may mắn khi ghi lại được khoảnh khắc này.
Một con sư tử biển với ánh mắt tò mò khi nhìn thấy mảnh nhựa ở ngoài khơi đảo Coronado, Mexico.
Nhiếp ảnh gia Celia Kujala chia sẻ rằng: "Khi tôi đang đi lặn ở quần đảo Coronado thì phát hiện cảnh tượng sư tử biển đang chơi đùa với nhựa. Thật bi thảm, việc chúng chơi với đồ chơi nhựa ngày càng trở nên phổ biến hơn".
Chuột túi con nghĩ người đàn ông là mẹ mình Chú chuột túi đã nhảy vào túi của người đàn ông tại Temora, New South Wales, Australia. Nó nghĩ đây là mẹ của mình.