Phản ứng gay gắt sau vụ đụng độ tàu với Trung Quốc ở Biển Đông
Indonesia cho biết sẽ có một cuộc triều hồi gấp Đại sứ Trung Quốc tại Jakarta sau vụ đụng độ giữa hai tàu của hai nước ở Biển Đông.
Tàu cá nước ngoài bị Indonesia đánh chìm do đánh bắt cá trái phép. Ảnh: Reuters
Hôm 20/3 vừa qua, bộ trưởng Thủy sản Indonesia Susi Pudjiastuti cho hay, ngày 19/3, các tàu tuần duyên của nước này đã phát hiện ra một tàu đánh cá của Trung Quốc đang hoạt động trái phép ở vùng biển thuộc quần đảo Natuna của Indonesia.
Trong khi các tàu của Indonesia truy đuổi và bắt giữ tàu cá của Trung Quốc, có một chiếc tàu hải cảnh của Trung Quốc đã gây cản trở bằng cách đâm va vào tàu của Indonesia.
Theo nhà chức trách Indonesia, cùng lúc đó, một chiếc tàu hải cảnh khác lớn hơn cũng tìm cách tiếp cận tàu của Indonesia và tàu của Indonesia đã quyết định thả chiếc tàu cá của Trung Quốc đi.
“Chúng tôi tôn trọng một nước lớn như Trung Quốc và Trung Quốc cũng cần tôn trọng chủ quyền của Indonesia cũng như việc chúng tôi đang đấu tranh chống lại việc đánh bắt cá trái phép”, bà Pudjiastuti cho biết.
Video đang HOT
Bà Pudjiastuti cũng cương quyết cho rằng việc các tàu Trung Quốc ngăn cản tàu Indonesia đánh chìm chiếc tàu đánh cá trái phép của Trung Quốc là một hành động ngạo mạn và kêu gọi Bộ ngoại giao bày tỏ thái độ phản đối mạnh mẽ trước hành động này.
Ông Edi Yusuf – một quan chức Bộ ngoại giao cho hay, Indonesia sẽ tạm thời triệu hồi Đại diện Trung Quốc ngay khi có thêm thông tin về vụ việc trên, bởi Đại sứ Trung Quốc giờ đang vắng mặt.
Bà Pudjiastuti, từ khi lên nắm quyền hồi 2004, đã không ngừng trấn áp những hoạt động đánh bắt cá trái phép và cho nổ rất nhiều tàu cá nước ngoài mà Indonesia bắt giữ.
Mặc dù không trực tiếp tham gia vào việc tranh chấp lãnh thổ, nhưng việc Indonesia phản ứng gay gắt trước yêu sách phi lý tại Biển Đông của Trung Quốc đang góp phần vào công cuộc tìm lại hòa bình trên Biển Đông giữa Trung Quốc và các quốc gia Châu Á.
Tú Anh
Theo_Người Đưa Tin
Indonesia cứng rắn với Trung Quốc
Indonesia hôm 21-3 sẽ triệu tập đại sứ Trung Quốc về việc tàu cảnh sát biển Bắc Kinh ngăn cản Indonesia bắt tàu cá đánh bắt trái phép trong vùng biển Natuna.
Bộ trưởng Thủy sản Indonesia Susi Pudjiastuti cho biết Indonesia đang cố bắt giữ tàu cá Kway Fey 10078 đánh bắt trái phép trong vùng biển Natuna của Indoensia (gần biển Đông) vào chiều 19-3 thì một con tàu hải cảnh của Trung Quốc đến can thiệp.
3 nhân viên Indonesia đã lên tàu cá bắt giữ toàn bộ 8 thành viên trên tàu nhưng sau đó, tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đưa tàu cá vào biển Đông.
Một tàu cá đánh bắt trái phép của Trung Quốc: Ảnh: Stop Illegal fishing
Nữ Bộ trưởng Pudjiastuti nói: "Điều mà chúng tôi sẽ hỏi đại sứ Trung Quốc là tại sao họ đánh bắt trái phép ở vùng biển Natuna. Chính phủ của họ không nên đứng sau hoạt động đánh bắt trái phép và mất kiểm soát như thế. Chúng tôi tôn trọng Trung Quốc nhưng vẫn phải bảo vệ chủ quyền của mình".
Quan chức này cho biết Indonesia sẽ giữ 8 thành viên tàu cá Trung Quốc để điều tra.
Trái lại Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Indonesia đã tấn công tàu cá nước này khi họ đang hoạt động "bình thường" trong "ngư trường truyền thống của Trung Quốc". Cơ quan này tuyên bố: "Hôm 19-3, một tàu cá bị tàu vũ trang Indonesia tấn công và quấy rối. Tàu cảnh sát biển Trung Quốc kịp đến hỗ trợ. Phía Trung Quốc yêu cầu Indonesia ngay lập tức thả ngư dân bị bắt giữ và đảm bảo sự an toàn cho họ".
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hy vọng Indonesia có thể "xử lý thỏa đáng" vấn đề. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Indonesia vẫn chưa đưa ra bình luận gì về vấn đề này.
Trong khi đó, tình hình ở biển Đông không ngừng nóng lên khi Trung Quốc đưa ra những tuyên bố chủ quyền phi lý, quân sự hóa ở khu vực tranh chấp mà gần đây nhất là hành động triển khai tên lửa đất đối không, bồi lấn và xây đảo nhân tạo phi pháp.
Mặc dù Indonesia không tuyên bố chủ quyền tại biển Đông nhưng vẫn bày tỏ lo ngại về khả năng Trung Quốc sẽ đưa quần đảo Natuna giàu tài nguyên của nước này vào đường 9 đoạn phi lý. Tuy nhiên, Trung Quốc cho biết không tranh chấp chủ quyền với Indonesia về quần đảo Natuna.
Hôm 14-3, một tàu cá Trung Quốc bị lực lượng bảo vệ bờ biển Argentina bắn chìm vì đánh bắt trái phép và cố tình va chạm, gây nguy hiểm cho tàu Argentina.
Trong một diễn biến khác, hãng tin Kyodo ngày 20-3 trích các nguồn tin ngoại giao cho biết trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc, Khổng Huyễn Hựu, đã yêu cầu Nhật Bản không đưa vấn đề biển Đông ra Hội nghị G-7 vào ngày 26 và 27-5 tới.
Yêu cầu trên đưa ra trong cuộc họp hôm 29-2 giữa ông Khổng với thứ trưởng đặc trách các vấn đề chính trị của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Shinsuke Sugiyama.
Ông này cho rằng Nhật Bản không liên quan đến tranh chấp biển Đông và cảnh báo về quan hệ Trung - Nhật nếu vấn đề này xuất hiện tại hội nghị G-7. Các nguồn tin cho biết phía Nhật Bản đã từ chối yêu cầu, nói rằng cộng đồng quốc tế không thể chấp nhận việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo và quân sự hóa ở biển Đông.
Xuân Mai (Theo Reuters)
Theo_Người lao động
Indonesia sẽ triệu tập đại sứ Trung Quốc Indonesia sẽ triệu tập đại sứ Trung Quốc phản đối Trung Quốc đánh bắt cá trái phép khu vực quần đảo Natuna. Ngày 20-3, Bộ trưởng Bộ Nghề cá và Các vấn đề về biển Indonesia bà Susi Pudjiastuti cho biết sẽ triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Indonesia. Cuộc triệu tập sẽ xoay quanh cuộc đối đầu giữa lực lượng bảo...