Phận nữ nhi đánh giầy và nỗi lo bị sàm sỡ
Công việc đánh giầy vỉa hè giờ đây không còn là đặc thù của nam giới mà đã trở thành sự lựa chọn của nhiều cô gái tỉnh lẻ lên thành phố kiếm việc làm. Bất kể ngày nắng hay ngày mưa, vì công cuộc mưu sinh, họ luôn xách làn rong ruổi khắp các con phố để kiếm khách.
“Kiều nữ” và… hộp xi
Gặp chị Hoa (32 tuổi, quê Thái Bình) ở một quán ăn nhỏ trên đường Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội), tôi ấn tượng khi thấy dáng người cao gầy của chị cúi gập xuống giở đồ nghề và hành nghề “ngon lành” trước nhiều ánh mắt tò mò. Chị đã làm công việc này ngót 1 năm.
Chị Hoa đến với nghề đánh giầy hết sức tình cờ. Lúc mới lên Hà Nội, chị làm nghề buôn hoa quả rong. Hôm nào bán được hết xe hoa quả thì lãi cũng kha khá, nhưng phải tội thức khuya dậy sớm, bon chen nhập hàng nên sức chị không chịu nổi. Chưa kể bị công an dẹp hàng, những hôm ế ẩm, nhìn đống hoa quả hỏng mà nước mắt chảy ròng. Là dân chợ búa nên chị chỉ dám thuê một chỗ rẻ mạt, tính tiền theo đêm. Chính từ đó mà chị quen với mấy chị đánh giày.
Chị thích thú kể lại những ngày đầu vào nghề, ai cũng mắt tròn mắt dẹt, tò mò nhìn chị. Chị cho hay, con gái đánh giày thực ra có cái thú vị, đặc biệt là khi gặp phải các tình huống khôi hài: “Có khách từng bị cuỗm đôi giầy bạc triệu nên họ cảnh giác lắm. Mình đòi ngồi ra một chỗ để đánh cho tiện nhưng họ nhất định không chịu. Đến lúc họ thấy mình làm tỉ mỉ, đàn bà con gái lại thật thà nên họ cho thêm tiền và còn giải thích: “Thật sự tôi không đa nghi thế đâu” làm tôi buồn cười nhưng chỉ dám cười mỉm rồi nhận tiền ra về”.
Theo chị Hoa, phụ nữ đánh giầy dễ tạo thiện cảm cho khách hàng, dễ được khách tin tưởng và boa thêm tiền. “Mỗi người đều có địa bàn hoạt động riêng chứ không chạy lung tung được nên làm cẩn thận thì có khách quen”, chị Hoa cho biết.
Video đang HOT
“Thông thường đánh giầy có mức giá chung rồi nên ít người hỏi giá hay mặc cả. Nihau người lợi dụng điều này để hét giá thật cao. Số khác tranh thủ chủ nhân đôi giày không để ý bèn rạch mấy nhát ở đế để khách mất thêm tiền dán keo. Mặc dù cùng là dân đi đánh giầy với nhau nhưng tôi chưa bao giờ ủng hộ cách làm này vì nó sẽ khiến khách hàng mất hết sự tin tưởng với dân đánh giầy vỉa hè”.
Cũng chính vì có những người như thế nên chị từng ấm ức phát khóc khi thấy khách hàng cứ mở miệng ra là gọi “cái con đánh giầy” rồi “bọn đánh giầy” một cách miệt thị. “Ngồi đánh giầy, nghe họ bàn tán về mình mà đau lắm chứ. Tôi làm cái nghề này cũng vì suy nghĩ làm nghề gì thì làm, miễn là kiếm tiền chính đáng, nhưng gặp trường hợp như thế, là phụ nữ ai mà chẳng tủi thân”.
Nỗi lo bị sàm sỡ
Với phận nữ nhi hành nghề đánh giầy thì việc chịu mưa nắng, chịu cảnh miệt thị, quát tháo vẫn không hãi hùng bằng việc gặp khách có máu dê hoặc những tú ông tú bà hành nghề “chăn dắt” gái.
Chị Hoa bàng hoàng nhớ lại: “Lần ấy tôi đang đi trên đường thì có một người đàn ông đứng ở cửa nhà gọi vọng ra nhờ vào nhà đánh cho mấy đôi giầy. Tôi chẳng nghi ngờ gì nên vào luôn. Lúc đầu ông ta nói chuyện tử tế, hỏi han nhiều về công việc nên tôi thấy vững tâm. Đánh xong đôi thứ nhất thì ông ta lộ nguyên hình là gã dê xồm, gạ gẫm, mời mọc đủ kiểu. Thấy tôi từ chối, đòi tiền chuẩn bị đi, ông ta lao tới ôm. Nhưng may tôi vùng ra, chạy thoát được”.
Mặc dù sự việc xảy ra khá lâu song chị Hoa không bao giờ quên và luôn lấy đó để răn mình, không bao giờ tham tiền mà ghé vào những căn nhà có gia chủ là đàn ông. “Mình là”gái già” rồi mà mấy gã đó có tha đâu. Gặp mấy đứa nhỏ đi đánh giầy đáng tuổi con mình mà thấy lo quá. Mỗi lần có cơ hội là tôi phải bảo chúng từng ly từng tí để phòng ngừa mấy tình huống như thế. Tham tiền rồi mất đời con gái thì khổ”. Có lần chị Hoa xăm xăm đánh giầy cho khách, có “tú bà” tưởng vớ được mồi ngon nên buông lời ngọt nhạt dụ dỗ. Chị chẳng một lời đáp, cặm cụi làm nốt việc, cầm tiền rồi bước đi.
Những người phụ nữ như chị Hoa ít ra còn có nhiều kinh nghiệm sống, đủ để đối phó với các tình huống hiểm nguy bất ngờ.Bên cạnh đó còn biết bao bé gái chỉ tầm tuổi 16 cũng hành nghề đánh giầy, tuổi đời non nớt liệu các em có đủ sức vùng vẫy, né tránh?
Công việc đánh giày mang đến cho chị em nguồn thu nhập khá và tương đối ổn định.”Giầy trao, tiền trả”, quy luật của nghề đánh giầy trước nay vẫn thế. Song các cạm bẫy thì không thế. Trong số những chị em đang hành nghề đánh giầy tại Hà Nội, liệu có bao nhiêu phần trăm đủ khôn ngoan để nhận diện và tỉnh táo trước những cám dỗ?
Theo Người Đưa Tin
Đánh giày... xây nhà lầu
Bằng cái tâm và lòng yêu nghề họ đã xây dựng được "thương hiệu đánh giày" và với số tiền kiếm được từ... đánh giày, nhiều người đã xây được nhà khang trang giữa Thủ đô.
Ông Bảng "hói" (Đinh Văn Bảng, quê Bình Lục, Hà Nam) chia sẻ: " Làm nghề gì cũng cần có cái tâm. Đánh giày cũng vậy. Bốn chiếc bàn chải là bốn công đoạn để đôi giày của khách được chăm sóc tốt nhất, nước xi đảm bảo độ bền và bóng loáng". Chẳng thế mà cái tên Bảng "hói" trở nên quen thuộc với người dân Hà thành.
Đánh giày cũng phải có... thương hiệu
Với hơn 60 năm đánh giày dưới gốc cây sấu tại đại chỉ 22 phố Tràng Tiền (Hoàn Kiếm, Hà Nội) có thể coi ông Bảng "hói" là "cụ kỵ" trong làng đánh giày Hà Nội. Gắn trọn tuổi đời với nghề, từ lúc còn thanh niên cho đến khi nhiều khách hàng gọi ông bằng cụ, chưa một khách hàng nào phàn nàn ông việc chăm sóc giày dép da.
Với chiếc hộp đựng đồ nghề và chiếc xe đạp Mifa cọt kẹt, ông Chiêm "sống khỏe" với nghề đánh giày.
Cách đánh của ông cũng không giống với lớp trẻ ồ ạt từ các tỉnh ra hành nghề. Ông dùng 4 cái bàn chải và một tấm mút cho một lần chăm chút giày. Mỗi cái thuần túy về mặt chức năng làm sao đôi giày của khách được chăm chút tỷ mỷ đến từng chi tiết, góc cạnh nhỏ nhất. Từ khi có quyết định cấm những người đánh giày hoạt động ở vỉa hè, ông Bảng chuyển vào một góc nhỏ trong Trung tâm Văn hóa Pháp. Khách hàng vẫn mỗi ngày đến với ông rất đông, đó là nhờ mối quen suốt mấy chục năm gầy dựng. Có người còn tin tưởng giao cả chục đôi giày dép gửi ông "mông má", đến chiều quay lại lấy mà không cần hóa đơn, biên nhận gì.
Thâm niên không lâu bằng ông Bảng, nhưng ngày ngày tại phố Võ Thị Sáu, người đi đường thường ngước nhìn tấm biển: "Bước chân Chiêm" của ông Chiêm in trên chiếc hộp đựng đồ đặt sau chiếc xe đạp Mifa cọt kẹt. Không như bọn trẻ đánh giầy cứ thấy khách ngồi uống cà phê là lao vào chào mời, kỳ kèo cho bằng được, ông Chiêm chỉ đến 2 điểm ngồi cố định của mình trên phố và chờ khách gọi. Những người đã được ông chăm sóc giày một lần thì sẽ không bao giờ quên. Cũng với 4 chiếc bàn chải và một tấm mút, ông luôn khiến những đôi giày lấm bụi, hoen ố trở nên mới toanh. Ông là người thợ đặc biệt không chỉ bởi tiền công đánh giày 3.000 đồng một đôi gần 10 năm nay không đổi, mà còn cách chăm sóc giày. Chiếc giày nào của khách bị bong hay tuột đường khâu, ông thường dán hoặc khâu miễn phí cho khách. "Bước chân Chiêm" đã trở thành thương hiệu đánh giày của phố.
Bám nghề, lấy vợ, xây nhà
Tuy muu sinh bằng nghề đánh giày, nhưng mức thu nhập của những bác thợ đánh giày này khiến nhiều người phải... mơ ước. " Mỗi đôi giày, tôi lấy của khách 10.000 đồng. Ngày đông, đắt hàng đánh được khoảng 50 đôi. Nhiều khách dễ tính "bo" cao thì ngày hôm đó cũng kiếm được kha khá. Tính trung bình một ngày tôi cũng kiếm được 400.000 - 500.000 đồng", ông Bảng tính nhẩm. Tháng nào cũng vậy, trừ chi phí ăn ở trọ đắt đỏ giữa thủ đô, ông cụ Bảng cứ đều đặn gửi vài triệu đồng về quê cho cụ bà.
Còn với ông Chiêm, tiền dành dụm từ đánh giày, ông vừa mới lấy được vợ và xây ngôi nhà 3 tầng trong trong khu phố mà bấy lâu ông ở trọ.
Trong khi đó, chàng thanh niên trẻ tên Minh (quê Thanh Hóa ra Hà Nội mưu sinh), hành nghề đánh giày trên đường Kim Mã, cho biết số tiền hằng ngày kiếm được, không chỉ gửi về hỗ trợ gia đình "mỗi tháng 2 triệu đồng), mà còn nuôi em học đại học. "Nghề nào cũng là nghề kiếm sống cả, nếu mình coi đó là nghề để mưu sinh và làm việc hết lòng, thì nghề sẽ không phụ", Minh tâm sự.
Theo Đất Việt
Chuyện những người "trốn" Tết Sài Thành Cuối năm vật giá leo thang, công việc thất thường mà lương thưởng "bọt bèo", nhiều công nhân đành đón những chuyến xe về cố hương ăn tết sớm. Còn gần hai tuần nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng tại các bến xe khách lớn nhỏ ở TP.HCM đã có khá nhiều hành khách tất tả đón xe trở lại quê nhà....