Phẫn nộ nhóm người lao xe qua rào cách ly, mặc kệ nhân viên y tế năn nỉ như bật khóc
Mặc cho các nhân viên y tế tha thiết thuyết phục, nhóm người vẫn bất chấp phá chốt cách ly phóng xe ra ngoài khiến dân tình dậy sóng.
Đã hơn 3 tháng thực hiện giãn cách xã hội tại TP HCM là chừng ấy thời gian lực lượng nhân viên y tế, quân đội, công an… ngày đêm làm nhiệm vụ không quản mưa nắng tại các bệnh viện, chốt trực. Trong đó, có những tình nguyện viên, cán bộ y tế từ Bắc vào Nam để hỗ trợ chống dịch. Mục tiêu chung và mong mỏi cuối cùng của họ là miền Nam khỏe lại để sớm được trở về đoàn tụ bên người thân và gia đình.
Những ngày làm việc 24/24 dù vất vả, áo quần ướt đẫm mồ hôi nhưng họ vẫn luôn ánh lên sự lạc quan, tích cực và nhắc nhở nhau phải cố gắng và cố găng hơn nữa. Thế nhưng, trong lúc đại bộ phận người dân tuân thủ nghiêm chỉ thị thì một số hình ảnh về những trường hợp vi phạm, chống đối vẫn được chia sẻ đâu đó trên cõi mạng khiến dư luận bất bình. Như câu chuyện trong clip dưới đây dù không xảy ra cự cãi, đôi co nhưng lại khiến chúng ta vừa bức xúc vừa phải xót xa suy ngẫm.
Đoạn clip được một tình nguyện viên từ Thái Bình chia sẻ với dòng trạng thái: “Cô chú cứ phá chốt thế này biết bao giờ bọn con mới được về đây”. Được biết, sự việc xảy ra tại chốt cách ly thuộc phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP HCM.
Nhóm người phá chốt ra ngoài.
Theo đó, đoạn video ghi lại hình ảnh gần chục người dân phá dỡ chốt cách ly để đi ra ngoài. Hành vi vi phạm “rành rành” của nhóm người dân thiếu ý thức khiến người xem vô cùng giận dữ. Nhưng điều gây chú ý là giọng nói như bật khóc của các nhân viên y tế, cố năn nỉ người dân chấp hành nhưng bất thành.
Lúc này, mặc dù có rất nhiều nhân viên y tế ở đó nhưng nhóm người này vẫn bất chấp tháo rào chắn phóng xe máy qua. Một nam nhân viên y tế chạy theo giọng khản đặc như bật khóc:” Anh chị kỳ quá! em đã cách ly rồi mà các anh chị làm gì vậy, biết bao giờ mới hết dịch đây”. Sau đó, nhiều người khác cũng cất giọng năn nỉ: “Anh chị quay lại đi anh chị ơi”.
Nam nhân viên y tế sững sờ trước hành động của nhóm người dân phá chốt.
Tuy nhiên, đoàn người vẫn đi mặc kệ những lời thuyết phục và trước sự ngỡ ngàng của nhân viên y tế. Mất một lâu “đứng chôn chân” trước hành động quá đỗi ngang nhiên của nhóm người này, nam nhân viên y tế mới vội đi ra kéo lại chốt chặn.
Sau đó, một người phụ nữ định cố tình lao qua thì bị ngăn lại và trình bày nhiều lý do biện minh cho hành động của mình. Do không thể ngăn cản được nhóm người trên, một nhân viên y tế đã quyết định dùng điện thoại ghi lại sự việc để công an khu vực làm việc.
Ngay sau khi đăng tải, đoạn clip ghi lại sự việc đã khiến dư luận phẫn nộ. Trong lúc tình hình dịch bệnh căng thẳng, mỗi người dân hãy có ý thức hơn trong việc tuân thủ quy định chống dịch, cùng lực lượng tuyến đầu vượt qua những khó khăn trước mắt, nỗ lực vì mục tiêu lâu dài và duy nhất “thắng giặc Covid-19″ để cuộc sống bình yên trở lại.
Nhân viên y tế gần như bật khóc, năn nỉ nhóm người phá chốt cách ly ra ngoài: “Anh chị quay lại đi anh chị ơi”.
Người tài xế bất đắc dĩ đưa F1 đi cách ly tập trung, nhận "cơn mưa lời khen" từ CĐM
Tối 6/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) chia sẻ một câu chuyện về người tài xế "bất đắc dĩ" thực hiện công tác chuyên chở các trường hợp F1 đi cách ly tập trung.
Theo đó, nội dung câu chuyện được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM chia sẻ như sau: Lúc 18 giờ chiều, sau cơn mưa tầm tã, tại một con hẻm đang tạm thời phong tỏa ở phường Tăng Nhơn Phú A, thành phố Thủ Đức (thuộc địa bàn quận 9 cũ), một chiếc xe cấp cứu đã đứng chờ, sẵn sàng chở các trường hợp F1 chuẩn bị đi cách ly tập trung.
Một điều đặc biệt, anh Khánh Hậu - người đang thực hiện nhiệm vụ lái xe lại là nhân viên y tế chuyên trách phòng chống dịch, công tác tại khoa Kiểm soát bệnh tật của Trung tâm Y tế quận 9 cũ.
Trung bình mỗi ngày tại mỗi phường, anh Hậu phải thực hiện từ 2-5 chuyến xe mới kịp đưa hết các trường hợp F1 đi cách ly. Ảnh: Yến Thư, Thủy Tiên/HCDC
Tại đây, anh Hậu vừa làm cán bộ chuyên trách vừa nắm được công tác phòng chống dịch nên khi làm tài xế bất đắc dĩ, Khánh Hậu phải tự làm tất cả từ vận chuyển đến khử khuẩn, ... nhằm hạn chế thêm nhân sự để làm việc khác.
Trong những ngày qua, TP.HCM ghi nhận thêm nhiều trường hợp nghi nhiễm. Để phục vụ xử lý truy vết, các địa điểm mở rộng giám sát các hộ gia đình, các khu vực xung quanh nơi người nghi nhiễm cư trú hoặc làm việc ngày càng nhiều, vì vậy trường hợp tiếp xúc với các ca nghi nhiễm cần đưa đi cách ly tập trung ngày càng tăng thêm.
Anh Hậu - người tài xế "bất đắc dĩ". Ảnh: Yến Thư, Thủy Tiên/HCDC
Anh Hậu cho biết: "Người đi cách ly tăng nhanh, các anh em tài xế cũng không kịp chở, thấy người dân phải chờ đợi lâu, anh em làm không kịp việc, tôi thì biết lái xe nên được Bệnh viện Trưng Vương hỗ trợ xe cấp cứu chống dịch, tôi nhận lái luôn. Hiện tôi đã thực hiện nhiệm vụ này được gần 1 tuần qua. 8 năm trong ngành, đây là lần đầu tiên tôi làm tài xế xe cấp cứu, công việc bất đắc dĩ nhưng đang trong thời gian chống dịch cấp bách, làm được việc gì mình làm hết".
Theo lời anh Hậu, từ lúc anh nhận xe đến nay, xe đã hoạt động liên tục mỗi ngày chạy gần hết một bình dầu. Hầu như 13 phường thuộc địa bàn quận 9 cũ đều có F1 cần được đưa đi cách ly tập trung. Trung bình mỗi ngày tại mỗi phường anh Hậu phải chở từ 2-5 chuyến thì mới kịp đưa hết các trường hợp F1 đi cách ly. Lần chở người đi cách ly đông nhất của anh Hậu chính là lúc nhận nhiệm vụ hộ tống 140 người ở công ty may Phong Phú đi cách ly trong đêm.
Các trường hợp F1 chuẩn bị đồ đi cách ly tập trung, tất cả đều mặc đồ bảo hộ. Ảnh: Yến Thư, Thủy Tiên/HCDC
Khánh Hậu tâm sự, công việc này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khó khăn, tốn thời gian, công sức vô cùng: "Có những trường hợp F1 phản đối, không chịu hợp tác đi cách ly tập trung, mình phải giải thích nhiều lần, rồi giải thích xong đã đồng ý, đến giờ đi cách ly lại đổi ý, không chịu đi. Có nhiều lúc phải nhờ đến lực lượng chức năng ở khu phố ra nói chuyện thì họ mới hợp tác".
Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều người dân hợp tác và chung tay chia sẻ khó khăn cùng ngành y tế. "Mấy hôm trước mình có chở các trường hợp F1 đi cách ly tập trung tại khu cách ly thuộc phường Long Thạnh Mỹ nhưng chẳng may lại hết phòng, liên hệ khu cách ly tại quận 2 và cũng được báo hết phòng. 12 người trên xe lúc đó phải đợi để chờ chuyển sang cách ly trong một hội trường lớn và chấp nhận ngủ tạm dưới đất để chờ thành phố kích hoạt khu cách ly tại Đại học văn hoá TP.HCM. Rồi có những khu cách ly mới mở chưa kịp có chiếu, có gối, người dân cũng chấp nhận vào ở chứ không kêu ca phàn nàn", anh Hậu kể.
Tạm gác lại bữa ăn chiều, chiếc xe cấp cứu do anh Hậu cầm lái lại bắt đầu lăn bánh. Anh Hậu sẽ hộ tống 21 trường hợp F1 đi cách ly tập trung trong nhiệm vụ chiều 6/6. Ảnh: Yến Thư, Thủy Tiên/HCDC
Với bộ đồ bảo hộ ướt mồ hôi, ánh mắt anh tài xế bất đắc dĩ toát lên vẻ tự hào: "Địa bàn quận 9 cũ của thành phố Thủ Đức đang thực hiện truy vết cực tốt. Hy vọng đợt dịch này sẽ nhanh chóng dập dịch được".
Trong nhiệm vụ 6/6, anh Hậu sẽ hộ tống 21 trường hợp F1 đi cách ly tập trung, chia làm 2 chuyến, tất cả đều đã mặc đồ bảo hộ.
Tạm gác lại bữa ăn chiều, chiếc xe cấp cứu do Khánh Hậu cầm lái lại bắt đầu lăn bánh, tiếng còi xe cấp cứu vang vọng, dự báo tiếp tục một đêm không ngủ của một tài xế bất đắc dĩ.
Ngay sau khi câu chuyện được chia sẻ, nhiều người đã có những bình luận, chia sẻ và động viên anh Khánh Hậu.
Nhiều bình luận cảm ơn và chia sẻ đến với anh Hậu. (Ảnh chụp màn hình)
"Trong lúc chúng ta ở nhà để giãn cách xã hội thì ở ngoài kia, đâu đó có những nhân viên y tế như anh Hậu, những con người đang ngày đêm ở tuyến đầu chống dịch bệnh. Vậy nên mọi người hãy ý thức việc giãn cách xã hội, trong trường hợp là diện F1 phải cách ly tập trung thì nên hợp tác với nhân viên y tế. Em xin gửi lời chúc sức khỏe đến anh Hậu và các anh chị y tế. Cầu chúc mọi người dân Việt Nam đoàn kết để vượt qua dịch bệnh", bạn Lê Tuyết Linh chia sẻ.
Lo lắng cho công việc cường độ cao của anh tài xế, bài khoản Trân Trân bày tỏ: "Anh vất vả quá rồi! Nếu không có thời gian ăn thì anh có thể ngậm socola trong miệng lúc lái xe để nạp chút năng lượng".
Đi chi viện trên Bắc Giang, nữ nhân viên y tế may mắn gặp được chú lái xe tốt bụng, hóa ra lại là vị Chủ tịch đình đám đang "trốn" vợ đi tình nguyện Trong những ngày hỗ trợ tại tâm dịch Bắc Giang, cô nhân viên y tế trẻ tuổi thoải mái trò chuyện với vị "tài xế" đưa đón mình hàng ngày mà không biết rằng ông thực chất là một doanh nhân đang "trốn" vợ để đi tình nguyện. Trước sự bùng phát dữ dội của dịch Covid-19, hàng loạt đoàn cán bộ y...