Phần mềm độc hại tấn công Android tăng mạnh
Trong năm 2011, các chuyên gia bảo mật đã phát hiện 82.000 loại malware khác nhau tấn công vào Android nhưng chỉ trong hai tuần đầu năm nay con số này là 360.000 mã độc.
Theo Kaspersky Lab, các phần mềm độc hại (malware) trên Android đang phát triển với một tốc độ đáng báo động, “Mã độc trên Android được phát hiện nhiều hơn mỗi ngày. Thời gian gần đây, chúng tôi đã phát hiện ra 3 nhà phát triển ứng dụng (có khả năng chỉ là cùng một người) với tên gọi Myournet, Kingmall2010, we20092020 đã cung cấp các phần mềm để tải về miễn phí trên Android Market, mà hầu hết ứng dụng đó đều chứa mã nguy hiểm”, Timothy Armstrong, chuyên gia bảo mật của Kaspersky Lab, cho biết.
Phần mềm độc hại đang gia tăng tốc độ tấn công vào Android.
Video đang HOT
Một số malware sử dụng cách tiếp cận cổng hậu để tấn công vào điện thoại hoặc máy tính bảng, kế tiếp chúng truy cập trái phép vào thiết bị trong đó có các thông tin cá nhân của người dùng như chi tiết tài khoản ngân hàng hoặc các hình ảnh cá nhân.
Một phương pháp tiếp cận khác của mã độc chuyên lấy cắp tài khoản là chúng sẽ tự động gửi đi từ điện thoại của người dùng một khối lượng lớn tin nhắn văn bản đến các số điện thoại tính phí. Chủ tài khoản phải trả hóa đơn với con số khổng lồ còn các hacker sẽ ung dung lấy được số tiền đó.
Bên cạnh đó, hacker còn sử dụng một số thủ thuật khác như cài đặt những công cụ tự động tải về và khởi động chương trình độc hại trên thiết bị của người dùng.
Theo VNExpress
Zeus - malware nguy hiểm đã có biến thể
Các nhà nghiên cứu cho biết sự kết hợp giữa Zeus với phần mềm độc hại (malware) đánh cắp tài khoản ngân hàng trực tuyến SpyEye đang được hình thành.
Theo các nhà nghiên cứu bảo mật, một đoạn mã nguy hiểm chuyên dùng để ăn cắp tiền từ các tài khoản ngân hàng trực tuyến đang được cập nhật thêm nhiều chức năng mới, sau khi mã nguồn của nó bị rò rỉ hồi đầu năm nay.
Malware Zeus đang đe dọa các ngân hàng. Nó có khả năng chặn các thông tin đăng nhập theo thời gian thực trên máy tính bị nhiễm và thực hiện các giao dịch ngay lập tức. Zeus cũng thường xuyên "qua mặt" các phần mềm chống virus.
Zeus vẫn còn được bọn tội phạm mạng sử dụng, nhưng có vẻ như không còn được phát triển. Mã nguồn của Zeus bị rò rỉ hồi tháng 3/2011 và các nhà nghiên cứu bảo mật nhận thấy rằng, nhiều chức năng của nó đã được kết hợp vào một loại malware tương tự có tên là SpyEye.
Người đồng sáng lập kiêm Giám đốc công nghệ Aviv Raff của Seculert cho biết, những cải tiến vào thời điểm này là tương đối nhỏ, chẳng hạn như các chỉnh sửa để đảm bảo rằng SpyEye có thể tránh được nhiều chương trình phần mềm bảo mật. Một cải tiến nhỏ khác là những nhà phát triển SpyEye đã làm cho các nhà nghiên cứu bảo mật khó khăn hơn trong việc theo dõi các máy chủ C&C (điều khiển và ra lệnh) đang lưu trữ những tập tin cấu hình của malware này.
Có nhiều mạng máy tính ma (botnet) sử dụng mã Zeus và SpyEye. Botnet mới nhất với nhiều cải tiến được mệnh danh là "Ice IX". Mã để chạy botnet này đang được bán với giá khoảng 1.800 USD, "một mức giá cạnh tranh" nhà phân tích malware Jorge Mieres của Kaspersky Lab viết, trong quá khứ SpyEye từng được bán với giá tới 10.000 USD.
Đầu tháng này, một nhà nghiên cứu bảo mật người Pháp tên là Xylitol đã tìm ra cách để loại bỏ cơ chế ngăn chặn những người không trả tiền cho SpyEye sử dụng nó. "SpyEye sử dụng VMProtect để ngăn cài đặt nó trên một thiết bị vật lý chuyên dụng" nhà phân tích Sean Bodmer của công ty bảo mật Damballa viết. Công việc của Xylitol giúp các nhà nghiên cứu bảo mật biết thêm thông tin về cách SpyEye được mã hoá, giúp họ phát triển những biện pháp chống lại nó.
Theo PCWorldVN
Google quyết tiêu diệt các tên miền con độc hại Hãng Google đã ra tay khóa các nhà cung cấp tên miền con nhằm tránh những nguồn phát tán phần mềm độc hại (malware) xuất hiện trong danh sách tìm kiếm. Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet) Hiện những nhà cung cấp nói trên đang lưu trữ hàng nghìn website chứa virus hoặc mã độc có thể gây hại đối với...