Phần mềm chuyên ‘tìm diệt’ các ứng dụng có nguồn gốc Trung Quốc
Chương trình có nhiệm vụ tìm và gỡ bỏ những phần mềm có xuất xứ từ Trung Quốc trên điện thoại Android nhanh chóng đạt hơn 1 triệu lượt tải sau 2 tuần lên Play Store.
“Remove China Apps” (Gỡ bỏ các ứng dụng Trung Quốc – RCA) có nhiệm vụ đúng như tên gọi của mình, được đăng lên gian phần mềm Play Store của Google từ ngày 17.5. Chương trình giúp người dùng xác định và gỡ bỏ những ứng dụng “Made in China” đang có mặt trên smartphone chạy Android của họ. Chỉ sau 2 tuần ra mắt, Remove China Apps đã đứng đầu trong danh mục Ứng dụng miễn phí trên Play Store vùng Ấn Độ.
Ứng dụng đang “gây bão” trên Play Store Ấn Độ nửa tháng qua
Theo AndroidAuthority, ứng dụng này đã có trên 1 triệu lượt tải về và cài đặt, chủ yếu đến từ Ấn Độ. Bản thân Remove China Apps cũng là một sản phẩm do startup có tên OneTouch AppLabs tại quốc gia này phát triển. Trong phần mô tả, nhà phát triển có ghi chương trình được tạo ra nhằm mục đích giáo dục, giúp xác định gốc gác quốc gia của một ứng dụng cụ thể trên máy.
Tuy nhiên thực tế chương trình này chỉ quét phần mềm của Trung Quốc sau đó hiển thị lựa chọn gỡ bỏ ngay từ giao diện của Remove China Apps. Nhóm phát triển sau đó đã chú thích thêm về việc phát hiện ứng dụng do Trung Quốc làm ra dựa trên nghiên cứu thị trường, nhưng họ không đảm bảo tính chính xác của thông tin.
Khi cài thử lên máy Google Pixel 3, chương trình nhanh chóng nhận diện phần mềm TikTok và Mi Remote – đều xuất xứ Trung Quốc. Tuy nhiên Remove China Apps lại không nhận ra được PUBG Mobile cũng là “đồng hương” với 2 phần mềm vừa nêu, dù game sinh tồn này do công ty Tencent Games của Trung Quốc sản xuất.
Video đang HOT
Người dùng cũng nhanh chóng nhận ra RCA không xác định được các ứng dụng cài đặt sẵn từ khi xuất xưởng trên smartphone Trung Quốc mà chỉ nhận diện những phần mềm do người dùng cài thêm vào sau đó (từ Play Store hoặc các nguồn khác).
Để sử dụng, người dùng chỉ cần cài đặt RCA vào máy và không cần tạo tài khoản. Dù vậy, chương trình vẫn thu thập một số hạng mục dữ liệu như phiên bản Android trên điện thoại, số lần nhấn vào các tính năng của ứng dụng, ngôn ngữ trên máy…
Google Play Store có quy định cấm các ứng dụng can thiệp lẫn nhau trên cùng một thiết bị. Như vậy, RCA có khả năng đã vi phạm chính sách này và có thể bị gỡ khỏi Play Store trong tương lai.
Ứng dụng chỉnh sửa video nổi tiếng VivaVideo bị cáo buộc chứa phần mềm gián điệp
Phần mềm gián điệp được nhà phát triển QuVideo Inc cài sẵn trong VivaVideo có khả năng thu thập vị trí, lịch sử tìm kiếm, thông tin cá nhân,... và truy cập từ xa vào thiết bị nạn nhân.
VivaVideo là một trong những ứng dụng chỉnh sửa video trên các thiết bị Android và iOS nổi tiếng nhất hiện nay. Với VivaVideo, chỉ với vài tháo tác đơn giản bạn có thể chèn những giai điệu âm nhạc hay hiệu ứng chỉnh sửa để video của mình thêm độc đáo.
Ước tính có khoảng hơn 150 triệu người sử dụng ứng dụng này trên toàn thế giới đến nay, và được xếp hạng là ứng dụng tạo video miễn phí và tốt nhất trên hơn 70 quốc gia.
VivaVideo là một trong những ứng dụng chỉnh sửa video phổ biến nhất hiện nay trên các thiết bị Android và iOS.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới đây từ công ty nghiên cứu bảo mật VPNpro, nhà phát triển đằng sau ứng dụng chỉnh sửa video VivaVideo là QuVideo Inc đã cài phần mềm gián điệp vào ứng dụng có ít nhất 50 triệu lượt cài đặt trên Google Play này.
Không những thế, VPNpro cũng tuyên bố rằng các ứng dụng từ nhà phát triển QuVideo Inc cũng gây ảnh hưởng tới hơn 100 triệu người dùng Android trên toàn thế giới.
Phần mềm gián điệp được nhà phát triển QuVideo Inc cài sẵn trong VivaVideo có khả năng thu thập vị trí, lịch sử tìm kiếm, thông tin cá nhân,...
VPNpro cho biết, phần mềm gián điệp được nhà phát triển QuVideo Inc cài sẵn trong VivaVideo sẽ yêu cầu người dùng cấp quyền truy cập vào một số khu vực khá nhạy cảm của hệ điều hành, từ đó thu thập nhiều thông tin quan trọng của người dùng như vị trí, lịch sử tìm kiếm, thông tin cá nhân,...và truy cập từ xa vào thiết bị nạn nhân.
Ngoài yêu cầu cấp các quyền truy cập thông thường, VivaVideo còn yêu cầu quyền truy cập vào GPS, từ đó gửi vị trí GPS người dùng ít nhất 14.000 lần một ngày, ngay cả khi ứng dụng không được mở.
Theo ước tính của VPNpro, đã có hơn 100 triệu người dùng Android trên toàn thế giới nhiễm phải phần mềm gián điệp được cài cắm sẵn trong các ứng dụng của nhà phát triển QuVideo Inc.
Có hơn 100 triệu người dùng Android trên toàn thế giới nhiễm phải phần mềm gián điệp được cài sẵn trong các ứng dụng của nhà phát triển QuVideo Inc.
Hiện tại, QuVideo Inc có ba ứng dụng trên kho ứng dụng Google Play, trong đó ứng dụng VivaVideo là một trong những ứng dụng chỉnh sửa video miễn phí phổ biến nhất trên Android.
Trước đó, vào năm 2017, Chính phủ Ấn Độ đã liệt kê VivaVideo vào danh sách 40 ứng dụng chứa phần mềm gián điệp và yêu cầu các nhân viên quân sự xóa ngay lập tức khỏi smartphone của họ.
Được biết, các ứng dụng do QuVideo phát triển cũng có sẵn trên kho ứng dụng App Store của Apple. Tuy nhiên, do kho ứng dụng này của Apple thuộc hệ điều hành đóng kín và việc cấp quyền truy cập cũng khác so với Android, cho nên không bị ảnh hưởng.
Cuối năm 2019, thống kê về các mối đe dọa bởi phần mềm độc hại đến smartphone của công ty RiskIQ (Mỹ) từng cho thấy, chợ ứng dụng Play Store của Google nằm trong top những kho ứng dụng nguy hiểm nhất khi xếp ở vị trí thứ 2 với 25.647 ứng dụng xấu (chỉ sau 9Game.com 61.669 phần mềm).
Trong khi đó, App Store lại không xuất hiện trong danh sách này. Điều này cũng cho thấy, Apple có đội ngũ đánh giá những ứng dụng chuyên sâu, loại bỏ hiệu quả phần mềm độc hại. "Apple Store như một pháo đài và hiếm khi có những ứng dụng nguy hiểm", đại diện RiskIQ cho biết.
Facebook xin lỗi vì ứng dụng iOS ngừng hoạt động Facebook đã thừa nhận sự cố khiến hàng loạt ứng dụng iOS không hoạt động và gửi lời xin lỗi, nhưng không đề cập chi tiết vấn đề. Theo thông báo trên blog, Facebook cho biết lỗi phát sinh khi cập nhật công cụ phát triển phần mềm (SDK). "Hôm qua, Facebook thử nghiệm bản cập nhật mới. Một thay đổi trong đó...