Phần lớn ngân hàng Việt kỳ vọng AI sẽ giúp ngăn chặn rửa tiền hiệu quả hơn
Theo khảo sát gần đây của Công ty phần mềm phân tích toàn cầu FICO, 95% các ngân hàng Việt Nam tin rằng AI ( trí tuệ nhân tạo) sẽ tăng cường các nỗ lực chống rửa tiền. Tuy nhiên cũng có nhiều người bày tỏ sự không chắc chắn làm thế nào để vận hành công nghệ tiên tiến này.
Ngược lại, khi được hỏi về hiệu quả của công nghệ cũ dựa trên các quy tắc (rule-based), 64% ngân hàng Việt Nam cho biết họ vẫn tin vào khả năng của các hệ thống tuân thủ chống rửa tiền ( AML) này, mặc dù 45% cho biết họ gặp phải những khó khăn đáng kể khi điều chỉnh chúng.
Cuộc khảo sát cho thấy, những thách thức chính đối với các giải pháp tuân thủ AML hiện có trong khu vực là: Khả năng đáp ứng các loại rủi ro tuân thủ mới trong các kênh và sản phẩm; khả năng cung cấp giải pháp tuân thủ tích hợp đầu cuối; cơ sở hạ tầng để cập nhật nhanh chóng với các thay đổi trong quy định.
Tại châu Á – Thái Bình Dương, các ngân hàng đa quốc gia thiên về sử dụng hệ thống AML của các nhà cung cấp giải pháp, trong khi việc sử dụng hệ thống tự phát triển phổ biến hơn với các ngân hàng trong nước.
Video đang HOT
Một trong những chỉ số hàng đầu thúc đẩy sự thay đổi trong chiến lược chống tội phạm tài chính là trải nghiệm của khách hàng. Hơn 2/5 số người được hỏi xếp việc này là một trong những cân nhắc hàng đầu của họ với 17% các ngân hàng châu Á – Thái Bình Dương xem đó là yếu tố chính đằng sau cách tiếp cận hiện tại và tương lai của họ.
Các ngân hàng bị thách thức bởi sự cần thiết phải có thêm thông tin để đối phó với tỷ lệ cảnh báo cao từ các hệ thống không hiệu quả, trong khi không làm phiền khách hàng với các câu hỏi xác minh không ngừng. Tiếp đến, các yếu tố cần cân nhắc xếp hạng thứ hai và thứ ba bởi các ngân hàng bao gồm, thiệt hại danh tiếng và tổn thất tài chính trực tiếp. Khi nói đến thách thức tội phạm tài chính, gần 1/2 số ngân hàng được khảo sát đã nêu vấn đề tốc độ phản ứng với các mối đe dọa mới, trong khi 1/3 tin rằng đạt được khả năng phát hiện chính xác vẫn là một thử thách quan trọng.
Giải pháp tuân thủ toàn diện của FICO kết hợp các kỹ thuật máy học tiên tiến được thiết kế để giải quyết những thách thức này bằng cách cải thiện đáng kể độ chính xác của các cảnh báo thông qua các mô hình phân tích nâng cao được cấp bằng sáng chế như phân cụm mềm và điểm nguy cơ có thể giúp các tổ chức tài chính vận hành AI trong các chiến lược tuân thủ hiện có của họ.
Tại Việt Nam, 96% ngân hàng cho biết, họ sẽ tiếp tục đầu tư tuân thủ trong năm tới và 27% có kế hoạch để tăng đáng kể khoản đầu tư này vào năm 2021.
Tiềm ẩn kẽ hở rủi ro hoạt động hệ thống ngân hàng Việt
Kẽ hở tiềm ẩn rủi ro này nằm ở các trụ sở chính của ngân hàng thương mại.
Ảnh minh họa.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2015/TT-NHNN ngày 20/3/2015 của Thống đốc NHNN hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 7/4/2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngành ngân hàng.
Trong đó, một điểm đáng chú ý là trụ sở chính của các tổ chức tín dụng (TCTD) sẽ là đối tượng giám sát thuộc trách nhiệm giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Theo NHNN, qua thời gian thực hiện trách nhiệm thanh tra, giám sát đối với các đối tượng thanh tra, giám sát theo phân công trách nhiệm, cơ quan quản lý đã nhận thấy có một số bất cập.
Cụ thể, quy định hiện hành về mạng lưới hoạt động của TCTD không bao gồm đơn vị trụ sở chính nhưng pháp luật hiện hành không cấm trụ sở chính hoạt động kinh doanh.
Hiện nay, trụ sở chính/bộ phận thuộc trụ sở chính của TCTD đang thực hiện hoạt động kinh doanh, bao gồm hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước và có xu hướng mở rộng hoạt động.
Hoạt động kinh doanh của trụ sở chính của các TCTD chưa được quy định rõ là đối tượng thanh tra của Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh (trừ quỹ tín dụng nhân dân); đồng thời, qua rà soát văn bản quy phạm pháp luật cũng như phân công chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (TTGSNH) cho thấy chưa có quy định cụ thể đơn vị nào trong Cơ quan TTGSNH có trách nhiệm thanh tra, giám sát đối với trụ sở chính/bộ phận thuộc Trụ sở chính của TCTD phát sinh hoạt động kinh doanh.
Hiện NHNN chi nhánh đang được giao kiểm tra, kiểm duyệt file báo cáo đơn vị Trụ sở chính của các TCTD trên địa bàn.
Theo NHNN, việc chưa có quy định cụ thể đơn vị nào (NHNN chi nhánh/đơn vị có liên quan trong Cơ quan TTGSNH) có trách nhiệm thanh tra, giám sát đối với Trụ sở chính/bộ phận thuộc trụ sở chính của TCTD phát sinh hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra kẽ hở trong hoạt động thanh tra, giám sát, có thể tạo rủi ro mất an toàn hoạt động đối với từng TCTD nói riêng và hệ thống các TCTD nói chung.
Do đó, NHNN cho rằng, việc ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2015/TT-NHNN để sửa đổi, bổ sung nội dung về phân công trách nhiệm thanh tra, giám sát đối với Trụ sở chính của TCTD là cần thiết và có cơ sở pháp lý.
"Room ngoại" tại ngân hàng Việt, những kỳ vọng mới Đã có những cuộc "hôn phối" mới giữa nhà đầu tư nước ngoài và ngân hàng nội địa, đồng thời cũng có những cuộc chia tay. Nhưng nhìn tổng thể, cánh cửa cho nhà đầu tư nước ngoài vẫn khá hẹp. Techcombank... đã "hết chỗ" cho nhà đầu tư ngoại Room ngoại còn lại hạn hẹp Tại một số ngân hàng, hiện room...