Phân loại và chăm sóc các loại cây cảnh bonsai đơn giản tại nhà
Cây cảnh bonsai được coi là một loại cây cảnh quý và được nhiều người chơi cây cảnh ưa chuộng. Cây cảnh bonsai là cây nhỏ, được cắt tỉa tạo hình bắt mắt và có thể được đặt để trang trí trong nhà hay ngoài sân vườn.
Cây cảnh bonsai có đặc trưng gì? Cùng xem cây cảnh bonsai được uốn và chăm sóc như nào thông qua bài viết dưới đây.
1. Đôi nét về cây cảnh bonsai:
Cây cảnh bonsai là cây được trồng trong chậu, khay, được cắt tỉa tạo dáng theo một phương pháp đặc biệt, mang đầy đủ những yếu tố thẩm mỹ và ấn tượng thiên nhiên sẵn có, hay nói một cách khác, Bonsai là một cây hay một nhóm cây trong thiên nhiên được thu nhỏ lại trong gang tấc nhưng vẫn mang nét cổ thụ, được trồng trong chậu, khay hay trên đá bằng một kỹ thuật và nghệ thuật riêng biệt.
Cây cảnh bonsai là kết quả của một quá trình lao động chuyên môn và nghệ thuật vất vả từ cắt tỉa, uốn nắn, chăm sóc với các nguyên tắc tạo hình, thẩm mỹ phù hợp để tạo nên một tác phẩm mang tính nghệ thuật cao. Cây cảnh bonsai với nghệ thuật thể hiện ở mức đơn giản vừa đủ song rất tinh tế, gợi ý về một điều gì đó hơn là khẳng định.
2. Các mẫu cây cảnh bonsai đẹp nhất:
- Cây cảnh bonsai mini: Ngày nay, cây cảnh bonsai mini được rất nhiều người săn đón vì ngoài việc trang trí nó còn mang lại nhiều ý nghĩa đặc biệt. Với nhiều hình dáng, thế đứng khác nhau được tạo ra từ bàn tay các nghệ nhân, mỗi loại cây bonsai sẽ mang lại sự may mắn, tiền tài, phong thuỷ, bình an,… Một số cây cảnh bonsai mini đẹp gợi ý cho bạn:
Cây bonsai Jupiter
Cây hoa đào bonsai mini
Cây cảnh bonsai mini
- Cây cảnh bonsai để bàn: Với cây bonsai để bàn đẹp bạn có thể vừa làm mới không gian làm việc, vừa làm không khí trong phòng tốt hơn. Một số loại cây cảnh bonsai để bàn phố biến:
Cây hoa mẫu đơn bonsai
Cây cần thăng bonsai
Cây ớt cảnh bonsai
3. Cách uốn cây cảnh bonsai:
- Thời điểm thích hợp: Thời điểm thích hợp để tạo dáng cho cây cảnh và cây bonsai là vào cuối hè hoặc là cuối tháng 7 đầu tháng 8. Đây là khoảng thời gian cây phát triển mạnh của cây cho ra nhiều chồi non và lá mới thích hợp, tốt cho việc uốn cây. Với những loại cây chảy nhiều nhựa như cây thông hay cây gỗ sam thì thời điểm thích hợp để uốn cây là vào cuối tháng 8 khi mà lượng nhựa lưu thông trong cây giảm đi. Với những loại cây rụng lá sớm, có khả năng chảy nhiều nhựa thì bạn không nên uốn cây vào đầu hoặc cuối mùa xuân vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
- Dụng cụ uốn cành và tạo dáng cho cây:
Kéo cắt tỉa: để cắt bỏ bớt lá, cắt bỏ những cành quá sát nhau gây khó khăn cho việc tạo dáng cho cây bởi trong bonsai nên tránh những cành cây song song, uốn về phía sau, gối lên nhau, đối xứng và cành rũ.
Dây uốn cành: thông thường sẽ sử dụng dây đồng hoặc dây kẽm để uốn. Ngoài ra có thể dùng loại dây vải để quấn, khi quấn nên tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp sẽ làm ảnh hưởng đến cây. Tuy nhiên nhược điểm khi quấn dây vải là dễ gây nấm mốc vào mùa mưa. Lưu ý tuyệt đối khôngndùng dây sắt vì theo thời gian dễ bị gỉ sét. Đối với một số loại cây lá kim, gỉ sét sẽ làm ảnh hưởng đến cây, gây độc và làm chết cây.
4. Cách chăm sóc cây cảnh bonsai:
- Cây bonsai của bạn phải được đặt ở nơi có ánh sáng tốt. Nếu không có đủ tia UV (tia tử ngoại), cây sẽ chết. Ban ngày, cây cần được giữ ấm ở nhiệt độ tối thiểu là 60 độ F. Ở điều kiện nhiệt độ như vậy cây mới có thể tái tạo được năng lượng và phát triển bình thường.
- Bạn nên thường xuyên phun sương cho lá cây và thay chậu cho cây khoảng hai năm một lần, và tốt nhất là thay vào mùa xuân. Khi sang chậu, bạn cần phải tỉa bớt rễ. Tùy thuộc vào kích cỡ của rễ, tỉa bớt từ 1/3 đến 2/3 tính từ đầu rễ.
- Chậu trồng cây bonsai nông hơn những chậu trồng cây trong nhà thông thường khác. Bởi vậy, nếu bạn muốn bón phân cho cây, bạn cần phải pha loãng phân sao cho phù hợp, nếu không thứ chất lỏng đó sẽ làm phỏng rễ cây. Cây bonsai cần được bón phân khoảng 3 tuần một lần – nhưng không nên bón phân cho cây vào mùa đông.
- Cây bonsai của bạn cần được cắt tỉa và uốn thường xuyên để giữ được dáng cây theo ý muốn. Bạn nên làm việc này vào mùa xuân – trước khi mùa cây cối bắt đầu phát triển, và sau đó làm thường xuyên trong suốt mùa xuân.
Ngắm cây mai chiếu thủy trăm tuổi, đại gia có tiền cũng không thể sở hữu
Cây mai chiếu thủy thuộc sở hữu của nghệ nhân Nguyễn Gia Thọ (Hà Nội) có tuổi đời lên tới hàng trăm năm, được mệnh danh là "siêu phẩm" trong giới cây cảnh.
Ngắm cây mai chiếu thủy trăm tuổi, đại gia có tiền cũng không thể sở hữu
Theo ông Vương Xuân Nguyên, chánh văn phòng Hội sinh vật cảnh Hà Nội, cây mai chiếu thủy của nghệ nhân Thọ hiện là một trong những siêu phẩm trong giới sinh vật cảnh bởi mức độ quý hiếm
Cây được tạo dáng theo thế bạt phong, khoe được lá và độ phô thân
Sở dĩ cây có tên là mai chiếu thủy là khi hoa nở, bông sẽ chiếu, rủ xuống đất tạo nên cảnh tượng tuyệt đẹp
Ông Nguyên tiết lộ, đây là lần đầu tiên cây được mang ra triển lãm, giới thiệu trước công chúng
"Mai chiếu thủy là bảo vật của nghệ nhân Thọ được doanh nhân Trần Công Cảnh, cháu cụ Trần Cao Vân kính biếu gia đình. Thế nên, nhà chỉ để lưu niệm, gìn giữ chứ nhất quyết không bán dù nhiều đại gia trả giá cao" - ông Nguyên nói
Theo định giá của giới sinh vật cảnh, cây mai chiếu thủy trăm tuổi hiện có giá lên tới tiền tỷ
Ngoài độ cổ thụ, "báu vật" nhà nghệ nhân Thọ còn sở hữu 9 tiêu chí vàng là phô thân - khoe lá - lộ căn - cổ - linh - tinh - tú - kỹ dăm - mịn tàn
Và cây có tán lá khá đẹp và xòe rộng
Nghệ thuật bonsai, thú chơi tao nhã Cây cảnh bonsai cổ điển cũng có 4 thế cơ bản là trực (thẳng đứng), hoành (ngang), khuynh (xiêu) và huyền (chúc xuống). Sam Ngọc Sam Núi Trắc Dây Tùng Bút Đỗ Quyên Duyên Tùng Hải Châu Linh Sam Ở Việt Nam, từ thời xa xưa, thú chơi cây cảnh nói chung và cây cảnh bonsai nói riêng đã trở thành một nét...